Ngăn chặn nhiều vụ thực phẩm “bẩn” cuối năm
Cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao. Lợi dụng nhu cầu này, vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, nhiều đối tượng đã thu mua thực phẩm “bẩn” trôi nổi, không nguồn gốc xuất xứ thậm chí có dấu hiệu phân hủy đem bán cho các nhà hàng, quán ăn.
Nmôi trường, Công an TP Hà Nội luôn tất bật, bận rộn với các chuyên án đấu tranh với các hành vi vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ. Nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm “bẩn” đã được các trinh sát phối hợp với cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời.
Như ngày 14/12, Đội 5, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội đã phối hợp Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Cục QLTT Hà Nội bất ngờ kiểm tra xe tải mang BKS 29H-178.14 đang dừng đỗ trước số nhà 50 ngõ 28 Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Số nầm lợn, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ ngày 14/12.
Quá trình kiểm tra, lực lượng liên ngành phát hiện trên xe tải xếp nhiều thùng xốp được đóng kín, bên trong chứa nầm, nội tạng động vật và một số thực phẩm đông lạnh, có tổng trọng lượng khoảng 1,8 tấn.
Tại thời điểm kiểm tra, số nầm và nội tạng dù đã được trữ đông, nhưng vẫn có biểu hiện bốc mùi khó chịu, bề mặt ngoài đã chuyển màu, dấu hiệu cho thấy số hàng này đang trong quá trình phân hủy. Lái xe tải không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số thực phẩm trên. Qua khai thác, tài xế khai số hàng hóa này đang được vận chuyển đi tiêu thụ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng.
Trước đó, ngày 1/12, các trinh sát thuộc Đội 4 Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội đã phối hợp cùng với Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm và Đội QLTT số 22, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện khoảng 1 tấn cánh gà, ức vịt đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ tại địa chỉ số 483 đường An Dương Vương, phường Đông Ngạc, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, ông Vũ Văn Định, chủ kho hàng thừa nhận tất cả số thực phẩm trên được nhập trôi nổi trên thị trường sau đó bán lẻ cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.
Theo trinh sát Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội, dịp cuối năm cũng là thời điểm tổ chức nhiều cuộc liên hoan nên nhu cầu tiêu thụ rượu cũng tăng cao hơn so với ngày thường. Tình trạng rượu tự pha chế, rượu không nguồn gốc xuất xứ xuất hiện trên thị trường tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người sử dụng. Đây cũng là mặt hàng mà các trinh sát Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội tập trung đấu tranh.
Qua quá trình trinh sát, khoảng 13h ngày 12/12, Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Đội QLTT số 7, Cục QLTT TP Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh rượu thủ công tại 20BT2, Khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Quá trình kiểm tra, đoàn đã phát hiện, tạm giữ của Trần Quỳnh Trâm, SN 1991, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, chủ cơ sở kinh doanh 510 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Video đang HOT
Thực hiện kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 của Công an TP Hà Nội, Phòng Cảnh sát môi trường đã tập trung vào các ngành hàng như thực phẩm để đấu tranh với các hành vi kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không nguồn gốc xuất sứ.
Theo Trung tá Nguyễn Thành Trung, Phó Đội trưởng Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội, qua những vụ việc được phát hiện và làm rõ, các đối tượng vận chuyển kinh doanh thực phẩm “bẩn” đều khai nhận thu mua thực phẩm “bẩn” trôi nổi từ các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh biên giới rồi vận chuyển về tiêu thụ tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Thực phẩm lúc thu giữ thường đang ở giai đoạn chuyển màu thâm xám, có dấu hiệu phân hủy khi để rã đông. Để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng vận chuyển thường để lẫn lộn các loại hàng hóa khác nhau trong đó có thực phẩm “bẩn”, vận chuyển và tiêu thụ vào ban đêm.
Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội cũng cho biết, hiện nay thời tiết đã chuyển sang mùa đông, lại là dịp cuối năm nên các quán lẩu nướng tại địa bàn Hà Nội hoạt động hết công suất từ quán ăn vỉa hè đến nhà hàng để phục vụ nhu cầu của thực khách. Đây có thể chính là điểm tiêu thụ của những loại thực phẩm “bẩn” giá rẻ.
Thực tế, đi dọc các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, rất dễ để bắt gặp hình ảnh các quán nướng, quán lẩu vỉa hè với giá cũng “vỉa hè”, chỉ dao động từ hơn 200.000 đồng đến khoảng 500.000 đồng. Đồ nướng chủ yếu là nầm, thịt, lòng…
Điểm chung là những loại thực phẩm này đều được tẩm đẫm các loại gia vị để mỗi lần cho vào nướng, lẩu đều bốc mùi thơm thu hút thực khách. Giá rẻ lại nóng hổi, thơm mùi gia vị, ăn vào dai giòn sần sật khiến những quán lẩu, nướng vỉa hè giá rẻ lúc nào cũng đông nghịt thực khách.
Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần lựa chọn các cơ sở kinh doanh thực phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng các thực phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ để rước họa vào thân.
Điểm mặt các loại ma túy 'núp bóng' thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc...
Thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam đã ghi nhận việc xuất hiện 2 dạng ma túy "núp bóng" pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc...
Theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Đà Nẵng), một trong số các loại ma túy 'núp bóng' thực phẩm là các loại bánh, kẹo có chứa chất ma túy được sản xuất, đóng gói có phép của cơ quan chức năng ở một số nước trên thế giới. Các loại này được cho phép sản xuất với hàm lượng quy định có ghi trên bao bì sản phẩm và có cảnh báo người dùng.
Trong thời gian qua, các đối tượng lợi dụng lén lút mang vào Việt Nam phát tán sử dụng dẫn đến ngộ độc như ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 10/2021. Đối tượng mua kẹo từ siêu thị ở Mỹ mang về cho người nhà sử dụng nhưng không nói cho người nhà biết có chứa chất ma túy. Loại này người dùng có thể bị nhầm lẫn và nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ảnh: Công an TP Đà Nẵng
Một loại ma túy khác được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống. Đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm che giấu cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt, thực chất đó là ma túy pha trộn với thực phẩm và đồ uống như:
- Vụ bán bánh cần sa trên mạng internet xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, triệt xóa tháng 12/2019;
- Vụ nhóm học sinh tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) sử dụng kẹo có chứa chất ma túy (THC- cần sa), bị ngộ độc phải cấp cứu tháng 10/2021;
- Vụ bán 'nước xoài' có chứa chất ma túy tại TP Hồ Chí Minh tháng 10/2020;
- Vụ bán 'nước nho' có chứa chất ma túy tại quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) tháng 4/2022;
- Vụ sử dụng socola có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA (thuộc danh mục IIC của Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ) tại Đông Anh, Hà Nội tháng 6/2022...
Bên cạnh đó, nhiều loại ma túy 'núp bóng' khác như 'nước vui', 'nước biển' chứa chất ma túy GHB (thuộc danh mục IIC của Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ), là chất được tạo thành bởi tiền chất Gamma-butyro lactone (GBL); nước xoài 'Crispy Fruit' có chứa chất ma túy Bromazepam, Nimetazepam đều là chất ma túy (thuộc danh mục III của Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ).
Ngoài ra, nhiều dạng ma túy 'núp bóng' khác như bánh cần, bánh lười 'lazy cakes' chứa cần sa; tinh dầu thuốc lá điện tử; nước nho Ribena chứa ketamine, trà chanh, nước giải khát chứa chất ma túy ketamine, MDMA; ma túy 'đông trùng'...
Người vận chuyển, tàng trữ, mua bán loại này biết nó là ma túy nhưng khi bị bắt thường che giấu, cho rằng vì ý thức chủ quan không biết là ma túy để nhằm chối tội.
Ảnh: Công an TP Đà Nẵng
Ma túy 'núp bóng' thảo mộc dạng 'Cỏ Mỹ' cũng đang len lỏi. Đối tượng tẩm dung dịch có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA vào thảo mộc rồi đóng gói thành loại thuốc lá gói 'Tobaco', thuốc lá điếu và pha dung dịch có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA bơm vào cây thuốc lá điện tử POD trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy do Công an quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội phát hiện, xử lý tháng 9/2022.
Các đối tượng trong vụ án thông qua mạng xã hội (zalo, telegram...) liên kết với nhau hình thành các nhóm tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở các địa bàn khác nhau.
Hình thức giao dịch chủ yếu thông qua hệ thống vận chuyển hàng hóa bằng ship COD, phần mềm... với 'mặt hàng' là chất ma túy mới hiện đang được giới trẻ 'ưa chuộng' (sử dụng hình thức thuốc lá điện tử, thảo mộc...).
Ảnh: Công an TP Đà Nẵng
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn thủ đoạn pha trộn ma túy dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc... vừa qua, Giám đốc CATP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tác hại của ma túy và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về ma túy, cách nhận biết ma túy, các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử dễ bị tội phạm lợi dụng pha trộn nhằm cảnh báo tới nhà trường, phụ huynh, học sinh sinh viên và giới trẻ về tác hại của các loại ma túy 'núp bóng'.
Phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý các loại hàng hóa là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc được nhập vào Việt Nam để phòng ngừa tác hại đối với cộng đồng.
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tập trung làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, rà soát chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy dưới dạng pha trộn vào thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thảo mộc...
Bắt đối tượng sản xuất pháo nổ Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt quả tang một đối tượng có hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ trái phép, thu giữ hơn 1 tạ pháo nổ. Vào lúc 19h25' ngày 1/12, Phòng Cảnh sát kinh tế- Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì phối hợp với Công an thị trấn Phương Sơn, huyện...