Ngắm hoàng hôn nơi Kỳ Quan San
Kỳ Quan San còn được dân leo núi gọi bằng một cái tên khác là Bạch Mộc Lương Tử, nằm ở ranh giới giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Ngắm hoàng hôn ở độ cao trên đỉnh Kỳ Quan San là trải nghiệm tuyệt vời với dân mê leo núi như chúng tôi. Đỉnh Kỳ Quan San cao 3.046m so với mặt nước biển, được xếp là một trong bốn đỉnh núi cao nhất của Việt Nam.
Nằm ở ranh giới giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu nên con đường chinh phục đỉnh cao này có nhiều cung đường cho mọi người lựa chọn.
Hành trình về với núi lần này, chúng tôi lựa chọn cung đường đi từ Sàng Ma Sáo – một xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Chinh phục con dốc đầu tiên.
Đoạn đường được mệnh danh là “sống lưng khủng long”.
Con đường mòn xuyên rừng.
Vì có kinh nghiệm đi núi nên chúng tôi chuẩn bị tư trang rất đầy đủ, để đảm bảo an toàn là trên hết.
Video đang HOT
Chuẩn bị bữa trưa ở độ cao 2.100m.
Hành trình 30km đi rừng với nhiều loại địa hình khiến chúng tôi khá mất sức. Khi thì đường dốc đất, khi thì đường rừng, khi lại vách đá…
Chúng tôi đã phải liên tục dừng nghỉ để lấy lại sức trong suốt chuyến hành trình chinh phục của mình.
Nghỉ chân giữa lưng chừng trời.
Cây cỏ đóng băng tuyết chúng tôi gặp dọc đường đi.
Chúng tôi gặp những người H’Mông đi lấy củi.
Hành động đẹp của cộng đồng trekking.
Và không phụ lòng người, chúng tôi đặt chân tới vùng cột mốc độ cao 3.046m.
Cảnh hoàng hôn bắt đầu buông những ánh nằng vàng ấm áp của một chiều cuối năm từ phía Tây.
Những cảm xúc như vỡ òa trước khung cảnh kỳ vỹ.
Chúng tôi đang đứng trên biển mây mênh mông, gần xa là từng lớp nhấp nhô mờ tỏ những dãy núi.
Trăng sáng vằng vặc trên đỉnh Kỳ Quan San./.
CTV Minh An/VOV.VN
Theo vov.vn
"Săn mây" ở thị trấn sương mù Sa Pa
Đã từ lâu, Sa Pa (Lào Cai) được xem là địa điểm du lịch ưa thích của du khách trong nước và quốc tế.
Không chỉ nổi tiếng bởi ẩm thực độc đáo, lạ miệng, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Khi chiều về, những tảng mây trôi lững lờ quanh các con phố, cảm giác như có thể sờ, nắm được, khiến các du khách vô cùng thích thú.
Những con phố ở Sa Pa chìm trong sương mù. Ảnh: TL
Theo nhiều tài liệu ghi lại, thị trấn Sa Pa ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên Sa Pa là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pa ngày nay.
Không phải ngẫu nhiên mà Sa Pa nổi như cồn với những tên gọi như: Thị trấn mờ sương, thị trấn trên mây... Thị trấn này quanh năm mây phủ, mỗi năm đón đến hơn 2,4 triệu lượt du khách. Những người đến đây không chỉ muốn khám phá vẻ đẹp hùng vĩ, thưởng thức những món đặc sản dân tộc mà còn được ngắm những biển mây nơi tiên cảnh.
Ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, không khó để tìm ra được những "tọa độ" săn mây tại Sa Pa. Những địa điểm này dường như nằm trong sổ tay của du khách và người yêu Sa Pa.
Chúng tôi lên Sa Pa vào những ngày đầu đông. Mùa đông lạnh giá mang đến cho thị trấn trong sương nhiều nét đẹp khác lạ, huyền diệu trong sương mờ. Nếu may mắn, lên Sa Pa chúng ta còn có thể ngắm tuyết rơi như giữa trời Âu.
"Ở đây mùa xuân là đẹp nhất. Người dân tộc Mông, Tày, Giáy... với những trang phục đầy màu sắc xuống chợ. Lúc đó, những con phố ở Sa Pa như những bức tranh sơn dầu đẹp tuyệt diệu", một ông cụ bán lan rừng nói với chúng tôi bằng tiếng Kinh nhưng không rõ hẳn.
Để đi đến được thị trấn Sa Pa mùa này thì không ai khổ bằng lái xe. Sương mù bao phủ toàn bộ thị trấn và đường đi. Chúng tôi đi từ thành phố Lào Cai lên Sa Pa, bác tài phải liên tục bật đèn pha. Nhiều khi sương mù quá dày đặc, một thành viên nam trên xe phải xuống làm hoa tiêu, "xi nhan" cho bác tài. Chiếc xe cứ chạy rề rề cả tiếng mới đến được thị trấn mờ sương.
Mây và mây giăng kín trời đỉnh Fansipan đẹp diệu kỳ. Ảnh: TL
Không mất quá nhiều thời gian để khiến chúng tôi "phải lòng" Sa Pa. Giữa trời chiều, giữa sương mờ, Sa Pa hiện lên lung linh huyền ảo với những ánh đèn cao áp và ánh đèn đỏ của các nhà hàng trên phố. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn mưa phùn và gió lạnh đến tê tái người. Mùi ngô, khoai nướng đưa nhiều người về với tuổi thơ của mình.
Có lẽ ai yêu và tìm hiểu kỹ về Sa Pa đều biết đến 5 điểm săn mây tại địa điểm du lịch nổi tiếng này. Đó là đỉnh Fansipan, đỉnh đèo Ô Quy Hồ, bản Hang Đá, bản Sâu Chua, đỉnh Hàm Rồng. Sau một đêm dạo quanh những con phố tràn ngập sương mờ, chúng tôi quyết định sáng sớm mai sẽ đến bản Sâu Chua để từ trên núi cao được chiêm ngưỡng biển mây trắng xóa.
Đúng 8giờ sáng, chúng tôi có mặt ở bản Sâu Chua. Đây là bản làng nằm trong top nghèo của Sa Pa, chưa được phát triển du lịch nhiều. Sâu Chua cách thị trấn Sa Pa khoảng gần 9km. Những anh xe ôm người dân tộc đèo chúng tôi trên những chiếc xe côn chạy dọc theo đường Điện Biên Phủ hướng xuống thành phố Lào Cai, đến cây cầu 32 là gần đến nơi. Sâu Chua vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ, mộc mạc vốn có của nó.
Săn mây ở bản Sâu Chua, chúng tôi không cần phải tìm một chỗ đẹp, mà có thể ngồi ở bất kì tảng đá nào cũng có thể thu vào tầm mắt được thung lũng mây trắng muốt, cuồn cuộn như sóng biển.
Anh chàng Thào A, người bản địa Sâu Chua cười bảo: "Việc "săn mây" không khó nhưng phải biết nhìn thời tiết và có duyên. Có rất nhiều người đến đây đợi cả ngày không thấy mây nhưng vừa đi khỏi thì mây ùn ùn kéo đến như sóng cuộn. Có người thì đến bị "mây săn", nghĩa là đang đứng bị những áng mây bán chặt, không nhìn thấy đường đi. Tôi là người bản địa, gia đình tôi nhiều đời sống tại đây nên có thể đoán khá chính xác được ngày nào, giờ nào có mây và mây giăng kín bản".
Trên đường từ bản Sâu Chua về thị trấn, chúng tôi gặp những đứa trẻ người Mông đang đuổi đàn trâu về nhà. Những đứa trẻ ngây thơ, ăn mặc chưa đủ ấm với ánh mắt long lanh cười hiền với du khách. Chúng đã quá quen với cảnh những người xa lạ đến bản để "săn mây". Có lẽ, đến khi nào bản Sâu Chua phát triển được du lịch, những đứa trẻ này sẽ bớt vất vả, sẽ không còn mặc rét nữa.
Đến Sa Pa nhiều người còn thích thú với những buổi chợ phiên họp vào ngày Chủ nhật tại thị lỵ. Người dân vùng xa thường phải đi từ ngày hôm trước. Vào tối thứ Bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái bản làng người H'Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn... và người ta gọi đó là "chợ tình". Vào ngày Chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc.
Thanh Lương
Theo thanhtra.com.vn
Đi bộ giữa biển mây Chúng tôi "ồ" lên vui sướng khi nhìn thấy băng tuyết đóng trên ngọn cỏ, vạt cây. Mặt trời đang nhô lên từ đằng đông, nhuộm hồng cả một biển mây mênh mông lưng chừng núi. Cảnh vật mới kì vĩ làm sao... Chinh phục đỉnh Kỳ Quan San. 20h đêm. Nhiệt độ chưa đến 10 độ C. Đêm 13 nhưng là trăng...