Ngắm nhìn thác Bản Giốc mùa nước cạn
Thác Bản Giốc là kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng, điểm du lịch quan trọng nhất của tỉnh Cao Bằng, được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch để trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.
Thời gian vừa qua, do thời tiết khô hạn kéo dài, cùng với hoạt động tích nước của thủy điện phía thượng lưu khiến thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng rơi vào tình trạng thiếu nước, chỉ một số khung giờ nhất định thác mới có nước xả từ thủy điện.
Một số người dân khuyên du khách nên tới tham quan thác vào thời gian từ 11 giờ đến 14 giờ 30 hằng ngày khi thủy điện xả nước.
Video đang HOT
Cảnh quan xung quanh khu vực Thác Bản Giốc.
Thác Bản Giốc gồm thác chính và thác phụ, rộng tổng cộng khoảng 300 m.
Theo thống kê, trong quý I, huyện Trùng Khánh đón 122.400 lượt khách du lịch, riêng khu vực thác Bản Giốc đón hơn 56.000 lượt.
Do lượng nước đổ về thác ít, du khách có thể tiến vào gần để tham quan. Con thác vẫn mang một vẻ đẹp riêng, thu hút nhiều người khi tới đây trong mùa nước cạn.
Được biết, ngày 16-4, Ban Quản lý khu du lịch thác Bản Giốc đã có công văn gửi các sở ngành liên quan của tỉnh Cao Bằng với nội dung từ cuối năm 2022 và quý 1 năm 2023, lượng nước chảy về thác Bản Giốc ngày càng ít, ảnh hưởng đến hoạt động tham quan, du lịch của du khách. Đề nghị các sở, ngành kiểm tra, giám sát (hoặc xử lý), đảm bảo lượng nước chảy về thác từ 8 giờ -17 giờ giờ hằng ngày.
'Đánh thức' tiềm năng du lịch Cao Bằng
Nằm trên vùng Đông Bắc của Tổ quốc, Cao Bằng có những dãy núi hùng vĩ, trùng điệp, non xanh nước biếc, phong cảnh đẹp tươi đến kỳ lạ.
Chẳng thế mà ca dao có câu: "Cao Bằng gạo trắng nước trong".
Thác Bản Giốc bừng sáng trong nắng Thu
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ thác Bản Giốc, Cao Bằng
Vẻ đẹp mê hồn của thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc - khu du lịch trọng điểm của tỉnh Cao Bằng, điểm đến ưa thích của du khách.
Không chỉ là nơi có thiên nhiên ưu đãi, vùng đất này còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của 8 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô lô, Kinh, Hoa). Ở đây còn có những ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn thơ mộng; những trang phục, điệu múa, làn điệu dân ca; những món ăn đặc trưng miền núi đậm đà hương vị núi rừng sẽ là chất xúc tác cho du khách khám phá vùng đất biên cương Cao Bằng.
Cao Bằng có tới 214 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 3 khu di tích đặc biệt cấp quốc gia (Khu di tích Pác Bó, Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê).
Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.275 km2 trải dài trên địa bàn 9 huyện của tỉnh. Các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá và đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng, như các tháp đá nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm, phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam.
Đỉnh Sơn Bạc Mây - Tọa lạc trên bản "Suối có vàng" Đỉnh Sơn Bạc Mây tọa lạc trên bản Sin Suối Hồ "Suối có vàng", nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), cách trung tâm xã Sin Suối Hồ chưa đầy 4km. Thác Hoa - Phiên bản "thác Bản Giốc thu nhỏ" tại Hạ Lang Đến Sơn Bạc Mây thượng...