Ngàn Chi – “Kho báu” của núi rừng Bình Liêu
Ngàn Chi là rừng phòng hộ đầu nguồn – nơi còn lưu giữ nhiều vạt rừng nguyên sinh, nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm.
Với diện tích hơn 5.000ha, Ngàn Chi nằm trải dài độ cao trên 1300m so với mực nước biển.
“Chợ tình Khâu Vai” trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Điểm thú vị giữa rừng là dòng thác Đỏ, 2 bên dòng thác cũng chính là nơi tập trung hàng trăm cây gỗ nghiến, dẻ và táu phân bố theo độ dốc của địa hình. Thế nhưng nhiều năm nay, Ngàn Chi là nơi ít được biết tới, còn nhiều bí ẩn ngay cả với người địa phương.
Cả đoàn chuẩn bị chu đáo cho hành trình khám phá rừng Ngàn Chi.
Khám phá vẻ đẹp “kho báu” xanh
Trung tuần tháng 5 vừa qua, tôi quyết định về Bình Liêu khám phá “kho báu” này. Mới hơn 6h sáng, chúng tôi đã có mặt ở cầu Nà Cắp (xã Vô Ngại, Bình Liêu, Quảng Ninh), chuẩn bị cho chuyến xuyên rừng nguyên sinh. Đoàn gồm tôi và anh Nguyễn Trung Kiên (Phó Chủ tịch UBND xã Vô Ngại), anh Lê Thế Doãn (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Liêu) đóng vai người dẫn đường; anh Hoàng Sằn, cán bộ Phòng Văn hoá – Thông tin huyện. Anh Sằn chuẩn bị chu đáo lương thực, nước uống, cả xoong nồi nấu ăn cho cả nhóm và cả lưới đánh cá nữa.
Từ cầu Nà Cắp, chúng tôi đi chừng 12km, xuyên bản Nà Nhái của người Dao để vào rừng. Đoạn đường uốn lượn qua bản làng yên bình, dân cư thưa thớt. Bản Dao như nằm lọt thỏm giữa rừng, xanh ngát. Đầu hạ, cây cối, hoa cỏ đang khoe một màu tươi mới của lá non, căng tràn sức sống.
Đường từ bản lên rừng già dần khó đi, lên dốc cao, vòng vèo hơn. Chiếc xe máy chạy số 1 gằn lên, hơi nóng từ máy toả ra.
Video đang HOT
Khi mặt trời toả những ánh nắng đầu tiên xuống mặt đất, chúng tôi đã đặt chân gần tới cửa rừng. Cũng từ đây, chúng tôi phải “tăng-bo” đồ đạc và người bằng xe máy tới chân thác. Anh Doãn dẫn đoàn báo: Hiện chúng ta đang đứng giữa rừng rồi. Chương trình công tác ngày hôm nay là cả đoàn sẽ phải đi bộ băng rừng, khám phá Ngàn Chi. Đi bộ cả quãng đường dài cùng với thời tiết nắng nóng sẽ là những thử thách lớn đấy!
Hành trình xuyên rừng nguyên sinh Ngàn Chi.
Anh Doãn trực tiếp dẫn đường cho chúng tôi. “Trơn lắm đấy! Bám chắc vào thân cây, dò bước, bấm chân, bám đá mà đi…”, anh Doãn dặn kỹ. Hơn 1 tiếng đồng hồ len rừng, bám đá đến bở hơi tai mà anh vẫn lưu ý, nhắc nhở. Ấy vậy mà không ít người trong đoàn vẫn trượt ngã ướt hết. Thay vì cảm giác mệt mỏi, tôi lại thấy vô cùng sảng khoái vì không khí mát mẻ, yên tĩnh tới lạ kỳ của đại ngàn, chỉ có tiếng gà rừng, tiếng chim ngân nga vọng giữa không gian.
Quãng đường của chúng tôi như nhanh hơn qua từng câu chuyện gần 30 chục năm gắn bó với rừng của anh Doãn. Anh Doãn quê ở Đông Triều, tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp từng công tác tại Đông Triều rồi về Bình Liêu, ai ngờ bén duyên với nơi này. Anh Doãn kể: Đường sá trước kia đến với Ngàn Chi vô cùng hiểm trở. Có khách đến thăm anh em chúng tôi chỉ ước được cho vài kg gạo để ấm bụng. Ấy vậy mà gần 3 thập kỉ vẫn bám rừng, bảo vệ rừng. Có một điều không đổi là Ngàn Chi không chỉ đẹp mà còn là tài sản “quý báu mà thiên nhiên” ban tặng.
Anh Doãn có dáng người to, đậm nhưng đi rừng nhanh thoăn thoắt. Đường lên cao, nước suối càng trong mát, nhiều đoạn khó đi trơn trượt, dốc đứng. Nhiều người thấm mệt. Chừng gần 1 giờ đi dọc suối, chúng tôi lên tới chân một thác nước lớn, nước trong vắt, mát lạnh. Nhiều người trong đoàn tranh thủ tắm, người ngồi ngâm chân hoặc nằm giữa phiến đá to thả hồn ngắm rừng trong tiếng thác đổ. Ở đây lòng suối rộng thênh thang. Những cây cổ thụ cao vút thân đầy rêu mốc và dây leo bám chằng chịt.
Nhiều cây cổ thụ lớn trong rừng Ngàn Chi.
Tiếp hành trình vượt thác, qua rừng táu, chừng khoảng 1 giờ sau chúng tôi đã lên tới đỉnh thác Đỏ. Càng đi sâu vào rừng già, các cây to, cao vút ngày càng nhiều. Những tia nắng dường như không đủ sức để xuyên thủng lớp áo giáp tự nhiên của những tán cây cổ thụ. Cảnh vật, không khí chứa đựng sự huyền ảo đến ngây người.
Theo hướng chỉ tay của anh Doãn, dọc hai bên bờ suối là những cây táu, dẻ to, cao chừng 30-40m. Lần đầu tiên, tôi được thấy những cây gỗ to như thế. Vạt rừng dốc đứng phía trên, anh Doãn cho biết còn có hẳn quần thể táu cổ thụ.
Anh Lê Thế Doãn bên rừng táu ở Ngàn Chi.
Theo hướng chỉ tay của anh Doãn, chúng tôi quan sát được những cây gỗ táu mà phải đôi ba người ôm không xuể. Anh Doãn cho biết có những cây gỗ quý ở Ngàn Chi dễ có tuổi thọ hàng trăm năm.
Tiềm năng du lịch
Ngồi ở độ cao trên 1.300m trên thác Đỏ, tôi mới thấy hết sự hùng vĩ, vẻ đẹp của rừng già. Anh Doãn chia sẻ: Rừng Ngàn Chi là rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn quan trọng bậc nhất trong hệ thống rừng phòng hộ tại Bình Liêu. Trước kia rừng được giao cho các đơn vị kinh tế quốc phòng quản lý. Cho tới năm 2000, Công ty được nhận bàn giao quản lý. Không chỉ có rừng cây cổ thụ hàng trăm năm, Ngàn Chi còn là “nhà” của vô số động vật quý hiếm như: khỉ, báo mèo, hoãng, lợn rừng… Ngàn Chi không chỉ là lá chắn xanh mà còn có cảnh quan thiên nhiên, thác nước tuyệt đẹp, rất thích hợp cho du khách ưa khám phá, ngắm cảnh, đặc biệt là chinh phục ngọn thác Đỏ. Thác Đỏ là ngọn thác cao và đẹp nhất, nằm giữa rừng nguyên sinh. Do lưu vực rộng, phân bố theo độ cao mà xung quanh thác Đỏ lại chính là vùng có đa dạng sinh học đa dạng, lớn nhất.
Anh Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Vô Ngại, cho biết thêm: Thác Đỏ nằm ở giữa rừng nguyên sơ. Sở dĩ được người dân địa phương gọi tên như vậy bởi đá suối nơi đây mang sắc đỏ đẹp mắt. Không gian trong rừng còn nhiều ngọn thác nhỏ đổ xuống mặt suối nước trong vắt, là nơi có thể trải nghiệm tắm suối, tắm thác. Vừa ngắm thác, bạn còn có dịp trải nghiệm lội suối bắt ốc khe, mò cua, bắt cá, tôm… Điều thuận lợi là hiện đường giao thông dài trên 10km từ đầu xã vào tới rừng khá thuận lợi.
Vẻ đẹp thác Đỏ đầu nguồn rừng nguyên sinh Ngàn Chi.
Tôi chợt nghĩ, Ngàn Chi có tiềm năng phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm với nhiều bộ môn phối hợp như lái xe off-road, đi bộ, trek-king xuyên rừng già, vượt suối, vượt thác. Ông Vi Ngọc Nhất, Phó phòng VHTT huyện, chia sẻ: Quả thật du lịch trải nghiệm, khám phá rừng ở Bình Liêu đã đang dần hé mở những tiềm năng. Những năm gần đây, nhiều du khách rất yêu thích du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của những cánh rừng ở thác Sông Moóc, hay đỉnh Cao Xiêm. Đây là những điểm được nhiều du khách đánh giá cao về sức hấp dẫn, mới mẻ. Chính vì thế, rừng Ngàn Chi cũng là nơi đang được quan tâm khảo sát để định hướng là khu du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên. Như lời ông Vi Ngọc Nhất, tôi hy vọng trong tương lai không xa, “kho báu” Ngàn Chi sẽ được phát huy đúng với giá trị của nó.
Hà Giang: Danh lam thắng cảnh Thác Tiên Đèo Gió
Danh lam thắng cảnh Thác Tiên Đèo Gió nằm ở lưng chừng núi Đèo Gió trong khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận thôn Ngam Lâm, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Danh lam thắng cảnh Thác Tiên Đèo Gió được xếp hạng cấp quốc gia năm 2009.
Thác Tiên
Thác Tiên bắt nguồn từ suối Tả Ngán, xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, chảy qua địa phận các thôn Ngam Lâm, Nấm Chiến, Tân Sơn, Thống Nhất, Nấm Chanh của huyện Xín Mần, sau đó đổ ra sông Chảy và nhập ở ngã ba của cầu treo thị trấn Cốc Pài (Xín Mần). Thác Tiên còn có tên gọi khác là thác Đôi, thác Gió bởi dưới chân thác lúc nào cũng có gió thổi rất mạnh đưa làn hơi nước bay lơ lửng.
Thác Tiên Đèo Gió nằm cách đường quốc lộ số 178 khoảng 120m. Ngay trên đường đã nghe thấy tiếng đổ ầm ầm của dòng thác. Lưu lượng nước của dòng thác này được phân bố khá đều vào các mùa trong năm, bởi nơi đây có các thảm thực vật dày và độ ẩm tương đối lớn. Nhìn từ xa, dòng Thác Tiên Đèo Gió trông giống như một dải lụa trắng mềm mại nổi bật giữa không gian của núi rừng đại ngàn. Đến Thác Tiên Đèo Gió du khách có thể tắm mình trong những vực nước trong xanh có độ sâu khoảng 3m - 5m, rộng khoảng 15m - 20m.
Ở hai bên bờ có những thảm thực vật xen kẽ giữa dòng chảy của thác tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Xung quanh khu vực có dòng thác là những cánh rừng xanh đại ngàn xen lẫn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, những thân dây leo cùng một thảm thực vật phong phú. Hiện tại nơi đây còn tồn tại một số cây gỗ sến trên 500 tuổi, đường kính hơn 2m. Tất cả đã tạo cho cảnh quan của Thác Tiên Đèo Gió một vẻ đẹp nguyên sơ và đầy thơ mộng. Khu vực Thác Tiên Đèo Gió là khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Đến nơi đây, du khách vừa được du lịch trong bầu không khí trong lành, mát mẻ và đầy thơ mộng, vừa được tắm mình trong dòng thác xanh mát đầy quyến rũ.
Thác Tiên Đèo Gió có hai dòng: Dòng bên phải là dòng chảy chính, dòng bên trái chảy song song dòng chính, nhưng với lưu lượng nước ít hơn. Dòng bên phải được chia thành 2 tầng thác: Tầng thứ nhất ở trên cao được thu nhỏ lại với chiều cao khoảng 15m, rộng khoảng 5m thu một lượng nước khổng lồ và toả ra ở tầng thác thứ hai, đổ xuống vực nước tạo thành một dải nước trắng xoá mềm mại trông giống như mái tóc của người thiếu nữ trong câu truyện truyền thuyết của người dân nơi đây.
Thác Tiên Đèo Gió nằm trong khu rừng nguyên sinh, núi Đèo Gió có hệ động thực vật phong phú và đa dạng sinh học về thành phần chủng loài cũng như về số lượng cá thể có giá trị rất lớn trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu của các ngành sinh vật học, địa chất học, khí tượng học; đồng thời với thảm thực vật khá dày, nhiều cánh rừng nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi và núi đất, nơi đây còn là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có giá trị và ý nghĩa về kinh tế - xã hội rất lớn: Là khu vực giữ vai trò điều tiết và phân phối nước cho nhiều thung lũng của khu vực xã Nấm Dẩn để phát triển nông nghiệp.
Đến với thác Tiên, du khách như lạc vào chốn thiên nhiên thuần khiết, hoang sơ với khung cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc. Tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim rừng hót líu lo như chào đón khách du lịch. Dòng nước đổ từ trên cao xuống tạo thành một dòng suối nhỏ quanh năm đầy nước, nước suối trong vắt nhìn thấy cả những viên sỏi dưới đáy. Đến với Thác Tiên Đèo gió ngắm nhìn những dòng nước hiền hòa, tận hưởng bầu không khí trong lành sẽ mang đến cảm giác bình yên, xua tan những mệt mỏi âu lo. Với những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng, Thác Tiên Đèo Gió sẽ là điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Thác Đôi Bản Công (Trạm Tấu) - Điểm đến mới hấp dẫn du khách Thời gian gần đây, Thác Đôi tại thôn Khấu Chu, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bởi dòng thác trắng xóa chảy giữa không gian xanh mát của những cánh rừng nguyên sinh. Thác Đôi Bản Công, còn được gọi là thác Nả Tràng (theo tiếng dân tộc Mông là thác...