Ngân hàng bầu Hiển bán vốn công ty vay tiêu dùng cho nước ngoài
Công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance với 100% vốn thuộc ngân hàng SHB của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển sẽ thoái vốn cho nhà đầu tư ngoại nhưng chưa công bố tỷ lệ cụ thể.
HĐTV Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội ( SHB Finance) ra nghị quyết trình HĐQT ngân hàng SHB đề xuất đại hội đồng đồng cổ đông thông qua việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài.
Công ty chưa công bố tỷ lệ vốn sẽ chuyển nhượng cũng như nhà đầu tư cụ thể. SHB Finance cho biết một số đối tác nước ngoài trước đó đã đặt vấn đề hợp tác với ngân hàng SHB để trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Công ty thông tin việc bán vốn cho nhà đầu tư ngoại phù hợp với hoạt động theo đề án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Ngân hàng SHB dự kiến thu lợi nhuận lớn từ hoạt động thoái vốn này, tăng nguồn thặng dư vốn cho cổ đông.
Video đang HOT
SHB Finance là công ty tài chính tiêu dùng thuộc sở hữu của ngân hàng bầu Hiển. Ảnh: SHBFC.
SHB Finance có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do ngân hàng SHB của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) sở hữu 100% cổ phần. Tiền thân của SHB Finance là Công ty tài chính Vinaconex Vietel. Do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đơn vị này sáp nhập vào ngân hàng SHB.
Sau gần 2 năm hoạt động, tổng tài sản của công ty tài chính tiêu dùng thuộc ngân hàng của bầu Hiển đến cuối 2019 đạt gần 3.300 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ đạt 2.700 tỷ đồng, lợi nhuận 107 tỷ đồng.
Việt Nam được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng trong khu vực về lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Các tập đoàn tài chính nước ngoài thường xuyên để mắt và tích cực rót vốn vào các công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam thời gian qua.
Việt Đức
SHB bán công ty tài chính tiêu dùng SHBFC cho đối tác nước ngoài
Ngoài lợi ích về kinh nghiệm của đối tác nước ngoài, SHB cũng dự kiến thu được lợi nhuận lớn từ việc thoái vốn cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Ngày 08/04/2020, Hội đồng thành viên Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC) đã ra Nghị quyết trình Hội đồng quản trị SHB đề xuất thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài.
Việc thoái vốn SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài là hướng đi phù hợp với xu thế thị trường và với hoạt động của công ty hiện nay theo Đề án thành lập Công ty SHB FC đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Được biết trước đó, một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề hợp tác với SHB để thúc đẩy hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng. SHB đánh giá, khi các tổ chức này tham gia góp vốn, SHB sẽ tận dụng được kinh nghiệm triển khai, năng lực quản trị, hệ thống kênh phân phối hiện đại, chuyên nghiệp và công nghệ tiên tiến của các tổ chức này sẽ hỗ trợ SHBFC bứt phá, cạnh tranh thị phần với những đối thủ khác. Ngoài lợi ích về kinh nghiệm của đối tác nước ngoài, SHB cũng dự kiến thu được lợi nhuận lớn từ việc thoái vốn cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
SHBFC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do SHB sở hữu 100% vốn. Công ty có tiền thân là công ty tài chính Vinaconex Vietel, nhưng do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên đã chọn SHB để sáp nhập vào. Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của SHBFC đạt gần 3.300 tỷ đồng, gấp 2,75 lần so với năm 2018, trong đó dư nợ đạt 2.700 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2018. Lợi nhuận đạt gần 107 tỷ đồng. Lượng khách hàng tiếp cận đạt trên 460.000 người sau gần 20 tháng triển khai bán hàng toàn diện. Mạng lưới kinh doanh tại 34 tỉnh thành trọng điểm. Năm 2019, SHB FC cũng đã huy động được 1.800 tỷ đồng giấy tờ có giá từ 14 tổ chức đầu tư chuyên nghiệp là các công ty quản lý quỹ và các tổ chức tín dụng.
Liên quan đến việc thoái vốn khỏi công ty tài chính, thông tin từ ngân hàng SHB cho biết từ đầu năm 2020, Hội đồng Quản trị ngân hàng đã làm việc với các nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới thống nhất thành lập và triển khai 3 ban dự án chiến lược bao gồm: Ban dự án chiến lược phát triển ngân hàng, Ban dự án hiện đại hóa ngân hàng và Ban dự án tái cấu trúc quản trị và quản lý điều hành nhằm định hướng chiến lược phát triển khác biệt và bền vững trong trung và dài hạn của ngân hàng cũng như chiến lược hiện đại hóa ngân hàng.
Thông qua việc thoái vốn SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài cùng các dự án chiến lược phát triển, mục tiêu SHB hướng tới là một ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, vươn tầm khu vực và thế giới.
H. Kim
Thống đốc thúc ngân hàng thương mại khẩn trương vào cuộc chống tín dụng đen Trong văn bản vừa ban hành, Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhằm hạn chế "tín dụng đen". Ngoài ra, các công ty tài chính cũng phải chấp hành nghiêm các quy định về cho vay tiêu dùng. Ngành ngân hàng đã vào cuộc tích cực góp phần hạn chế tín dụng...