Ngắm mùa vàng rực rỡ ở Tiên Yên
Nói đến Tiên Yên, không thể không nhắc tới những thửa ruộng bậc thang, nhất là vào mùa lúa chín, những thửa ruộng này được khoác lên mình một chiếc áo vàng óng khiến du khách khi đến sẽ quên đường về.
Đến hẹn lại lên, chúng tôi đến Tiên Yên vào một ngày đầu tháng 11. Sau vài chục phút từ thị trấn Tiên, trải nghiệm thú vị trên cung đường bạt ngàn màu xanh của cây rừng, những thửa ruộng bậc thang bát ngát thuộc xã Đại Dực hiện ra trước mắt (Ảnh: Đỗ Quân).
Màu xanh của trời, của cái nắng cuối thu hanh hao vàng như rót mật và hơn cả là màu vàng rực rỡ của lúa chín tạo nên một bức tranh sinh động (Ảnh: An Nhiên).
Khi chúng tôi đến, bà con dân tộc Sán Chỉ đang tổ chức gặt lúa, tiếng cười nói rộn ràng cả cánh đồng. Trên đường cái, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp những thôn nữ trong trang phục của người Sán Chỉ (dân tộc sinh sống chủ yếu tại đây) với nụ cười tươi rói cùng cái gật đầu chào vô cùng mến khách (Ảnh: Đỗ Quân).
Theo lãnh đạo huyện Tiên Yên, đa số diện tích lúa vụ mùa của các xã vùng cao huyện Tiên Yên được bà con canh tác trên những thửa ruộng bậc thang, cao thấp khác nhau, hình thành cảnh quan đặc trưng tại các xã vùng cao như Phong Dụ, Đại Thành, Đại Dực… Mùa gặt thường xuyên đón đông đảo các đoàn du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh (Ảnh: Đỗ Quân).
Trước đó, ngày 30/10, tại Nhà Văn hóa dân tộc Sán Chỉ, xã Đại Dực (Tiên Yên) diễn ra Lễ hội Văn hóa và Thể thao dân tộc Sán Chỉ – Mùa vàng miền Soóng Cọ năm 2021, đồng thời Lễ phát động 300 ngày đêm hoàn thành công trình đường giao thông nối liền trung tâm xã Đại Dực sang xã Đại Thành cũ (nay đã sáp nhập vào xã Đại Dực) và công trình Trung tâm Văn hóa thể thao dân tộc Sán Chỉ.
Không chỉ với phần nghi lễ cầu mùa, cầu cho mưa gió thuận hòa, mùa vàng tốt tươi, cuộc sống nhân dân ấm no hạnh phúc mà còn có phần hội với thi gặt lúa nhanh, gánh lúa giỏi, giao lưu bóng chuyền hơi nam, nữ các xã thị trấn trên địa bàn huyện, thi các môn thể thao dân tộc, thi ẩm thực truyền thống của dân tộc Sán Chỉ (giã bánh dày, trình bày mâm cỗ)… (Ảnh: Đỗ Quân).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra các hoạt động thể thao như: Đẩy gậy bắn nỏ, giải chạy việt dã chủ đề “Băng qua mùa vàng” tại khu vực ruộng bậc thang thôn Khe Lục, đặc biệt là thi đấu bóng đá nữ Sán Chỉ giữa các thôn (Ảnh: An Nhiên).
Lễ hội góp phần tiếp tục bảo tồn, phát huy, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của đồng bào Sán Chỉ trên địa bàn huyện Tiên Yên với du khách gần xa, tạo ấn tượng với du khách về ruộng bậc thang vùng cao Đại Dực, góp phần xây dựng bền vững sản phẩm du lịch mùa đông ở Tiên Yên. Đây cũng là sự kiện huyện Tiên Yên nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các giải pháp kích cầu du lịch sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (Ảnh: An Nhiên).
Mùa vàng ở rừng ngập mặn Rú Chá
Những ngày đầu tháng 10, khu rừng ngập tràn sắc vàng của cây giá tạo nên một bức tranh đầy thơ mộng cho cố đô Huế.
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về phía Đông, Rú Chá là địa điểm thu hút hàng trăm nhiếp ảnh gia trên cả nước đổ về sáng tác mỗi dịp cuối thu. Đây là một trong những hệ sinh thái rừng ngập mặn còn tồn tại trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (đầm nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á).
Khu rừng ngập mặn Rú Chá có diện tích khoảng 5,8 hecta.
Theo người dân địa phương, cái tên Rú Chá được hiểu theo nghĩa "rú" là rừng núi, "chá" là cách đọc trại của chữ "giá". Thảm thực vật nơi đây khá phong phú với 27 loài. Trong đó, cây giá chiếm hơn 80% diện tích rừng.
Giá là loài cây có bộ rễ ngập nước nông, phần hốc trở thành nơi trú ẩn của những con còng. Rừng ngập mặn Rú Chá còn được biết đến là bức bình phong che chắn cho đất liền khu vực biển Thuận An.
Là loài đơn phái, hoa đực và hoa cái của giá không nằm cùng một cây. Hoa giá có màu vàng nhạt, độ dài 3-12cm, mọc ở nách lá.
Với diện tích không quá lớn cùng với quy trình quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền địa phương, khu vực rừng ngập mặn Rú Chá hầu như không xảy ra tình trạng săn bắn động vật. Nhờ đó, địa điểm này đã trở thành nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim, thú.
Khu rừng ngập mặn Rú Chá ít bị ảnh hưởng do thiên tai cho nên cứ đến mùa nước nổi, người dân lại đến đây để tránh lũ quét.
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, ngoài khách địa phương đến tham quan, Rú Chá còn đón nhiều lượt khách du lịch khắp cả nước đổ về.
Chị Hoàng Lan (52 tuổi) sống ở TP.HCM chia sẻ: "Thấy hình ảnh Rú Chá trên mạng xã hội rất nhiều, năm nay mới có dịp ra Huế. Đến đây, tôi như lạc vào một khu rừng cổ tích đầy mộng mơ".
Vào những ngày này, hàng trăm nhiếp ảnh gia trên cả nước đổ xô về Rú Chá. Đây là nguồn cảm hứng sáng tác cho những tâm hồn yêu cái đẹp.
Hình ảnh ngư dân đánh bắt ở rừng ngập mặn được các nhiếp ảnh gia yêu thích và chọn làm chủ đề sáng tác từ nhiều qua.
Anh Bình (42 tuổi), ngư dân địa phương cho biết: "Do mưa nhiều nên năm nay Rú Chá không đẹp như các năm trước nhưng đổi lại lượng tôm, cá lại nhiều hơn so với mọi năm".
Để góp phần quảng bá hình ảnh Rú Chá nói riêng và du lịch Huế nói chung. Vừa qua, UBND TP. Huế (Thừa Thiên Huế) đã phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip với chủ đề "Rú Chá, Cồn Tè - Sắc màu sông nước" năm 2022. Đây là cuộc thi nhằm tìm ra các tác phẩm đẹp, hay về Rú Chá, Cồn Tè và vùng đầm phá Tam Giang thuộc địa bàn TP Huế để triển lãm, truyền thông và quảng bá 2 địa danh này.
Mùa vàng ở Y Tý Vào dịp tháng 8, tháng 9 hằng năm, khung cảnh mùa lúa chín ở vùng đất Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) đẹp như một bức tranh. Từ đỉnh núi nhìn xuống, con đường nhựa liên xã nhỏ như sợi chỉ uốn mềm mại qua những mảng vàng rực của lúa. Thi thoảng khung cảnh thơ mộng ấy được chấm phá thêm những...