Ngân hàng chạy đua thoái vốn sở hữu chéo
Nhiều nhà băng liên tiếp thông báo bán vốn tại các ngân hàng khác để giảm sở hữu chéo.
Vietcombank sẽ bán cổ phiếu Eximbank và Eximbank cũng thoái vốn tại các ngân hàng khác
Trong tháng 10, Vietcombank sẽ có 2 cuộc bán đấu giá cổ phần lớn tại Eximbank và Ngân hàng MB. Cụ thể, ngân hàng này sẽ chào bán 53,4 triệu cổ phiếu của Ngân hàng MB (MBB) vào ngày 15.10. Với giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phiếu, nếu đấu giá thành công ước tính Vietcombank sẽ thu được ít nhất hơn 1.000 tỉ đồng. Sau thoái vốn, tỷ lệ sở hữu của ngân hàng này tại MBB giảm xuống còn 4,5%.
Và sau đó một tuần vào ngày 22.10, Vietcombank cũng tiếp tục bán đấu giá 45,6 triệu cổ phiếu của ngân hàng Eximbank (EIB) giá khởi điểm là 14.497 đồng/cổ phiếu. Mục đích của hai đợt đấu giá lớn này đều nhằm để Vietcombank giảm tỷ lệ sở hữu chéo ở ngân hàng khác xuống dưới 5%. Nếu đấu giá thành công 45,6 triệu cổ phiếu trên, Vietcombank sẽ thu được ít nhất 661 tỉ đồng và giảm tỷ lệ sở hữu tại Eximbank xuống dưới 5%.
Trước đó, Vietcombank cũng đã liên tiếp thoái vốn tại các ngân hàng khác như SaigonBank, Công ty Tài chính cổ phần Xi măng (CFC) và mới đây cũng đã thoái sạch vốn khỏi Ngân hàng Phương Đông – OCB.
Tương tự, một số ngân hàng khác thời gian gần đây cũng đẩy mạnh thoái vốn. Mới đây VietinBank công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thống nhất chủ trương bán toàn bộ hơn 15,1 triệu cổ phần, tương đương 4,91% vốn của Saigonbank. Trước đó, năm 2016, VietinBank đã bán gần 17 triệu cổ phần tương đương 5,48% vốn cổ phần Saigonbank với mức giá khởi điểm là 10.800 đồng/cổ phiếu; giảm sở hữu tại Saigonbank xuống 4,91% như hiện nay.
Hay Eximbank từ cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 cũng đã thoái vốn tại Sacombank thông qua bán cổ phiếu trên sàn và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn dưới 5%.
Động thái thoái vốn khỏi các ngân hàng khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 36/2014 của Ngân hàng Nhà nước, quy định các tổ chức tín dụng không được sở hữu quá 5% cổ phần tại đơn vị cùng ngành khác.
Video đang HOT
Ngoài việc giảm sở hữu chéo theo quy định, các ngân hàng cũng thu lợi nhuận lớn từ việc thoái vốn này. Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bản Việt, các khoản thu từ thoái vốn khỏi OCB, Vietnam Airlines, Eximbank và MBBank sẽ đóng góp tăng trưởng 16% với khoản lợi nhuận tổng cộng là 1.600 tỉ đồng sẽ được ghi nhận vào thu nhập ngoài lãi trong năm 2018. Hay lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay của Eximbank cũng tăng mạnh nhờ bán cổ phiếu tại Sacombank, lên mức 921 tỉ đồng trước thuế, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước..
Gia Khiêm
Theo thanhnien.vn
Nhiều nhà băng liên tiếp thông báo bán vốn tại các ngân hàng khác để giảm sở hữu chéo.
Vietcombank sẽ bán cổ phiếu Eximbank và Eximbank cũng thoái vốn tại các ngân hàng khác
GIA KHIÊM
Trong tháng 10, Vietcombank sẽ có 2 cuộc bán đấu giá cổ phần lớn tại Eximbank và Ngân hàng MB. Cụ thể, ngân hàng này sẽ chào bán 53,4 triệu cổ phiếu của Ngân hàng MB (MBB) vào ngày 15.10. Với giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phiếu, nếu đấu giá thành công ước tính Vietcombank sẽ thu được ít nhất hơn 1.000 tỉ đồng. Sau thoái vốn, tỷ lệ sở hữu của ngân hàng này tại MBB giảm xuống còn 4,5%.
TIN LIÊN QUAN
Eximbank kiếm lời hàng trăm tỉ đồng từ thoái vốn khỏi SacombankVà sau đó một tuần vào ngày 22.10, Vietcombank cũng tiếp tục bán đấu giá 45,6 triệu cổ phiếu của ngân hàng Eximbank (EIB) giá khởi điểm là 14.497 đồng/cổ phiếu. Mục đích của hai đợt đấu giá lớn này đều nhằm để Vietcombank giảm tỷ lệ sở hữu chéo ở ngân hàng khác xuống dưới 5%. Nếu đấu giá thành công 45,6 triệu cổ phiếu trên, Vietcombank sẽ thu được ít nhất 661 tỉ đồng và giảm tỷ lệ sở hữu tại Eximbank xuống dưới 5%.
Trước đó, Vietcombank cũng đã liên tiếp thoái vốn tại các ngân hàng khác như SaigonBank, Công ty Tài chính cổ phần Xi măng (CFC) và mới đây cũng đã thoái sạch vốn khỏi Ngân hàng Phương Đông – OCB.
Tương tự, một số ngân hàng khác thời gian gần đây cũng đẩy mạnh thoái vốn. Mới đây VietinBank công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thống nhất chủ trương bán toàn bộ hơn 15,1 triệu cổ phần, tương đương 4,91% vốn của Saigonbank. Trước đó, năm 2016, VietinBank đã bán gần 17 triệu cổ phần tương đương 5,48% vốn cổ phần Saigonbank với mức giá khởi điểm là 10.800 đồng/cổ phiếu; giảm sở hữu tại Saigonbank xuống 4,91% như hiện nay.
Hay Eximbank từ cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 cũng đã thoái vốn tại Sacombank thông qua bán cổ phiếu trên sàn và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn dưới 5%.
TIN LIÊN QUAN
Dọn dẹp 786.000 tỉ đồng ‘cục máu đông’ nợ xấuNhiều ‘ông lớn’ ngân hàng sa lầy trong đầu tư tài chínhVietcombank bán cổ phần Tổng công ty hàng không Việt Nam
Động thái thoái vốn khỏi các ngân hàng khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 36/2014 của Ngân hàng Nhà nước, quy định các tổ chức tín dụng không được sở hữu quá 5% cổ phần tại đơn vị cùng ngành khác.
Ngoài việc giảm sở hữu chéo theo quy định, các ngân hàng cũng thu lợi nhuận lớn từ việc thoái vốn này. Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bản Việt, các khoản thu từ thoái vốn khỏi OCB, Vietnam Airlines, Eximbank và MBBank sẽ đóng góp tăng trưởng 16% với khoản lợi nhuận tổng cộng là 1.600 tỉ đồng sẽ được ghi nhận vào thu nhập ngoài lãi trong năm 2018. Hay lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay của Eximbank cũng tăng mạnh nhờ bán cổ phiếu tại Sacombank, lên mức 921 tỉ đồng trước thuế, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước..
Chào giá cao, MobiFone chưa bán được cổ phiếu TPBank
Giá TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong giao dịch trên sàn thấp hơn giá khởi điểm mà MobiFone đưa ra.
MobiFone chưa thoái được vốn tại ngân hàng Tiên Phong
Theo báo cáo từ Tổng công ty viễn thông MobiFone, công ty này vẫn chưa bán được cổ phiếu nào trong tổng số hơn 5,5 triệu cổ phiếu TPB trong quý 3 vừa qua như công bố trước đó.
Nguyên nhân không bán được do tình hình thị trường chứng khoán biến động không thuận lợi dẫn đến giá cổ phiếu TPB dao động từ 23.900 - 27.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn mức giá khởi điểm 29.510 đồng/cổ phiếu do MobiFone chào bán. Do đó nhà mạng này chưa thực hiện thoái vốn được tại Ngân hàng Tiên Phong.
Số cổ phiếu mà MobiFone đang sở hữu tại Ngân hàng Tiên Phong chiếm tỷ lệ 0,95% vốn điều lệ. Tại mức giá 29.510 đồng, toàn bộ cổ phiếu TPB của MobiFone có giá trị gần 164 tỉ đồng. Trong khi đó, giá trị khoản đầu tư của nhà mạng ban đầu ở TPB là gần 48,6 tỉ đồng.
Trước đây nhà mạng này nhiều lần rao bán cổ phiếu Ngân hàng Tiên Phong nhưng đều bị "ế". Cụ thể, đầu năm 2016, MobiFone rao bán lô cổ phiếu TPB với giá thấp hơn mệnh giá nhưng không có người mua. Đến tháng 2 năm nay, doanh nghiệp viễn thông tiếp tục rao bán toàn bộ hơn 5,5 triệu cổ phiếu TPB với giá khởi điểm 12.800 đồng/cổ phần nhưng tạm dừng vì chờ làm rõ tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư ngoại tại ngân hàng này. Nếu bán lúc đó nhà mạng sẽ bị "hớ" nặng khi so với giá chào bán hiện nay.
Trong khi đó đầu năm nay, MobiFone đã bán toàn bộ hơn 33,42 triệu cổ phần tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chỉ với giá 9.978 đồng, thu về gần 334 tỉ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay 4.10, cổ phiếu TBP đóng cửa ở giá 27.000 đồng.
Anh Vũ
Theo thanhnien.vn
Tháng 9, thu hơn 205 tỷ đồng đấu giá cổ phần qua HNX Tháng 9-2018, 4 phiên đấu giá cổ phần đã diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Tổng số cổ phần trúng giá đạt 13,9 triệu cổ phần, tổng số tiền thu được là hơn 205 tỷ đồng. Trong đó, có 3 phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công...