Ngắm mộ cổ tuyệt đẹp của đại gia người Hoa Chợ Lớn
Ngôi mộ cổ đại gia giàu thứ ba Sài Gòn thời thuộc địa, tức mộ Bá hộ Xường là một tác phẩm nghệ thuật rất đặc sắc.
Trong con hẻm 79/30 Phú thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường – vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).
Khu lăng mộ được xây từ ngày Bá hộ Xường qua đời, nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc độc đáo.
Ngôi nhà mộ được xây dựng kiên cố với kiến trúc khối hình chữ nhật mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ. Công trình này có ba cửa, một cửa vòm chính giữa và hai cửa phụ ở hai bên.
Trên vòm cửa có một chữ Hán là chữ Lý được đắp nổi, là biểu tượng cho dòng họ Lý.
Hai bên hông của nhà mộ còn được thiết kế ba cửa vòm nhằm tạo sự thông thoáng và đưa ánh sáng tự nhiên vào trong.
Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường. Trước mộ có hai bức bức tượng người, gồm một nam một nữ, mang tên là Lương Phước Thắng và Kiều Thoại Hương. Giữa hai bức tượng là hương án bằng đá, phía trên có lư hương cũng bằng đá được tạo dáng đẹp và chạm khắc công phu. Sau lư hương là bia trước của ngôi mộ.
Mộ Bá hộ Xường có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc.
Trên đầu các trụ là hình dĩa quả với các loại: xoài, mãng cầu, dứa… là những loại trái cây quen thuộc ở mảnh đất phương Nam lúc đó.
Video đang HOT
Trên thành mộ là các tấm đá được chạm khắc rất sống động với hình ảnh của những con vật gần gũi với người Việt như: dê, khỉ, thỏ, ngựa, hươu…Các trụ cột vuông ở bốn góc cũng được đẽo, gọt, chạm khắc rất tỉ mỉ.
Sau mộ cũng có hương án và bia, với kích thường lớn hơn phía trước mộ. Văn bia có hơn 300 chữ Hán khắc chìm vào đá với nội dung tóm tắt về tiểu sử, sự nghiệp và những tiếc nối của gia đình đối với ông Lý Tường Quang.
Trần nhà mộ được trang trí khá tinh tế, ở giữa là một hình chữ nhật, bên trong trang trí hoa văn, phía ngoài có bốn hình tròn dạng bông cúc đối xứng ở bốn cạnh tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho không gian kiến trúc.
Sân trước nhà mộ còn có hai ghế đá tựa lớn đặt ở hai bên, làm nơi nghỉ cho người nhà họ Lý khi đến thăm mộ. Hai chân trước của ghế được tạo dáng giống như hai chân trước của con sư tử.
Mái nhà mộ được lợp ngói ống màu xanh. Trên đỉnh mái ngói có hình bán nguyệt lớn, bên trong đắp nổi một số hình như: bát nhang, lọ hoa, dĩa trái cây, hai bên là hai đầu rồng bằng gốm sứ.
Trong khuôn viên khu lăng mộ còn mộ của vợ Bá hộ Xường bà Nguyễn Thị Lâu. Ngôi mộ này nằm song song và cách nhà mộ khoảng 2 mét về phía bên phải.
Tuy không lớn như mộ ông Lý nhưng mộ bà Nguyễn Thị Lâu lại có nét đẹp độc đáo riêng. Mộ gồm có các bộ phận như: tường bao mộ, sân mộ, bia trước mộ, nấm mộ và bia sau mộ. Tất cả đều được tạo tác bằng đá một cách giàu nghệ thuật.
Cả hai ngôi mộ của ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quần thể công trình này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2009.
Theo_Kiến Thức
Tài xế xe bus Ấn Độ đặt tên con trai là Lý Quang Diệu
Xúc động trước tình cảm mà người dân Singapore dành cho "người cha lập quốc" Lý Quang Diệu, tài xế xe bus B. Jeyaprakash ở Ấn Độ đã lấy ngay tên cố Thủ tướng Lý đặt cho con trai sơ sinh của mình.
Bé trai sơ sinh Ấn Độ được đặt tên là Lý Quang Diệu - theo tên của "người cha lập quốc" của Singapore.
Điều đặc biệt là, tài xế B. Jeyaprakash, lái xe bus cho công ty vận tải của chính phủ ở bang Tamil Nadu của Ấn Độ chưa từng đến thăm Singapore cũng như không hề biết đến cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cho tới khi ông mất hồi tháng trước - sự kiện được truyền thông khắp thế giới đưa tin rộng rãi.
Theo tờ Straitstimes, tài xế B. Jeyaprakash, 37 tuổi, sống tại thành phố Mannargudi - có dân số 70.000 người đã rất xúc động trước sự tôn thờ, biết ơn và thương tiếc của người dân Singapore nói riêng cũng như cộng đồng thế giới nói chung dành cho ông Lý Quang Diệu. Do đó, ông đã quyết định đặt tên cho "cậu ấm" mới sinh của mình là Jeyaprakash Lý Quang Diệu.
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, khắp nơi trong thành phố Mannargudi, nơi tài xế B. Jeyaprakash sinh ra và lớn lên tháng trước cũng tràn ngập hình ảnh và băng rôn về ông Lý. Và ngày Singapore đưa tang "người cha lập quốc", hơn 300 người ở Mannargudi cũng như các khu vực lân cận đã diễu hành trong im lặng quãng đường dài 4km cùng với một vòng hoa tưởng niệm ông.
Đám diễu hành dừng lại ở trung tâm thành phố và mọi người cúi đầu, lặng người cầu nguyện trước bức ảnh chân dung cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
"Trước đó, tôi chưa từng nghĩ rằng tôi sẽ đặt tên con như vậy. Tôi đi ra chợ mua sữa và gặp đám đông diễu hành để tượng niệm ông Lý Quang Diệu. Tôi dừng lại xem vì tò mò và đã được nghe mọi người kể rất nhiều điều tuyệt vời mà ông ấy đã làm cho Singapore. Mọi người đều tôn thờ, ngưỡng vọng và biết ơn ông ấy", tài xế Jeyaprakash chia sẻ.
"Đây là lần đầu tiên tôi biết đến ông Lý Quang Diệu. Tôi không cần hỏi ý kiến vợ mình và lập tức đưa ra quyết định. Con trai tôi cần một cái tên đẹp và tốt lành. Vì thế, tôi lấy tên ông Lý để đặt cho con trai mình với hy vọng tương lai thằng bé sẽ làm được những điều tốt đẹp trong cuộc sống", tài xế xe bus Ấn Độ chia sẻ thêm.
Con trai của tài xế xe bus Jeyaprakash được sinh ra ngày 23.3 - cùng ngày ông Lý Quang Diệu mất.
Mẹ của tài xế Jeyaprakash không thể phát âm tên cháu trai của mình. Tuy nhiên, vợ ông không gặp trở ngại trong việc phát âm.
"Đó là tên của một nhà lãnh đạo, một người đàn ông tuyệt vời. Lý Quang Diệu", người vợ 27 tuổi của tài xe bus mỉm cười nói.
Bé trai Jeyaprakash Lý Quang Diệu được mô tả là rất ngoan, ít quấy khóc: "Thằng bé không quấy khóc. Nó dễ chăm hơn hẳn so với con gái của tôi trước đây", tài xế Bhagiyalakshmi nói.
Tài xế này sau đó đã tìm đọc mọi thông tin về ông Lý Quang Diệu từ các tờ báo địa phương. Ông đã cắt một bức ảnh của ông Lý trên báo và có ý định treo ảnh lên tường nhà mình.
"Nếu tôi treo một bức ảnh trong nhà, tôi có thể chỉ bức ảnh và tự hào khoe với mọi người về nguồn gốc cái tên độc của con trai tôi", tài xế này cho biết và nói rằng, ông cũng ủng hộ 160 USD (gần bằng 1 tháng lương) cho một bảo tàng nhằm để tưởng niệm ông Lý đang được lên kế hoạch xây dựng tại thành phố Mannargudi.
Ở bang Tamil Nadu, người dân có thói quen đặt tên con theo tên các vĩ nhân, những người nổi tiếng trong lịch sử thế giới, chẳng hạn Josef Stalin, Karl Marx, Nikita Khrushchev và Winston Churchill.
Ông M. Karunanidhi, lãnh đạo của đảng Dravida Munnetra Kazhagam và từng giữ chức thủ hiến bang Tamil Nadu, cũng đặt tên con trai là MK Stalin.
Theo_Dân việt
Di sản quý báu của ông Lý Quang Diệu (Phần 2) Vào thời điểm Singapore giành độc lập, lần đầu tiên từ tay nước Anh vào năm 1963 và sau đó từ tay Malaysia vào năm 1965, thế giới mới chỉ có vài hình mẫu hệ thống. Vào những năm 1950 và 1960, ông Lý Quang Diệu đã đi từ Sri Lanka đến Jamaica để học hỏi những câu chuyện thành công ở nhiều...