Ngân hàng cấp tập báo lãi nghìn tỷ
Câu lạc bộ ngân hàng cán đích lợi nhuận nhiều nghìn tỷ đồng tiếp tục gọi tên hàng loạt gương mặt cũ, mới như Vietcombank,Techcombank, BIDV, VPBank, MB, HDBank… Theo đó, năm 2019 hiệu quả kinh doanh của nhiều “ông lớn” đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Hoạt động nghiệp vụ tại BaoVietBank. Ảnh: Việt Linh
Những gương mặt cũ – mới
Đến thời điểm này, câu lạc bộ các ngân hàng cán đích lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng đã gọi tên lần lượt các ngân hàng gồm: Vietcombank, Techcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, VPBank và MB. Ngoài ra, một số ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay như HDBank với mức lãi hơn 5.000 tỷ đồng.
Đứng đầu về lợi nhuận trước thuế năm 2019 trong nhóm này là Vietcombank với con số vượt mốc 1 tỷ USD. Vị trí Á quân thuộc về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với lợi nhuận trước thuế đạt 12,8 nghìn tỷ, tăng 31,5% so với 2018 và thu nhập hoạt động đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, nối tiếp chuỗi tăng trưởng doanh thu 17 quý liên tiếp. VietinBank năm 2019 đứng thứ 3 với lợi nhuận riêng lẻ 11.500 tỷ đồng, tăng 83%. Xếp vị trí thứ 3 và thứ 4 là Agribank, BIDV với mức báo lãi trước thuế lần lượt hơn 11.000 tỷ đồng và 10.800 tỷ đồng.
Sau đó là VPBank với mức lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong năm 2019 đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.334 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018. Ngân hàng Quân đội (MB) lấy lại phong độ khi bước chân vào nhóm ngân hàng lãi khủng với lợi nhuận trước thuế vượt 10.036 tỷ đồng.
Góp mặt trong nhóm ngân hàng lãi lớn còn có tên Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank). Theo báo cáo tài chính quý IV/2019 ngân hàng này vừa công bố, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40,1% so với cùng kỳ, qua đó đưa lợi nhuận trước thuế năm 2019 lên mức 5.018 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ được kiểm soát ở mức 0,98%, thuộc nhóm tốt nhất toàn ngành trong nhiều năm liền.
Video đang HOT
Thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn
Dù mỗi ngân hàng chọn cho mình một lợi thế cạnh tranh khác nhau nhưng thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các ngân hàng. Trong khi đó, thu nhập từ dịch vụ tiếp tục có nhiều cải thiện.
Tại VPBank, động lực chính giúp ngân hàng này ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục là sự đột phá ở các phân khúc tài chính tiêu dùng, khách hàng cá nhân và DN vừa và nhỏ. Bằng cách tập trung khai thác sâu tệp khách hàng cá nhân hiện hữu, song song với việc đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng hệ sinh thái thông qua những sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, lợi nhuận đến từ phân khúc khách hàng cá nhân đã tăng hơn 120% so với năm 2018. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất được ghi nhận trong phân khúc khách hàng cá nhân của VPBank từ trước đến nay. Kết quả này đạt được sau nhiều năm tập trung đầu tư các hệ thống nền tảng theo hướng một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Hoạt động kinh doanh trong các phân khúc khách hàng DN cũng đã bứt phá mạnh mẽ trong năm qua. Trong đó, lợi nhuận đến từ phân khúc khách hàng DN vừa và nhỏ tăng 36% và phân khúc khách hàng DN lớn cũng được cải thiện đáng kể so với năm 2018.
Trong khi thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu hợp nhất của ngân hàng, lãi thuần từ phí dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh, 84,2%, trong năm 2019, đạt xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Đáng lưu ý là nếu tính về số tuyệt đối, VPBank là một trong những ngân hàng có doanh thu phí dịch vụ lớn nhất hệ thống. Tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ chủ yếu hưởng lợi từ các hoạt động kinh doanh thẻ, hợp tác bán bảo hiểm và dịch vụ thanh toán.
Tương tự, với HDBank, thu nhập lãi thuần đạt 2.888 tỷ đồng, tăng 33,6% so với quý IV/2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh mẽ 65,2% góp phần đưa tổng thu nhập hoạt động (TOI) lên 3.344 tỷ đồng, tăng 25,8 %. Tính chung cả năm 2019, thu nhập lãi thuần hợp nhất đạt 9.747 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2018. Biên lãi thuần (NIM) mở rộng mạnh mẽ, tăng từ mức 4,2% cuối năm 2018 lên 4,8% và là một trong những ngân hàng có NIM tốt nhất trên thị trường. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 36%, đạt 596 tỷ đồng.
Theo Kinhtedothi.vn
9 tháng đầu năm, nhiều nhà băng lãi lớn
Dù chưa chính thức công bố báo cáo tài chính nhưng nhiều nhà băng đã hé lộ mức lợi nhuận và tăng trưởng tích cực đạt được sau 9 tháng đầu năm. Nhiều ngân hàng cũng kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục "cải thiện" trong quý IV/2019 và tổng thể cả năm 2019.
9 tháng năm 2019, lợi nhuận hợp nhất của Vietcombak đạt 17.592 tỷ đồng đạt 85,8% kế hoạch năm 2019
Rục rịch báo lãi lớn
Tính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 3 ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh sau 9 tháng đầu năm. Đơn cử như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, lợi nhuận trước thuế đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng cho biết các nguồn thu nhập tiếp tục tăng trưởng ổn định, tổng thu nhập thuần đạt 10.861 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 7.405 tỷ đồng, tăng 34,1%. Các hoạt động kinh doanh khác cũng có sức tăng trưởng ấn tượng, thu dịch vụ đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 21,1% (thu từ dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 280 tỷ đồng, chiếm 13,3% trong tổng thu dịch vụ). Nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối đạt 422 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ 2018. Ngoài ra, thu từ hoạt động khác đạt 845 tỷ đồng, tăng 176,2%. Ở chiều hướng ngược lại, Ngân hàng tiếp tục chú trọng kiểm soát chi phí và dự tính kéo dài đến hết năm.
Cũng ghi nhận mức lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận đột biến sau 3 quý kinh doanh là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank). Lợi nhuận hợp nhất của Vietcombak đạt 17.592 tỷ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ 2018, đạt 85,8% kế hoạch năm 2019. Còn với TPBank, tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng 2019 đạt 2.404 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương đương tăng gần 50% so với cùng kỳ 2018 và hoàn thành trên 75% kế hoạch mục tiêu.
Còn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tính đến 31/7/2019, lợi nhuận trước thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước, đạt 75% kế hoạch năm. Qua đó cũng cho thấy tín hiệu tích cực trong kết quả kinh doanh 9 tháng của Agribank.
Dù mới chỉ có 3 nhà băng hé lộ kết quả kinh doanh nhưng trong một cuộc điều tra về "xu hướng kinh doanh" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 9/2019, 76,5% tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định tình hình kinh doanh cải thiện tốt hơn, trong đó 20,6% là "cải thiện nhiều".
Tiếp tục lạc quan trong quý IV/2019
Theo báo cáo của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhìn từ đóng góp của các mảng doanh thu của 10 ngân hàng đầu ngành trong 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy dư địa tăng trưởng của ngành đến từ thu nhập dịch vụ khi mà thu nhập lãi tăng chậm lại. Cụ thể, thu nhập lãi 6 tháng đầu năm 2019 của 10 ngân hàng đầu ngành tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp khoảng 78% thu nhập hoạt động. Còn thu nhập dịch vụ tăng trưởng 47,2% so với cùng kỳ năm ngoài và đóng góp 10,7% thu nhập hoạt động. Đóng góp chính cho thu nhập dịch vụ sẽ đến từ mảng thanh toán, phí dịch vụ thẻ, dịch vụ trái phiếu và thu phí bảo hiểm.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến trong thời gian tới, 82,3% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ "cải thiện" trong quý IV/2019 và 87,1% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2019 "cải thiện" hơn so với năm 2018, trong đó 28,4 - 29,7% TCTD kỳ vọng "cải thiện nhiều" (cao hơn so với tỷ lệ 20 - 27,4% ghi nhận tại cuộc điều tra tháng 6/2019).
Dự kiến đến cuối năm 2019, 91% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2018, 3% TCTD kỳ vọng không đổi và 6% TCTD lo ngại suy giảm.
Thế Anh
Theo Baudauthau.vn
Chứng khoán đảo chiều tăng, thanh khoản giảm mạnh Sau phiên giảm mạnh ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay (22/10) chứng kiến đà tăng trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Tuy vậy, thanh khoản trên sàn lại sụt giảm mạnh so với phiên trước đó. Theo đà đi xuống phiên làm việc ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã khởi...