Ngắm tạo hình thời nhà Thanh của các nữ diễn viên xứ Trung: Gần 10 năm trôi qua, Dương Mịch vẫn đẹp xuất sắc
Hình ảnh cổ trang xinh đẹp của Dương Mịch, Lưu Thi Thi, Triệu Lệ Dĩnh,… đã khiến khán giả phải xao lòng
Thể loại phim cổ trang, đặc biệt là đề tài cung đấu luôn được các nhà làm phim xứ Trung tập trung khai thác. Trong số đó có thể kể đến cổ trang cung đình của triều đại nhà Thanh – một trong những thể loại phim mà khán giả đặc biệt yêu thích. Khán giả không chỉ bị thu hút bởi nội dung bộ phim mà còn bị vẻ đẹp của các mĩ nhân phim nhà Thanh làm cho xiêu lòng.
1. Tôn Lệ trong Chân Hoàn Truyện
Chân Hoàn Truyện là bộ phim cung đình ăn khách nhất trên màn ảnh Hoa ngữ năm 2012 và được đánh giá là tác phẩm cổ trang kinh điển của Trung Quốc. Sức hút của bộ phim không chỉ đến từ nội dung kịch tính mà còn nằm ở dàn diễn viên thực lực, điển hình là Tôn Lệ.
Tôn Lệ vai nữ chính Chân Hoàn
Nhờ bộ phim này, Tôn Lệ đã được mệnh danh là ‘Nhất tỷ’ của mảng phim truyền hình Hoa ngữ. Cô không những có diễn xuất đa dạng mà nhan sắc cũng như thần thái đều thuộc dạng đỉnh cao.
2. Châu Tấn trong Như Ý Truyện
Bộ phim là phần tiếp theo của Chân Hoàn Truyện, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Lưu Liễm Tử. Ngay từ lúc khởi quay đến khi chuẩn bị được công chiếu, Như Ý Truyện được xem là ‘kịch vương’ của phim truyền hình và nhận được rất nhiều sự chú ý, quan tâm của khán giả bởi có sự tham gia của ‘thiên tài diễn xuất’ Châu Tấn.
Châu Tấn vai nữ chính Thanh Anh/Như Ý
Từng bị chê già, chê xấu trong những tập đầu bộ phim, tuy nhiên, với lối diễn xuất tinh tế, tự nhiên, Châu Tấn đã chinh phục được những khán giả khó tính nhất. Và một trong những điều làm khán giả phải nể phục đó chính là đôi mắt ứng biến linh hoạt của Châu Tấn trong mọi tình huống, mọi hành vi, biểu cảm.
3. Lý Thấm trong Như Ý Truyện
Trong Như Ý Truyện, Lý Thấm đảm nhiệm vai Hàn Hương Kiến – người được miêu tả là phi tần đẹp nhất hậu cung. Dù xuất hiện trong phần cuối bộ phim nhưng ngay khoảnh khắc nàng ‘ra mắt’ Càn Long, Hàn Hương Kiến với sắc đẹp chim sa cá lặn đã khiến Hoàng đế mê muội.
Video đang HOT
Hàn Hương Kiến (Lý Thấm) trong trang phục Hàn tộc
Hàn Hương Kiến được vua Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) sủng ái hết mực, sắc phong làm Dung Phi nhưng nàng vẫn lạnh lùng với Hoàng Đế, không hề yêu Càn Long mà một lòng một dạ với vị hôn phu quá cố của mình. Tuy nhiên, cuối cùng nàng vẫn phải chấp nhận số phận làm ‘chim trong lồng’, mặc trang phục nhà Thanh, trở thành phi tần sống nốt phần đời còn lại trong Tử Cấm Thành.
4. Triệu Lệ Dĩnh trong Cung Tỏa Trầm Hương
Vai diễn Lưu Ly của Triệu Lệ Dĩnh trong Cung Tỏa Trầm Hương là một vai phản diện điển hình, cô sẵn sàng hãm hại người khác, không thật lòng yêu thương ai mà chỉ theo đuổi vọng dục và hư vinh mù quáng.
‘Ác nữ’ Lưu Ly trong Cung Tỏa Trầm Hương
Trong bộ phim này, cô có sự chuyển biến tâm lí nhân vật từ ngây thơ trong sáng sang mưu mô, xảo quyệt không từ bất cứ thủ đoạn nào để tranh giành quyền lực. Khi chính thức chuyển sang mặt ác, lối trang điểm đậm, sắc nét làm Triệu Lệ Dĩnh trông khá dừ nhưng vẫn rất quyến rũ và cuốn hút.
Lưu Ly thuở còn hiền lành, lương thiện
Lưu Ly khi đã chính thức ‘hắc hóa’
5. Lưu Thi Thi trong Bộ Bộ Kinh Tâm
Nhắc đến Lưu Thi Thi, khán giả thường không thể quên được vai diễn kinh điển Mã Nhĩ Thái Nhược Hy trong Bộ Bộ Kinh Tâm. Khí chất dịu dàng, nụ cười tinh khiết và ánh mắt đớn đau cùng cực của Nhược Hy năm ấy đã đưa Lưu Thi Thi tới đỉnh cao sự nghiệp.
Mặc dù phim đã chiếu được gần 10 năm nhưng mỗi khi nhìn trận mưa tuyết đầu tiên của Tử Cấm Thành, cư dân mạng xứ Trung vẫn nhắc tới Nhược Hy và mối tình cảm động đất trời như một tượng đài không thể quên.
6. Dương Mịch trong Cung Tỏa Tâm Ngọc
Nhắc đến tạo hình cổ trang thành công nhất của Dương Mịch, không thể bỏ qua vai diễn Lạc Tình Xuyên trong phim Cung Tỏa Tâm Ngọc. Đây cũng là vai diễn giúp cô trở thành một trong những ‘hoa đán’ mới của điện ảnh Hoa ngữ.
Đảm nhận vai Lạc Tình Xuyên từ lúc còn là a hoàn đến khi trở thành Bát phúc tấn, Dương Mịch thay đổi khá nhiều kiểu tóc khác nhau cùng như trang phục trong cung. Với lối diễn tự nhiên, vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng nhân vật Lạc Tình Xuyên của Dương Mịch giành được nhiều tình cảm của khán giả.
Gần đây, trong chương trình Gặp Gỡ Thiên Đàn, Dương Mịch một lần nữa mặc trang phục nhà Thanh, hoá thân thành Lệnh Phi.
Hình ảnh này nhận được rất nhiều lời khen của khán giả, khiến không ít người liên tưởng đến nhân vật Tình Xuyên trong Cung Toả Tâm Ngọc năm nào. Sau gần 10 năm, Dương Mịch vẫn đẹp đến ‘động lòng người’, hóa thân xuất sắc vào vai diễn phi tử thời nhà Thanh.
Quả thật, nhan sắc diễm lệ đã giúp những nữ diễn viên xứ Trung có thể ‘cân’ được mọi tạo hình nhà Thanh và giành được cảm tình từ phía khán giả.
Theo tiin.vn
Những cảnh phi lý gây cười trong phim cổ trang Trung Quốc
Các phim như "Phong Vân", "Tam quốc diễn nghĩa" cũng khó tránh khỏi những lỗi hậu kỳ trong quá trình sản xuất.
Bộ phim Phong Vân do hai nam diễn viên Hà Nhuận Đông, Triệu Văn Trác thủ diễn từng là tác phẩm võ hiệp được yêu thích khi ra mắt năm 2002. Tuy nhiên, khi xem kỹ lại, tác phẩm dính phải nhiều "hạt sạn" hậu kỳ. Kỹ xảo của phim cũng không chỉn chu. Tuy nhiên, phim vẫn là tác phẩm được đánh giá cao trong dòng phim võ hiệp.
Trong bộ phim Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn, Hà Nhuận Đông đóng cùng Tôn Lệ. Cảnh quay này lỗi không nằm ở dàn diễn viên chính, mà là do diễn viên quần chúng sử dụng điện thoại. Có lẽ họ không kìm nén được sự tò mò, yêu thích với các ngôi sao nên đã quay lại làm kỷ niệm.
Các nhân vật quần chúng thiếu chuyên nghiệp rất dễ dàng phá hỏng cảnh quay. Ảnh trên là cảnh trong phim Hậu cung Chân Hoàn truyện, một tác phẩm kinh điển về đề tài cung đấu. Khi nhân vật em gái Chân Hoàn bước ra, cô cung nữ không chỉ ngồi trên bệ cửa mà còn ngáp ngắn ngáp dài.
Hay khi Tào Tháo thua trận trong Tam quốc diễn nghĩa, ông ta ngồi rệu rã trên con ngựa, nhưng quân lính đằng sau lại mỉm cười. Chỉ một hành động nhỏ cũng khiến cảm xúc của phim bị phá hỏng.
Trong phim Thời niên thiếu của Trương Tam Phong, Trương Vệ Kiện sử dụng giày hàng hiệu trong một cảnh quay. Có lẽ nam diễn viên cho rằng quay phim chỉ cắt phần thân trên, nên đã bất cẩn. Trong cảnh sau, anh đổi sang giày cổ trang.
Việc các diễn viên sử dụng điện thoại trên phim trường, sau đó bị lẫn vào khung hình là điều dễ bắt gặp. Trong Lộc đỉnh ký 2014, nam diễn viên đóng Vi Tiểu Bảo là Hàn Đống thậm chí còn treo điện thoại trước người. Trong phim cổ trang Quái hiệp Âu Dương Đức, cô gái bỏ nhà ra đi, mang theo vàng bạc châu báu và không quên cầm chiếc điện thoại thân yêu (ảnh dưới).
Một vật thường thấy nữa của các diễn viên nam đó chính là hộp thuốc lá. Trong Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam 2, vai Càn Long do Trương Thiết Lâm đóng, khi họp bàn với văn võ bá quan không quên cầm điếu thuốc (ảnh dưới). Hay hai nhân vật trong phần 1, vừa uống trà vừa hút thuốc bàn chuyện đại sự.
Xuất hiện những vật thể lạ là lỗi của đoàn làm phim, tuy nhiên, nhiều lần cảnh quay dính "sạn" là do đạo cụ trong phim quá giả. Ví dụ trong Ngũ Thử đại náo Đông kinh, nhân vật nam bắt gặp vợ mình ngoại tình, dùng kiếm đâm vào đôi gian phu dâm phụ. Tuy nhiên, người xem không thể chấp nhận được cảnh máu bắn lên tung tóe nhưng nhân vật không hề bị vấy bẩn. Sau khi quay chậm họ phát hiện ra đoàn làm phim đã sáng tạo dùng hạt táo đỏ thay cho máu.
Trong Cung tỏa tâm ngọc, Dương Mịch và Phùng Thiệu Phong cố gắng cứu người phụ nữ bị động thai. Nhưng có lẽ không thành công vì bọc thai giả của cô đã bị lòi ra ngoài.
Các nhân vật dùng kem trong phim cổ trang, hay quảng cáo phun trên tường cũng là lỗi hậu kỳ khiến khán giả nhức mắt.
Theo zing.vn
Hóa thân thành phi tần nhà Thanh, Dương Mịch làm khán giả nhớ đến nàng Tình Xuyên trong 'Cung tỏa tâm ngọc' năm nào Một lần nữa, Dương Mịch hóa thân thành mỹ nhân trong Thanh cung sau 8 năm. Khán giả lần lượt bày tỏ nhìn tạo hình này của Dương Mịch nhớ về nàng Tình Xuyên năm nào. Sau 8 năm kể từ Cung tỏa tâm ngọc, cuối cùng "Tình Xuyên" và "Bát Gia" cũng có thể tái hợp. Trong chương trình Gặp gỡ thiên...