Ngắm trọn ‘biển mây, sông sao’ chỉ cách Hà Nội 150 km
Nếu không có thời gian rong ruổi lên Tây Bắc, nơi Tà Xùa, Y Tý với những biển mây tuyệt đẹp, bạn vẫn có thể tới Đồng Cao – thảo nguyên hoang sơ chỉ cách Hà Nội 150 km.
Đồng Cao là một thảo nguyên nhỏ cao khoảng 600 m, thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, Bắc Giang. Địa hình bằng phẳng với thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, nơi này đã trở thành địa điểm cắm trại quen thuộc với nhiều bạn trẻ.
Vượt qua con đường khá quanh co qua những thửa ruộng bậc thang thoai thoải, lác đác bản làng người Dao, chúng tôi đã có 2 ngày vô cùng đáng nhớ ở Đồng Cao.
Lều trại, bếp lửa, mọi vật dụng đều được chuẩn bị cẩn thận cho một đêm cắm trại. Người dân tại đây bán củi, chỉ chỗ dựng lều, thậm chí nhóm lửa hộ bạn nữa, sẵn sàng cho một bữa tiệc BBQ, đàn hát tưng bừng cùng những người bạn.
Trời tối dần, khi bếp lửa được đốt lên cũng là lúc một cảnh tượng tuyệt vời hiện ra trước mắt chúng tôi. Dải ngân hà với hàng tỷ ngôi sao lấp lánh vắt ngang qua bầu trời đêm. Bạn chỉ việc gối đầu lên thảm cỏ và vươn tay là tưởng như chạm tới được.
Hãy thức dậy khi bình minh chưa lên, ra khỏi lều để sẵn sàng choáng ngợp khi một biển mây ập đến trước mặt. Mây trắng đặc quánh phủ một tấm chăn dày lên thung lũng, đắp lên cả mặt trời.
Đánh thức người bạn đồng hành, chúng tôi mê mải leo lên tận đỉnh núi, ngắm cảnh mặt trời mọc kỳ ảo.
Càng lên cao, biển mây càng mở rộng ra vô tận, khung cảnh đẹp đến lặng người.
Video đang HOT
Chỉ một lát sau, những ánh nắng đầu tiên xuyên qua lớp mây dày, sắc màu đỏ vàng xanh hòa trộn tạo nên bức tranh bình minh đẹp nhất mà tôi từng chứng kiến.
Nắng càng lên cao, mây càng đặc, da trời xanh ngắt, nắng ngọt bao trùm khắp thảo nguyên.
Nắng sớm phủ khắp không gian một màu vàng kỳ ảo. Đây là lúc thích hợp để bạn trổ tài cho những bức ảnh “sống ảo”.
Những cậu bé mục đồng lùa trâu lên ăn cỏ. Bóng của chúng đổ dài trên thảo nguyên.
Đồng Cao thực sự là một địa điểm “đi trốn” thích hợp vào cuối tuần nếu bạn không có nhiều thời gian mà vẫn muốn tận hưởng những biển mây, sông sao tuyệt đẹp.
Thời điểm thích hợp để đến Đồng Cao là mùa hè từ tháng 6-8, tránh những ngày mưa và mùa thu từ tháng 9-11. Hãy chú ý dựng lều trước khi trời tối, chuẩn bị đầy đủ vật dụng cắm trại và nhớ thu dọn rác trước khi rời đi.
Chỉ dẫn cung đường từ Hà Nội tới Đồng Cao.
Trường Giang
Theo Zing
Đắm say bất tận với những mùa hoa ban trắng ở Tây Bắc
Tháng 3 đến, mùa xuân mang theo nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Không chỉ là khoảng thời gian tuyệt vời dành cho các chuyến du lịch, đây cũng là lúc những chùm hoa ban trắng xòe cánh tinh khôi khoe vẻ đẹp trong trẻo như mời gọi du khách tới Tây Bắc khám phá.
Vẻ đẹp thanh tân, hồn nhiên của hoa ban khiến cho núi đồi Tây Bắc rực sáng lên một sức sống thơ mộng, trẻ trung.
Núi rừng Tây Bắc sở hữu người con gái tên Ban xinh đẹp nết na với giọng hát làm mê đắm lòng người. Trái tim nàng sớm đã dành trọn cho chàng Khum dù rằng có rất nhiều trai làng theo đuổi. Vì chê Khum nghèo, cha Ban đã ép gả cô cho con trai của một trọc phú quanh vùng, vừa gù vừa lười biếng và xấu tính. Nàng trốn chạy khỏi nhà, tìm đếm với người yêu để kêu cứu nhưng lúc này Khum lại đi xa. Không quản xa xôi cách trở, Ban buộc chiếc khăn Piêu của mình vào chân cầu thang để làm dấu rồi vượt đèo vượt suối đi tìm Khum. Nàng đi mãi đi mãi cho đến khi kiệt sức và gục chết tại một con suối. Cứ mỗi độ xuân sang, nơi này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt. Dân Mường liền gọi là hoa ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho hoa tình yêu chung thuỷ. Về phần chàng Khum, về đến nhà, nhìn thấy chiếc khăn Piêu, hiểu ra sự tình chàng vội vã đi tìm Ban để rồi cũng chết vì kiệt sức. Khum hóa thành con chim, sống cuộc đời lẻ loi, bay khắp núi rừng với hy vọng tìm ra người yêu. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết
Cây ban có sức sống mạnh, chịu hạn tốt, nên hầu hết chúng phân bố ở các cánh rừng quang, ít cây cổ thụ. Còn những cánh rừng già nguyên sinh và ẩm ướt, hầu như không có cây ban.
Bà con người Thái Mường có hẳn một lễ hội hoa ban, gọi là Xên Mường. Trong lễ hội, bà con cúng lớn tri ân tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Hoa ban là hoa của sự may mắn, tốt đẹp.
Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa là hoa ngọt.
Xa xa phía dưới là những nóc nhà của đồng bào dân tộc miền núi.
Trái với vẻ đẹp mỹ miều của mình, hoa ban có cái tên khoa học hết sức ngộ nghĩnh: cây móng bò. Có tên gọi như vậy đơn giản chỉ vì lá của loài hoa này mang hình dáng của chiếc móng bò.
Hoa ban trắng cánh nở ra trắng muốt, trong hơn cả bạch ngọc. Nụ hoa ban trắng dài dài như nụ mai, khi mãn khai hé lộ một màu ngọc tinh tuyền, cái màu trắng đơn sơ.
Các địa điểm có nhiều hoa ban là khu vực thị trấn Mộc Châu, Sơn La và Điện Biên.
Hoa ban khoe sắc bên tường nhà cổ kính
Hoa ban phủ trắng núi rừng Tây Bắc một vẻ đẹp lãng mạn, len lỏi trong từng ngóc ngách từng mái nhà, bờ tường cổ kính
Màu trắng hoa ban thường được những thi sĩ ví von như sắc màu của sự tinh khôi trong sáng hệt như vẻ đẹp trong trẻo của những thiếu nữ miền sơn cước
Vẻ đẹp núi rừng khoe sắc giữa thiên nhiên.
Vào khoảng tháng 3, ngược quốc lộ 6 lên với núi rừng Tây Bắc bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những con đường quanh co uốn lượn, những bản làng, những thung lũng ngập trong sắc hoa trắng xóa.
Theo Danviet.vn
Tháng 3 - mùa hoa ban rừng nở rộ Hoa ban rừng cùng với khăn piêu, váy cóm là những mảnh ghép gần gũi trong văn hóa người Thái ở Tây Bắc. Tháng 3, khi nắng ấm dần cũng là lúc Tây Bắc chìm trong sắc trắng hoa ban. Trên quốc lộ 6 đi Sơn La, Điện Biên, bên vách núi cheo leo... hoa ban đã nở rộ. Hoa nở nhiều nhất...