Ngân hàng chật vật phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu
Để tất toán được trái phiếu VAMC (các khoản nợ bán cho Công ty Quản lý Tài sản – VAMC), các ngân hàng ồ ạt phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu, nhưng gặp khó.
Hàng loạt tài sản được phát mãi
Ngân hàng Sacombank vừa thông báo đấu giá các tài sản vào cuối tháng 7 để xử lý những khoản nợ xấu. Theo đó, Sacombank sẽ thực hiện đấu giá lần thứ 10 quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại 41 – 45 đường 281 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TP.HCM của ông Trầm Phong Xuân và bà Kiên Thị Kiều.
Tài sản có khuôn viên hơn 615 m2, diện tích xây dựng hơn 393 m2, diện tích sử dụng hơn 4.030 m2. Tài sản này trước đây là Khách sạn Ngân Kiều và mức giá đấu khởi điểm là 122 tỷ đồng.
Cũng cuối tháng 7/2020, Sacombank đấu giá lần thứ 10 quyền sử dụng đất diện tích 6.878 m2 tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM do ông Vương Thoại Nguyên sở hữu quyền sử dụng. Mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước và giá khởi điểm là 28 tỷ đồng.
Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng đang rao bán trực tiếp 7 tài sản là bất động sản có giá trị thấp nhất từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng. Trong số này, một tài sản hiện được SCB rao bán với giá 830 tỷ đồng là kho Phước Sơn tại TP. Thuận An (Bình Dương).
Nhiều tài sản khác là nhà ở dân cư và quyền sử dụng đất cũng đang được SCB rao bán với giá rao bán từ thấp nhất 2,2 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng này cũng đang rao bán nhiều khoản nợ gắn kèm với tài sản thế chấp là nhà ở, quyền sử dụng đất với giá rao bán từ thấp nhất hơn 7 tỷ đồng đến cao nhất 35 tỷ đồng.
Ngân hàng LienVietPostBank trong thời gian gần đây cũng rao bán nhiều khoản nợ và đấu giá tài sản thế chấp cho khoản vay với giá rao bán từ vài trăm triệu đồng đến hàng trăm tỷ đồng.
Đáng chú ý trong số này là quyền thu phí phát sinh tại dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (giai đoạn 1), theo hình thức BOT. Theo đó, chỉ tính đến đầu tháng 4/2019, khoản nợ này có dư nợ gốc là hơn 435 tỷ đồng và lãi quá hạn trên 21,9 tỷ đồng.
Mới đây, Ngân hàng BIDV thông báo chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên.
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton Node (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Toàn bộ số nợ gốc, tiền lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá (tính đến ngày 29/3) là 4.063 tỷ đồng.
Trong khoảng thời gian này, BIDV tiếp tục đấu giá một khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ là 512 ty đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ là nhiều bất động sản của doanh nghiệp tại TP.HCM, Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang).
Video đang HOT
Ngân hàng ViettinBank vừa thông báo bán nhiều tài sản bảo đảm với giá cao nhất lên gần 200 tỷ đồng. Đồng thời, ViettinBank cũng thông báo bán tài sản bảo đảm gồm 30 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với diện tích đất hơn 5 ha tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cùng nhiều tài sản khác để xử lý 105 tỷ đồng dư nợ của Công ty cổ phần Thép Việt Thái.
Nhà băng này trước đó đã rao bán quyền sử dụng đất với diện tích 2 ha thuộc Khu công nghiệp hậu cần cảng Tam Hiệp (tỉnh Quảng Nam) với giá 10 tỷ đồng…
Cũng trong tháng 7, quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 521 m2 tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã được VietinBank thông báo bán đấu giá với tổng mức giá khởi điểm gần 12 tỷ đồng.
Làm sạch nợ xấu ngoại bảng
Mặc dù các ngân hàng ra sức phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu, tất toán trái phiếu VAMC để làm sạch nợ xấu ngoại bảng, nhưng theo lãnh đạo các nhà băng, trong bối cảnh hiện nay khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa kết thúc, việc bán tài sản thu hồi nợ không dễ.
Trong tổng số tài sản được Sacombank rao bán, có một số tài sản mà ngân hàng này phải thực hiện đấu giá đến 22 – 25 lần vẫn chưa bán được, chẳng hạn phiên đấu giá lần thứ 22 quyền sử dụng đất 52.976 m2 tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM thuộc sở hữu Công ty TNHH Xây dựng Tiến Thắng. Giá khởi điểm 397,5 tỷ đồng.
Một tài sản khác được Sacombank công bố bán đấu giá lần thứ 25 với giá khởi điểm 355 tỳ đồng là quyền sử dụng đất tại 245/61B Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM có diện tích 6.327 m2 thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Tân Phong.
Ngoài ra, còn có một tài sản khác có giá khởi điểm 400,35 tỷ đồng cũng được đem ra đấu giá lần thứ 24 là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền trên đất diện tích 6.382 m2 tại 36/70 đường D2, phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đồng thời, một trong những tài sản thế chấp lớn mà Sacombank đang muốn bán lại bị vướng lại đó là bất động sản Khu công nghiệp Phong Phú. Sacombank cho biết, Ngân hàng nhiều lần bán đấu giá tài sản này (bao gồm khu đô thị, khu công nghiệp), nhưng trong quá trình triển khai bất động sản này cũng có những tồn tại. Vì thế, đợt rồi UBND TP.HCM yêu cầu Sacombank tạm dừng phát mãi để xem xét lại, nên Ngân hàng đang đợt ý kiến của UBND TP.HCM để có thể phát mãi tài sản trở lại.
Tổng giám đốc Sacombank bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho hay, đến nay Ngân hàng còn nắm giữ hơn 25.000 ty đong trái phiếu VAMC và đang nỗ lực xử lý, thu hồi nợ xấu để hoàn nhập dự phòng.
Theo kế hoạch năm nay, Sacombank đặt mục tiêu xử lý 11.000 tỷ đồng nợ xấu. 5 tháng đầu năm, Sacombank đã đấu giá thành công 9.700 tỷ đồng và con số thực thu đến thời điểm này là 1.800 tỷ đồng, thì chắc chắn từ nay đến cuối năm sẽ đạt mục tiêu đề ra xử lý 11.000 tỷ đồng.
Hiện SCB còn nắm giữ hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC, song đã trích dự phòng hơn 40%. Quỹ dự phòng của SCB đã lên đến trên 14.000 tỷ đồng, nên vẫn đang nỗ lực xử lý nợ xấu để sớm hoàn nhập dự phòng sau khi kết thúc quá trình tái cấu trúc, xử lý hết nợ xấu.
ViettinBank, BIDV nhiều ngân khác cũng đang miệt mài bán nợ, phát mãi tài sản, trong đó nhiều tài sản rao bán nhiều lần vẫn không tìm được người mua.
Đơn cử, BIDV chi nhánh Gia Định cũng tiến hành rao bán 65 căn hộ tại chung cư Kỷ Nguyên ( The Era Town), 15B đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Giá bán khởi điểm BIDV đưa ra dao động từ 2,1 – 5,5 tỷ đồng/căn.
Việc các ngân hàng ồ ạt rao bán đất ở và bất động sản nhằm thu hồi khoản nợ được đánh giá là cơ hội khi thị trường tăng cung, nhất là khi mức giá mà các ngân hàng đưa ra thường được nhìn nhận là khá hấp dẫn so với mặt bằng giá thị trường.
Tuy nhiên, theo nhận định của một Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, việc mua lại nhà ở, bất động sản là tài sản thế chấp khoản vay từ các ngân hàng không đơn giản do đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc giải chấp, định giá tài sản đến sự đồng thuận của chủ tài sản cũng như các cơ sở pháp lý về quyền mua và quyền bán của ngân hàng nên người mua cần thận trọng.
ĐHĐCĐ SHB: Chia cổ tức 10%, chuyển sàn sang HoSE
Kế hoạch cổ tức và chuyển sàn niêm yết cổ phiếu là những nội dung đáng chú ý ở ĐHĐCĐ SHB đang diễn ra tại Hà Nội.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của SHB.
Chiều nay (15/6), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020.
Báo cáo tại đại hội, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, năm 2019, ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch do ĐHĐCĐ giao như tài sản, dư nợ, huy động vốn, lợi nhuận,...
Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản hợp nhất SHB đạt 365,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12,9% so với cuối năm 2018; vốn huy động thị trường 1 đạt 289,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,66%; tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đến cuối năm 2019 đạt 265,16 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cuối năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 3.026 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch năm.
Cũng trong năm qua, SHB đã đạt tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II với CAR đến cuối năm đạt 9,07%, cao hơn so với quy định của NHNN.
Lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết, trong năm 2019, SHB đã trích lập 4.232 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC và thực hiện tất toán trước hạn toàn bộ 5.773 tỷ đồng trái phiếu VAMC được NHNN gia hạn đến 2024.
Nhờ đó, SHB đã đủ điều kiện được chia cổ tức và hoàn thành việc chia cổ tức năm 2017 và 2018 cho cổ đông.
Về chất lượng tín dụng, ngân hàng đã xử lý, thu hồi bằng tiền 2.708 tỷ đồng các khoản nợ xấu cho vay khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng trên tổng dư nợ giảm xuống còn 1,91%.
SHB cũng đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công, lên 17.558 tỷ đồng qua phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu (bao gồm chi trả cổ tức và phát hành ra công chúng).
Đây là một trong những cơ sở để SHB tiếp tục duy trì tốc độ phát triển quy mô kinh doanh song song với việc cơ bản hoàn tất đầy đủ các trụ cột của Basel II.
Kế hoạch lợi nhuận 3.268 tỷ đồng, chia cổ tức 10%, chuyển sàn sang HoSE
Sang năm 2020, lãnh đạo SHB cho rằng, ngành ngân hàng nói chung và SHB nói riêng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch Covid-19, do đó, nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.
Các tỷ lệ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như của SHB sẽ có xu hướng thắt chặt theo lộ trình để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn, nên tăng trưởng tín dụng hiện nay phụ thuộc vào chất lượng tài sản và mức độ đáp ứng các yêu cầu về an toàn hoạt động.
Theo đó, trong năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 408.448 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2019; huy động vốn tăng 16% đạt 334.636 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% đạt 306.122 tỷ; lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ kiểm soát ở mức dưới 3%.
Dự kiến trong năm nay, ngân hàng sẽ thu hồi 6.081 tỷ đồng nợ xấu, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC. Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu nhập thuần dự kiến đạt từ 10%-12%.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, HĐQT SHB trình cổ đông phương án chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó dự kiến sẽ tăng lên 19.313 tỷ đồng.
SHB dự kiến sẽ thoái vốn tại Công ty Tài chính SHB FC cho đối tác chiến lược nước ngoài. Việc thoái vốn dự kiến sẽ đem lại cho ngân hàng nguồn thặng dư vốn đáng kể.
Cũng tại đại hội lần này, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu của SHB sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE), ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm chuyển đăng ký niêm yết, lựa chọn đơn vị tư vấn,...
Điều chỉnh cơ cấu nhân sự
Tại đại hội, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Đỗ Quang Huy vì lý do cá nhân của ông Huy; miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát (BKS) đối với bà Nguyễn Thị Hoạt và ông Nguyễn Hữu Đức và điều chỉnh cơ cấu của BKS. 3 thành viên của BKS mới sẽ là ông Phạm Hòa Bình, bà Lê Thanh Cẩm, bà Phạm Thị Bích Hồng.
Để đảm bảo cơ cấu thành viên HĐQT, SHB cũng tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022, thay thế cho ông Đỗ Quang Huy. Theo đó, bà Nguyễn Thị Hoạt được HĐQT SHB giới thiệu vào vị trí này.
Dịch COVID-19: Ngân hàng chật vật phát mãi nợ xấu bất động sản Nhiều ngân hàng đua nhau phát mãi các dự án căn hộ, đất nền với giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng để thu hồi nợ, tuy nhiên không dễ tìm được người mua khi dịch COVID-19 kéo dài, việc bán bất động sản thế chấp gần như "đứng hình". Đua nhau rao bán nợ xấu bất động sản Ngân hàng Đầu...