Ngắm nhan sắc xinh đẹp của “bông hồng lai” Việt Nam – Palestine
Dina Salameh là cựu sinh viên của ĐH Hà Nội, khoa ngôn ngữ Ả Rập. Mang trong mình hai dòng máu Việt Nam và Palestine, Dina gây ấn tượng với nhiều người vì nhan sắc đậm chất Á Đông của mình.
Dina Salameh mang trong mình hai dòng máu Việt Nam và Palestine
Dina Salameh (sinh năm 1996) có tên tiếng Việt là Trần Hoài Anh, nhưng bạn bè vẫn thường gọi là Dina. Sở hữu thân hình mảnh khảnh, nhan sắc lai xinh đẹp với đôi mắt sâu và mái tóc xoăn như “công chúa tóc xù”, 9x dễ dàng gây ấn tượng với người đối diện từ lần gặp đầu tiên.
Chia sẻ về quyết định lựa chọn ngành học Ngôn ngữ Ả Rập của mình, Dina cho biết: “Tiếng Ả Rập như một cây cầu đưa mình về với nguồn cội. Những năm cuối cấp 3, khi đang làm hồ sơ thi, mình cũng phân vân lắm.
Bản thân chỉ giỏi mỗi tiếng Anh và thích học tiếng Anh thôi, nên mình tìm hiểu về trường Đại học Ngoại ngữ. Khi biết trường giảng dạy tiếng Ả Rập, mình rất bất ngờ và quyết định ngay.
9x có tên tiếng Việt là Trần Hoài Anh. Sở hữu thân hình mảnh khảnh, nhan sắc lai xinh đẹp với đôi mắt sâu và mái tóc xoăn như “công chúa tóc xù”, 9x dễ dàng gây ấn tượng với người đối diện từ lần gặp đầu tiên.
Tuy có bố là người Palestine, nói tiếng Ả Rập nhưng mình được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nên mình không có cơ hội tiếp xúc nhiều với văn hoá Ả Rập.
Mình cũng chưa được đến đất nước quê hương của bố bao giờ. Tất cả mọi thứ, mình chỉ được nghe bố dạy mà thôi, mà ngôn ngữ và văn hoá Ả Rập là một kho tàng quá đồ sộ.
Với mình, việc học đơn thuần chỉ là học để biết, để mở mang đầu óc, có thêm kiến thức chứ không phải để học nghề, kiếm việc làm khi ra trường.
Bởi vậy, theo ngành ngôn ngữ Ả Rập thật sự đã thoả mãn khao khát được học của mình. Ngôn ngữ và văn hoá Ả Rập không chỉ giúp mình hiểu hơn về một nửa dòng máu đang mang, mà còn mở ra cho mình một bầu trời kiến thức mới”.
Tuy có bố là người Palestine, và nói thành thạo tiếng Việt, tiếng Ả Rập và tiếng Anh, nhưng Dina vẫn quyết định theo học ngành Ngôn ngữ Ả Rập để được tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa nguồn cội của mình.
Khi đang là sinh viên năm thứ hai của ĐH Hà Nội, Dina giành được học bổng học tiếng Ả Rập ở Ai Cập. Đây là một trải nghiệm không thể quên đối với 9X, khi cô được đoàn tụ với một người thân trong gia đình đang sinh sống tại đây, có cơ hội dạy tiếng Việt cho một nghệ sĩ múa rối nước người Ai Cập và học hỏi nhiều điều về văn hóa, lịch sử của đất nước này.
Video đang HOT
“Ngôn ngữ giúp mình kiên trì hơn, tạo nhiều mối quan hệ bạn bè khắp năm châu. Nhiều lúc nhớ về quãng thời gian du học tại Ai Cập, mình hay gán ghép nó với sự kì diệu. Có đặt chân đến đất nước này, tự mình trải nghiệm cuộc sống ở đây mới thấy kim tự tháp và các huyền thoại Pharaoh không phải là điều kì diệu nhất.
Điều kì diệu đầu tiên là ý chí đã giúp mình làm những điều mình nghĩ là không thể, như vừa học ở cùng lúc hai trung tâm, vừa đi làm. Ngày nào lịch cũng dày đặc nhưng mình vẫn rất vui, và học chăm chỉ.
Điều kì diệu thứ hai mà mình nhớ mãi là cơ hội được gặp gỡ và dạy tiếng Việt cho chị May Mohab, một nghệ sĩ múa rối nước tại Ai Cập. Chị đam mê múa rối nước Việt Nam và đã mang nó vào văn hoá Ai Cập để kể lại những câu chuyện thần thoại về những vị vua Pharaoh.
Khi đang là sinh viên năm thứ 2, Dina giành được học bổng du học tại Ai Cập. Quãng thời gian học tập tại đây đã mang lại cho cựu nữ sinh những trải nghiệm khó quên, mà nếu không theo học tiếng Ả Rập, cô sẽ khó có được.
Ở Ai Cập nổi tiếng với văn hoá từ thời Pharaoh, du lịch Ai Cập luôn có những show hình ảnh và âm thanh đa dạng khác nhau kể về những câu chuyện thần thoại này.
Và chưa bao giờ múa rối nước lại được đưa vào cho đến khi chị May xuất hiện với bài luận tốt nghiệp về múa rối nước Việt Nam. Một sự giao thoa văn hoá rất mới lạ và thú vị.
Những trải nghiệm quý báu như vậy, nếu như không theo học tiếng Ả Rập, mình sẽ không thể nào có được trong đời nên mình rất trân trọng”.
Ngoài việc học, Dina còn từng giữ chức Phó chủ tịch CLB tiếng Ả Rập trong trường, tham gia nhiều chương trình văn nghệ trong và ngoài trường, hỗ trợ các sự kiện của Đại sứ quán Palestine tại Việt Nam và làm người mẫu ảnh, MC tự do.
Hiện nay, 9x mới tốt nghiệp tại ĐH Hà Nội và đang bước đầu xây dựng ước mơ sự nghiệp của mình với một cửa hàng nhỏ, bán các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cô bộc bạch mình có tình yêu với động vật, cây cỏ, thiên nhiên từ khi còn rất nhỏ, và luôn nung nấu ý tưởng về một tương lai khi mọi người đều có thể sống cân bằng, hòa thuận với thiên nhiên.
“Mình đã thử sức ở nhiều công việc khác nhau, nhưng lĩnh vực môi trường là điều duy nhất mình có thể làm hàng ngày, dù kiếm nhiều hay ít tiền, dù có làm đến tận 10 năm 20 năm nữa. Mình muốn làm tốt hơn mỗi ngày từ những việc nhỏ nhặt.
Start-up là đồng nghĩa với khó khăn. Nhất là với những sản phẩm thân thiện môi trường ở thị trường Việt Nam, vì nhiều người vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc này.
Mình vừa phải kinh doanh, vừa phải cố gắng thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Mình đã xác định ngay từ đầu rằng con đường này là sẽ không dễ dàng nên mỗi khó khăn, thất bại đều là bài học cho mình.”, bông hồng lai bộc bạch.
Tự nhận mình không có thân hình của một người mẫu, nhưng 9x cho biết mình có phong thái tự tin và truyền tải được năng lượng tích cực đến người xem ảnh.
Bên cạnh việc kinh doanh riêng, Dina vẫn làm nhiều công việc như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, làm marketing, nhận lời chụp ảnh mẫu và diễn viên, MC tự do, làm youtube chia sẻ kiến thức về bảo vệ môi trường, về văn hoá Ả Rập và Việt Nam.
Cô mong muốn bản thân sẽ góp phần mang nền văn hóa của hai quê hương đến gần nhau hơn, cũng như lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Hiện nay, Dina đang bước đầu xây dựng công việc kinh doanh của mình trong lĩnh vực sản phẩm bảo vệ môi trường.
Cô bộc bạch mình có tình yêu với động vật, cây cỏ, thiên nhiên từ khi còn rất nhỏ, và luôn nung nấu ý tưởng về một tương lai khi mọi người đều có thể sống cân bằng, hòa thuận với thiên nhiên.
Bên cạnh việc kinh doanh riêng, Dina mong muốn bản thân sẽ góp phần mang nền văn hóa của 2 quê hương đến gần nhau hơn, cũng như lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Sinh viên kêu than lịch học quân sự chuyển sang mùa hè nóng bức, Hiệu trưởng trả lời bất ngờ
Lịch học Giáo dục Quốc phòng An ninh của sinh viên khoá QH2019 (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) bất ngờ chuyển từ tháng 3 năm 2021 sang tháng 7 năm nay khiến nhiều sinh viên bất ngờ.
Giáo dục Quốc phòng An ninh và Giáo dục Thể chất là 2 học phần bắt buộc trong chương trình giáo dục Đại học dành cho các bạn sinh viên. Mỗi trường sẽ lựa chọn một địa điểm để thực hành môn học này, trong đó Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ĐHQGHN (Hoà Lạc) và trung tâm Xuân Hoà là 2 nơi được nhiều trường lựa chọn.
Theo kế hoạch ban đầu, các sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đăng ký học phần Giáo dục Quốc phòng An ninh khoá QH2019 sẽ lên đường đi Hoà Lạc vào tháng 3/2021. Tuy nhiên mới đây, lịch học đã có sự thay đổi, từ tháng 3/2021 sang tháng 7/2020 khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy bất ngờ, một phần vì không thể sắp xếp được công việc, một phần vì lo lắng học quân sự đúng đợt nắng nóng đỉnh điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhiều bạn sinh viên đã không ngần ngại gửi những thắc mắc này đến các thầy cô, và mới đây nhất, thầy Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã chính thức có những lên tiếng giải đáp.
Thầy Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
"Thua thay, em la SV khoa QH2019, em that su vo cung bat ngo truoc tin bon em se đi học quan su ngay vao thang 7 toi. Bon em that su mong truong se suy nghi va can nhac lai. Thang 7 la khoang thoi gian nong đinh điem cua mua he, nhiet đo ngoai troi co the len toi 50-60 đo, trong tiet troi nhu the neu bon em mac quan phuc va ngoi ngoai san, bon em co the se bi say nang, cam nang de dang; đong thoi bon em cung qua bat ngo nen bon em cung chua co chuan bi bat cu thu gi ca. Va nhung du đinh bon em đa đinh lam trong mua he nam nay, tat ca đeu tan tanh het vi theo nhu thong bao truoc, chung em đeu yen tam la thang 3 nam sau se đi hoc quan su trong tiet troi mat me, de chiu.
Bọn em cũng biết là có 2 lựa chọn, bọn em có thể học cùng QH2020, nhưng thưa thầy, lịch học kì 2 của bọn em sẽ bị gián đoạn. Kinh mong thay va Ban giam hieu nha truong can nhac lai quyet đinh hoc quan su cho khoa QH2019. Em khan mong thay co hay hieu cho chung em!" - lời thắc mắc của một bạn sinh viên được thầy đưa vào dòng trạng thái.
Trước thắc mắc này, thầy Minh đã lên tiếng giải đáp cho các bạn sinh viên như sau:
"Đừng bi kịch hóa vấn đề như thế em ạ. Trong 4 năm học ở trường em có thể đăng ký học vào thời điểm phù hợp cho em. Nếu em không đăng ký học đợt 01/7 - 12/8 thì cũng không sao mà! (và nếu không có sinh viên nào đăng ký học thì khóa học cũng không tổ chức được!)
Nếu không phải sinh viên ULIS học thời điểm tháng 7 thì sẽ là sinh viên trường khác thôi vì Trung tâm An ninh Quốc phòng phải bố trí học quanh năm mới có thể đáp ứng hết nhu cầu học của các trường.
Tối thứ Tư ngày 17/6 lúc 20h00, Nhà trường sẽ tư vấn, hướng dẫn và giải đáp cho các em về vấn đề này và sau đó các em đưa ra quyết định sẽ đăng ký hoặc không đăng ký nhé.
Cứ bình tĩnh, mọi quyết định đều có lý do của nó và mọi việc đều có hướng giải quyết!
Tất cả SV ULIS sẽ được bố trí học An ninh Quốc phòng và Giáo dục Thể chất đầy đủ trước khi tốt nghiệp. Đó là trách nhiệm của Trường!
Bức xúc không làm ta vô can (Tên một cuốn sách của Đặng Hoàng Giang rất nên đọc!)
Buông những lời chua chát liệu có làm những ngày hè dịu lại, hỡi những người bạn của tôi?"
Thầy Đỗ Tuấn Minh chụp ảnh cùng các bạn sinh viên trường Ulis tại Hoà Lạc.
Bên cạnh việc chia sẻ trên trang cá nhân, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN cũng có phần giải đáp thắc mắc trên fanpage Đoàn Thanh niên Trường Đại học Ngoại ngữ. Về những lo lắng lịch học quân sự rơi vào đúng đợt nắng nóng, thầy cho biết: "Thời điểm này đang là cao điểm nắng nóng, tuy nhiên Trung tâm GDQPAN cũng ưu tiên cao nhất là sức khỏe của các bạn. Mỗi một mùa khác nhau, thầy tin là sẽ có những trải nghiệm khác nhau, và điều đó sẽ thực sự trở thành những ngày tháng đáng nhớ nhất của các em. Điều này có lẽ các anh chị khóa trước chia sẻ thì sẽ chân thực hơn. Hơn nữa các trường khác, các anh chị khóa trước cũng rèn luyện được vậy tại sao chúng ta thì không?
Ngay thời điểm này các anh chị QH2018 chưa kịp theo học khóa Quốc phòng An ninh năm rồi cũng đã lên đường đến Hoà Lạc để học ngay khi Trung tâm tổ chức lại được việc giảng dạy. Và cho dù dịp này sinh viên Ulis không học thì Trung tâm cũng sẽ tiếp nhận sinh viên các đơn vị khác chứ không có chuyện "mát mẻ" thì giảng dạy, "nóng bức" thì nghỉ xả hơi đâu."
Bên cạnh đó, những thắc mắc còn chưa được giải đáp và thông tin về khoá học quân sự sắp tới, thầy sẽ có chia sẻ cụ thể vào tối thứ Tư, ngày 17/6 trên fanpage chính thức của nhà trường.
Dân mạng phát cuồng vì bé mèo "2 mặt" ú na ú nần đến từ Thái Lan Và bé mèo đáng yêu này không phải là kết quả của mối tình ngang trái nào hết, tự nhiên đã thế rồi! "Cục bông" độc lạ dưới đây đến từ Thái Lan, dù trang Instagram của em mới có hơn 1500 follower - cô mèo vẫn tích cực đốn tim của vô số dân mạng. Theo thông tin trên Instagram - em...