Ngân hàng cắt giảm hàng loạt phí giao dịch
Các loại phí dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng được các ngân hàng cắt giảm trong thời gian qua. Tiêu biểu như phí chuyển tiền, phí xác nhận cam kết thanh toán, phí liên quan đến cho vay như như phí tư vấn, thu xếp…
Ảnh minh hoạ
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Cải cách hành chính và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 19 và nghị quyết 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) ngành ngân hàng do Ngân hàng nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 18/10.
Theo đó, ngân hàng BIDV, giai đoạn 2016-2018 đã giảm hoặc miễn phí 9 loại phí, gồm: giảm phí chuyển tiền, miễn phí đăng ký sử dụng dịch vụ, miễn phí thường niên cho tất cả các dịch vụ BIDV online, BIDV Business, BIDV Bank Plus, BIDV Smartbanking, bỏ nhiều loại phí đăng ký dịch vụ/chấm dứt sử dụng dịch vụ…
Ngân hàng MB bank cắt giảm 16 loại phí, gồm: 3 loại phí xác nhận cam kết thanh toán, 5 loại phạt liên quan đến thực hiện cam kết, 6 loại phí liên quan đến TSBĐ, 2 loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. Giảm 2 loại phí kiều hối; cắt giảm các loại phí liên quan đến thẻ; điều chỉnh giảm 50% thay cho 30% đối với phân khúc khách hàng Super VIP khi giao dịch chuyển khoản khác hệ thống đối với khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng DN lược bỏ phí chuyển khoản khác hệ thống qua thanh toán bù trừ điện tử.
Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) thực hiện Chương trình Zero fee (miễn phí 100%) cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong chuyển tiền. Số tiền miễn phí chuyển tiền giá trị cho người dân, doanh nghiệp tương ứng hơn 100 tỷ đồng.
Ngân hàng OCB định kỳ 3 tháng/lần rà soát biểu phí theo hướng phù hợp với xu hướng chung và đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.
Video đang HOT
Đối với việc loại bỏ phí không hợp lý liên quan đến hoạt động cho vay: BIDV đã cắt giảm các loại phí như Phí tư vấn/thu xếp/thẩm định dự án; bỏ phí duy trì hạn mức, điều chỉnh tăng hạn mức, gia hạn hạn mức; không áp dụng các loại phí như: quản lý tài sản đảm bảo, phí chậm rút vốn, phí hủy rút vốn, phí cơ cấu nợ, phí rút vượt số tiền cam kết… Đồng thời, ngừng thu phí phát hành cam kết tín dụng cho khách hàng và phí cam kết cấp tín dụng/phát hành hợp đồng tín dụng bằng tiếng nước ngoài.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, việc cắt giảm các loại phí trên nằm trong chương trình cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) nhằm góp phần trong quá trình cải thiện môi trường kinh doanh.
“Dù cắt giảm ĐKKD đạt kết quả nhưng vẫn còn nhiều việc phải triển khai để xoá bỏ thủ tục thông tin giữa hệ thống ngân hàng và DN. Nhiều DN phàn nàn về việc tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại tập trung vào giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vay vốn”, ông Tú nhấn mạnh.
Lãnh đạo NHNN yêu cầu, thời gian tới, các ngân hàng thương mại (NHTM) lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, tập trung vào tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có. Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.
NHTM cần chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh theo mô hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng. Nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế.
“Các NHTM cần hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam. Hoàn thiện, áp dụng các chuẩn mực quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt”, lãnh đạo NHNN yêu cầu.
Theo Tiền Phong
Vietcombank khai trương Ngân hàng 100% vốn tại Lào
Chiều 19-10, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khai trương Vietcombank tại Thủ đô Vientine - Lào với vốn điều lệ ban đầu 80 triệu USD.
Lễ cắt băng khai trương VCB Lào chiều 19-10.
Tham dự lễ khai trương có Quyền Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào Sonexay Sitphaxay, Thứ trưởng Bộ Công thương Lào Bounmy Manivong, đại diện các cơ quan hữu quan của Lào, các khách hàng tiềm năng của Vietcombank Lào (VCB Lào). Phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam. Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng cùng tham dự.
Khẳng định quyết tâm để VCB Lào hoạt động hiệu quả tại Lào, Chủ tịch Hội đồng quản trị VCB Lào Phạm Mạnh Thắng cho biết: trên cơ sở mục tiêu Vietcombank trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, việc mở rộng hiện diện kinh doanh tại nước ngoài của Vietcombank là bước đi chiến lược cần thực hiện.
Nhận định thị trường tài chính Lào hiện nay nhiều tiềm năng, thị trường vốn đã bắt đầu định hình và thị trường chứng khoán vừa chính thức hoạt động, Vietcombank mở ngân hàng con 100% vốn do xác định Lào là thị trường hoạt động chiến lược quan trọng trong phát triển kinh doanh ở khu vực Đông - Nam Á. Lào cũng là thị trường nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang là bạn hàng thân thiết của Vietcombank đầu tư và kinh doanh tại đây.
Quyền Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào Sonexay Siphaxay đánh giá cao việc Vietcombank, một ngân hàng lớn và có uy tín tại Việt Nam mở công ty con tại Lào; cho rằng việc mở ngân hàng con tại Lào, Vietcombank sẽ góp một phần vào sự nghiệp xây dựng kinh tế, xã hội của Lào cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam với Lào.
Có thể thấy đây là bước đi đầu tiên thâm nhập thị trường tài chính ngân hàng khu vực bởi đây là một thị trường có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, gần gũi về địa lý và giao thông, có cộng đồng người Việt Nam đông đảo. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của VCB Lào với kỳ vọng trong tương lai sẽ là địa chỉ ngân hàng tốt nhất, được khách hàng tin cậy với những sản phẩm, dịch vụ đa tiện ích, chất lượng vượt trội và văn minh giao dịch cởi mở, thân thiện.
Tại Lào, VCB Lào tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Lào trong đó tập trung chính cả các dự án đã được cấp phép cũng như đang trong giai đoạn xin cấp phép, ngoài ra còn có các doanh nghiệp Nhà nước của Lào.
Theo số liệu thống kê của VCB Lào, tính đến hết tháng 9 , sau ba tháng hoạt động, Vietcombank Lào đã đạt doanh thu hơn 1 triệu USD, thiết lập được quan hệ hợp tác với gần 150 khách hàng trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Lào như Petro Vietnam, PVOIl Lào, Vietnam Airlines chi nhánh Lào, Star Telecom, Công ty Dầu Tiếng Việt Lào... VCB Lào hoạt động dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại của Ngân hàng mẹ nhằm tiến tới các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hệ thống quản lý rủi ro, giám sát hoạt động chặt chẽ. VCB Lào đã đầu tư hệ thống phần mềm Corebanking và hệ thống phần cứng, server đi kèm hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn mới khi kết nối với hệ thống Ngân hàng CHDCND Lào và hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong khuôn khổ buổi lễ khai trương, diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa VCB Lào và Chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại Lào (Vietnam Airlines Lào). Theo thỏa thuận được ký kết, VCB Lào là đơn vị cung cấp cho Vietnam Airlines Lào toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, đáp ứng nhu cầu quản lý của Vietnam Airlines với cam kết sẽ mang lại chất lượng dịch vụ cao nhất và cạnh tranh nhất trong quá trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho Vietnam Airlines Lào.
Theo Bộ Kế hoạch và ầu tư Việt Nam, đến hết năm 2017, có 276 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào với tổng vốn đăng ký khoảng 5 tỷ USD, đứng vị trí thứ ba trong số các nhà đầu tư tại Lào; tổng vốn thực hiện lũy kế đạt hơn 1,6 tỷ USD, chiếm 32,5%. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, đóng góp nhiều mặt về kinh tế - xã hội, được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao. Ngoài ra, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt hơn 935 triệu USD, tăng gần 13,6% so năm 2016. Hai nước đang phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 tăng 10% so với năm 2017.
Cùng với Sacombank, Vietinbank, BIDV, SHB, Vietcombank là ngân hàng Việt Nam thứ 5 có mặt tại Lào, tuy nhiên đây là ngân hàng có vốn điều lệ ban đầu cao nhất, ở mức 80 triệu USD.
Hiện Vietcombank đã mở Văn phòng đại diện tại Singapore, Công ty tài chính tại Hồng Công (Trung Quốc), Công ty chuyển tiền tại Mỹ và đây là lần đầu tiên Vietcombank thành lập ngân hàng con tại nước ngoài. Theo kế hoạch, sắp tới Vietcombank sẽ mở Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ và mở chi nhánh tại Australia.
XUÂN SƠN - PHẠM GIANG (Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào) - HỒNG ANH
Thị trường bất lợi, ngân hàng khó thoái vốn để giảm sở hữu chéo Dù các ngân hàng đang cấp tập thoái vốn nhằm đáp ứng quy định về sở hữu chéo nhưng với việc thị trường đi xuống thời gian gần đây đang cản trở quá trình này. Cổ phiếu tốt vẫn ế ẩm Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo sẽ không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Ngân...