Ngân hàng Bản Việt giải trình lợi nhuận sau soát xét tăng gần 30% so với cùng kỳ
Ngân hàng Bản Việt vừa có giải trình liên quan đến báo cáo tài chính bán niên sau soát xét về việc lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2020 tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế hợp nhất bán niên 2020 của Ngân hàng Bản Việt đạt 49,226 tỷ đồng, tăng 10,96 tỷ đồng, tăng ứng tăng 28,64% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngân hàng Bản Việt cho biết, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng chủ yếu do biến động ở các khoản mục: thu nhập lãi thuần tăng 23%; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 7% và lãi suất từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 313% trong nửa đầu năm nay.
Video đang HOT
Dự kiến huy động từ tổ chức kinh tế, cư dân và dư nợ tín dụng 8 tháng đầu năm 2020 của Ngân hàng tăng lần lượt là 6% và 9% so với đầu năm 2020.
Năm 2020, Ngân hàng Bản Việt xác định là một năm không dễ dàng do những ảnh hưởng của Covid-19.
Vì vậy định hướng kinh doanh 2020 của Ngân hàng Bản Việt được đưa ra bám sát tình hình thực tế với sự thận trọng nhất định, để đạt được sự tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định, bền vững, và tạo đà phát triển trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2020 – 2022.
Cụ thể, Ngân hàng Bản Việt đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 16%; tổng huy động vốn và dư nợ cấp tín dụng đều tăng 17%. Lợi nhuận trước thuế tăng 27%.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, tổng thu nhập từ hoạt động của Bản Việt tăng 30%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 23%, thu nhập ngoài lãi tăng 63% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận trước thuế tăng 29%, đạt gần 62 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 54 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2019 và tăng 3% so với đầu năm nay. Dư nợ tín dụng tăng trưởng 5% so với đầu năm và tăng 14% so với cùng kỳ, đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng.
Huy động vốn khách hàng 6 tháng đầu năm tăng trưởng 6,83%, đạt hơn 37,6 nghìn tỷ đồng, trong khi phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh gần gấp rưỡi đạt 3.619 tỷ đồng.
Dự báo tín dụng khó tăng cao trong những tháng cuối năm
Số liệu thống kê tại một số thành phố lớn cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong những tháng vừa qua đạt tỷ lệ khá thấp.
Tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua đạt tỷ lệ khá thấp. Ảnh minh họa: TTXVN
Mặc dù các ngân hàng đang triển khai nhiều gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của COVID-19, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đang ở mức thấp. Nhiều dự báo cho thấy, tăng trưởng tín dụng khó tăng cao trong những tháng cuối năm.
Số liệu thống kê tại một số thành phố lớn cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong những tháng vừa qua đạt tỷ lệ khá thấp. Tại Tp. Hồ Chí Minh, dư nợ tín dụng trong 8 tháng ước tăng 3,68% so với thời điểm cuối năm 2019. Còn ở khu vực Hà Nội, tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt khoảng 4,7%.
Tăng trưởng tín dụng tại tất cả các ngân hàng đều có sự giảm tốc so với cùng kỳ. Tuy vậy, chênh lệch ở mỗi ngân hàng hiện là khác nhau.
Theo ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nếu từ nay đến cuối năm, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tích cực, khả năng tăng trưởng tín dụng có thể gần đạt mục tiêu đề ra. Ngược lại, trong trường hợp dịch vẫn còn dấu hiệu phức tạp thì khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.
Tại Sacombank, tăng trưởng tín dụng cũng mới đạt khoảng 6% trong 8 tháng qua. Dù cao hơn mức bình quân của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng trên 10%) và chưa tới 50% chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước cấp trong năm 2020.
Trong một báo cáo mới đây về ngành ngân hàng của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng đang chậm lại trong bối cảnh suy giảm kinh tế và các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay.
Đợt dịch COVID-19 lần 2 sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân. Nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hiện nay đang ở mức thấp, mặc dù nhiều gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi đã được đưa ra. Các ngân hàng không hạ tiêu chuẩn cho vay do e ngại rủi ro, dè dặt hơn trong việc cung ứng vốn ra cho thị trường nhằm giữ chất lượng tài sản chống chọi qua thời gian khó khăn.
Bên cạnh đó, sự suy giảm tín dụng này một phần đến từ toàn hệ thống cẩn trọng hơn trong việc cho vay, tập trung vào cho vay các doanh nghiệp lớn. Trong nửa năm nay, các ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay vào cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung cho vay vào các doanh nghiệp lớn. Việc tập trung vào cho vay mảng ít rủi ro hơn sẽ giúp các ngân hàng tránh được các cú sốc về nợ xấu. Điều này cũng giảm cung vốn tín dụng ra cho thị trường. Do vậy, BSC dự báo, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2020 chỉ đạt khoảng 9%.
Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng ước tính, tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ nằm trong khoảng 7,5 - 8,5%, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng ban đầu của Ngân hàng Nhà nước là 11-14%.
Theo SSI, nhu cầu tín dụng có thể tiếp tục suy yếu do cả nước hiện đang đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai trong khi các ngân hàng có thể sẽ không hạ tiêu chí cấp tín dụng.
Trong thời gian tới, cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn và trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng, trong khi tăng trưởng tín dụng mảng bán lẻ sẽ không mạnh mẽ như trước. Tăng trưởng huy động ước tính tiếp tục duy trì mạnh mẽ, tạo thanh khoản dồi dào cho ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2020.
Dù tăng trưởng tín dụng thấp, song các ngân hàng cũng cho biết không thể mở rộng điều kiện cho vay mà phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy vậy, "trong quá trình xử lý, tùy vào lịch sử tín dụng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có giải pháp hỗ trợ cụ thể đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hồi phục, duy trì sản xuất kinh doanh. Việc vay vốn dựa trên quản lý dòng tiền doanh nghiệp đang là phương án mà ngân hàng này triển khai để tháo gỡ phần nào bài toán tiếp cận vốn của doanh nghiệp liên quan đến tài sản thế chấp, đồng thời, hạn chế nợ xấu có thể gia tăng trong thời gian tới", ông Tuệ cho biết.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù trong những tháng cuối năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do COVID-19 mang lại.
Tuy nhiên, thông qua các chương trình, gói tín dụng với lãi suất ưu đãi và chất lượng tốt mà các ngân hàng đang triển khai, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng nguồn vốn hỗ trợ sẽ được đưa tới doanh nghiệp kịp thời, qua đó, thúc đẩy tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn ngành trên 10% vào cuối năm nay là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu các ngân hàng mở rộng tín dụng đến tất cả các doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Tuy vậy, điều kiện và tiêu chuẩn tín dụng vẫn phải đảm bảo, để chất lượng tín dụng tốt nhất, hạn chế nợ xấu có thể phát sinh trong thời gian tới.
"Chúng tôi đang mở rộng tín dụng theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mục tiêu cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ngành ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp triển khai các phương án kinh doanh.
Do vậy, trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19, điều kiện thế chấp tài sản có thể sẽ được nới lỏng hơn, song cũng đòi hỏi doanh nghiệp cho ngân hàng quản lý dòng tiền doanh nghiệp. Chỉ có quản lý dòng tiền, doanh nghiệp công khai minh bạch nguồn tài chính thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng mới được đảm bảo, chất lượng tín dụng mới được giữ vững và ổn định ở mức thấp", ông Minh nói.
Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, nhiều năm nay, phương án cho vay dựa trên quản lý dòng tiền của doanh nghiệp được nhiều ngân hàng triển khai. Đây cũng là một trong những chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nằm trong chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng ở Tp. Hồ Chí Minh./.
Lực cầu bắt đáy tăng mạnh, VN-Index giữ vững mốc 800 điểm Ở thời điểm 9h40, đà giảm của VN-Index chững lại, chỉ số hiện mất hơn 27 điểm, giữ lại mốc 800 điểm. Những thông tin về các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng cuối tuần qua đã tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Vn-Index mở cửa mất ngay mốc 800 điểm khi giảm hơn 30 điểm ngay...