Ngân hàng Anh RBS công bố lợi nhuận ròng giảm gần 60%
RBS cho biết trong 3 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của họ đạt 288 triệu bảng Anh (khoảng 361 triệu USD), giảm mạnh so với mức 707 triệu bảng của cùng kỳ năm ngoái.
(Nguồn: Getty Images)
Ngày 1/5, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) của Anh công bố lợi nhuận ròng trong quý 1 vừa qua giảm gần 60% do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong thông báo, RBS cho biết trong 3 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 288 triệu bảng Anh (khoảng 361 triệu USD), giảm mạnh so với mức 707 triệu bảng của cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Ngân hàng có trụ sở ở thành phố Edinburgh này cũng cho hay trong quý vừa qua đã phải chi trả một khoản phí là 628 triệu bảng, trong bối cảnh triển vọng kinh tế Anh bị phủ bóng đen bởi đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, RBS khẳng định sau khi tăng cường vốn trong những năm gần đây, ngân hàng này có thể ứng phó tốt với nguy cơ nền kinh tế suy giảm mạnh do dịch bệnh.
Thông báo của RBS nêu rõ: “Chúng tôi vẫn sẵn sàng hỗ trợ khi được yêu cầu, các hệ thống của chúng tôi vẫn hoạt động hiệu quả và chúng tôi đảm bảo rằng hơn 90% số mạng lưới chi nhánh của chúng tôi vẫn mở cửa, cùng với các kênh như ứng dụng trên điện thoại di động, Internet và điện thoại.”
Trước đó, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, RBS đã phải nhận gói cứu trợ trị giá hàng tỷ bảng Anh từ chính phủ.
Hiện Chính phủ Anh nắm giữ hơn 60% cổ phần của ngân hàng này./.
Huy động 25 tỷ USD trái phiếu, Boeing không cần cứu trợ của chính phủ
Với triển vọng khả quan từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, Boeing cho biết sẽ không cần đến gói cứu trợ quy mô 2.000 tỷ USD của chính quyền Mỹ.
Boeing cho biết hãng có thể huy động thành công 25 tỷ USD bằng việc phát hành trái phiếu để trang trải những khó khăn do đại dịch Covid-19. Với số vốn này, hãng không cần đến khoản hỗ trợ liên bang Mỹ dành cho doanh nghiệp trị giá 500 tỷ USD, một phần trong chương trình cứu trợ 2.000 tỷ USD.
Nhà máy Renton, trụ sở sản xuất Boeing 737 MAX tại Renton, Washington. Ảnh: Getty
Boeing và một loạt hãng hàng không đã trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có do nhu cầu đi lại lao dốc do đại dịch Covid-19. Gã khổng lồ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đối mặt với khó khăn tài chính nặng nề khi thu nhập giảm sút nghiêm trọng, hầu như toàn bộ các chuyến bay thương mại quốc tế đều bị hủy bỏ.
Hôm 30/4, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới cho biết sẽ không cần đến khoản cứu trợ của chính quyền liên bang Mỹ sau khi nhận được sự bảo đảm chào bán trái phiếu với quy mô lên tới 25 tỷ USD.
Hãng cho hay việc phát hành sẽ chia thành 7 đợt, với kỳ hạn trái phiếu từ 3 đến 40 năm. "Thông qua kết quả phản hồi và các giao dịch chờ kết thúc vào thứ 2, ngày 4/5 tới, chúng tôi cho rằng sẽ không cần đăng ký thêm nguồn tài trợ bổ sung thông qua thị trường vốn hay các nguồn cứu trợ của chính phủ Mỹ tại thời điểm này", thông báo của Boeing cho hay.
Đại dịch bùng phát đã khiến hãng hàng không Mỹ phải đối mặt với các khó khăn chồng chất, buộc phải đề xuất khoản viện trợ lên tới 60 tỷ USD từ gói cứu trợ kinh tế liên bang Mỹ cho hãng và các chuỗi cung ứng khổng lồ của mình như General Electric và Spirit Aerystems.
Tuy nhiên, từ cuối tháng trước, CEO David Calhoun đánh tiếng hãng sẽ không nhận gói cứu trợ của chính quyền Mỹ nếu Bộ Tài chính Mỹ yêu cầu đánh đổi bằng các cổ phần của hãng.
Theo Fox Business, dự luật vẫn đang trong quá trình sửa đổi nhưng có một nội dung sẽ tương tự với gói giải cứu các ngân hàng trong khủng hoảng tài chính 2008. Theo đó, để nhận được gói hỗ trợ 60 tỷ USD, Boeing sẽ phải chấp nhận để Bộ tài chính Mỹ sở hữu một số cổ phần của hãng.
Panasonic hạ dự báo doanh thu trong tài khóa 2019 Bất chấp doanh thu giảm so với dự báo đưa ra hồi tháng 2/2020, Panasonic vẫn nâng dự báo lợi nhuận ròng của hãng tài khóa 2019 thêm 10 tỷ yen lên 210 tỷ yen. Biểu tượng Panasonic tại trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN) Hãng điện tử Panasonic Corp. (Nhật Bản) ngày 27/4 cho biết đã hạ dự báo doanh...