Ngắm giao diện Yahoo! Mail thay đổi qua 10 năm phát triển
10 năm phát triển, Yahoo! Mail đã trả qua nhiều cú lột xác về giao diện để ngày càng thân thiện hơn với người dùng, cũng như bổ sung các tính năng mới.
Được bắt đầu triển khai vào ngày 8 tháng 10 năm 1997, cho đến nay dịch vụ Yahoo! Mail đã có 273,1 triệu thành viên (tính đến tháng 11/2010), biến nó trở thành dịch vụ thư điện tử dược ưa chuộng thứ 2 trên thế giới chỉ sau dịch vụ Gmail.
Hãy cùng GenK điểm lại tiến trình “lột xác” về giao diện màn hình đăng nhập của hệ thống dịch vụ thư điện tử nổi tiếng này trong thời kỳ 10 năm, từ 2001 đến 2010, và những dự báo giao diện cho bản beta thử nghiệm sẽ ra mắt trong năm 2011 này.
Năm 2001:
Năm 2002: (2002-2003)
Mùa hè năm 2002, Yahoo! đã tiến hành một cuộc thay đổi toàn diện cho trang web của họ. Đến ngày 2/7/2002, Yahoo! cho biết trang web thư điện tử cũng sẽ thay đổi. Và đây là những gì họ đã đem lại cho người sử dụng:
Năm 2004:
Ngày 1 tháng 4 năm 2004, Google cho ra mắt Gmail, dịch vụ thư điện tử với lời hứa hẹn cung cấp cho mỗi hòm thư 1GB lưu trữ miễn phí. Như một động thái đáp trả, những nhà cung cấp thư điện tử lớn lúc bấy giờ là Hotmail của Microsoft hay Yahoo! Mail đều đồng loạt nâng thêm dung lượng hòm thư của mỗi tài khoản.
Năm 2005:
Video đang HOT
Năm 2006:
Đến ngày 26/8/2007, Yahoo! Mail chính thức kết thúc beta và đưa ra 2 phiên bản dịch vụ thư điện tử: Yahoo! Mail và Yahoo! Mail Classic.
Tháng 3 năm 2009, Yahoo! Mail được tích hợp thêm dịch vụ chat Yahoo! Messenger ngay trên trình duyệt, giúp người sử dụng có thể vừa kiểm tra e-mail vừa chat cùng bạn bè ngay trên màn hình Yahoo! Mail của mình.
Năm 2010
Đến năm 2010, Yahoo! quyết định chuyển trang đăng nhập dịch vụ mail của họ về phong cách đơn giản tới mức tối đa.
Tính đến tháng 5 năm 2010, những dịch vụ email phổ biến nhất tại Mỹ lần lượt là: Yahoo! Mail, Windows Live Hotmail, Gmail và AOL Mail.
Năm 2011:
Trong năm 2011, Yahoo! Mail dự định sẽ thực hiện một cuộc “thoát xác” ngoạn mục cho dịch vụ Mail của họ, với nền tảng lưu trữ cũng như dịch vụ tốt hơn, cũng như giao diện bắt mắt hơn.
Theo PLXH
Khám phá thú vị về hành trình của một bức thư điện tử
Cùng tìm hiểu một bức thư điện tử phải trải qua bao nhiêu "gian truân" trước khi đến tay người nhận.
Cư dân Internet trao đổi hàng triệu bức thư điện tử mỗi ngày, luân chuyển một lượng thông tin khổng lồ. Mặc dù mạng xã hội đang tích cực thay đổi phương thức liên lạc của công dân mạng thời gian gần đây, vai trò trọng yếu của e-mail là không thể chối cãi.
Vận chuyển e-mail trong dòng chảy Internet đòi hỏi sự hợp sức từ hàng chục ngàn máy chủ và hàng loạt thao tác xử lí phức tạp. Hôm nay GenK.vn sẽ cùng bạn đọc khám phá cách thức vận chuyển những bức thư điện tử từ A tới Z.
Những ngày đầu tiên
Bức thư điện tử đầu tiên được vận chuyển qua mạng ARPANET năm 1969. APARNET gồm một loạt máy chủ, mỗi chiếc đảm nhận việc chuyển phát một phần gói dữ liệu. Bức e-mail đầu tiên được chia nhỏ thành nhiều phần và gửi đến các máy chủ. Do không có địa chỉ người nhận nên máy khách cần thu thập đủ các gói dữ liệu và ghép chúng lại thành thông điệp hoàn chỉnh.
Tiền thân của hệ thống e-mail ngày nay chỉ được biết đến vào năm 1971 khi nhà lập trình Ray Tomlinson phát minh kí tự @ nhằm xác định người gửi cụ thể. Hệ thống chuyển phát e-mail của Ray cũng đòi hỏi bức thử phải có phần Header (tiêu đề, địa chỉ) riêng rẽ so với nội dung thông điệp.
E-mail thời hiện đại
Nhiều cải tiến đã được áp dụng khiến e-mail ngày càng phong phú. Nhờ công nghệ MIME, các bộ mã ngôn ngữ như Unicode có sử dụng trơn tru khi viết e-mail. File đính kèm, mã HTML cũng lần lượt xuất hiện trong những bức thư điện tử hiện đại.
Tuy vậy, phần tiêu đề e-mail không thay đổi nhiều. Dựa trên bộ mã ASCII 7-bit, tiêu đề thư điện tử vẫn gói gọn trong chủ đề, người nhận, người gửi, kí hiệu bức thư.
Vận chuyển e-mail như thế nào?
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ e-mail sử dụng 2 hệ thống máy chủ để gửi (SMTP) và nhận (POP3 hoặc IMAP) thư. Khi thiết lập chương trình gửi/nhận e-mail (giả sử Microsoft Outlook), bạn cần khai báo máy chủ SMTP (máy chủ dịch vụ e-mail bạn sử dụng) kèm theo ID và mật khẩu tài khoản.
Sau khi nhấn nút "Send" một e-mail, máy chủ SMTP lập tức tiếp nhận bức thư vào tài khoản đã được khai báo. Tiếp đó, máy chủ này kiểm tra dịch vụ mail sau kí tự @ (VD: Gmail), liên lạc với dịch vụ phân giải tên miền DNS để kết nối tới máy chủ dịch vụ.
Bạn có thư!
Sau khi kết nối thành công, SMTP gửi bức thư tới máy chủ dịch vụ e-mail của người nhận. Máy chủ này căn cứ vào địa chỉ được khai báo trong e-mail để chuyển bức thư vào tài khoản người nhận. Hãy tìm hiểu một chút về máy chủ nhận mail.
Máy chủ nhận mail gồm 2 loại: POP3 và IMAP. Không có nhiều sự khác biệt giữa 2 loại máy chủ này, ngoại trừ POP3 không hỗ trợ việc đánh dấu thư "đã đọc" thành "chưa đọc". Trong bối cảnh người dùng e-mail thường duyệt thư trên nhiều thiết bị: điện thoại, máy tính,...cần có giải pháp khắc phục điều này.
Máy chủ IMAP cho phép người dùng đánh dấu thư "đã đọc" thành "chưa đọc", giúp ích rất nhiều khi lọc thư và quan trọng hơn, những thư chưa đọc sẽ không bị xóa khỏi máy chủ. Server IMAP còn hỗ trợ tính năng tạo thư mục e-mail, tăng khả năng tùy chỉnh hòm thư.
Để có thể nhận mail, bạn cần đăng nhập vào trình duyệt thư bằng ID và mật khẩu tài khoản. Trình duyệt mail theo đó sẽ kết nối tới máy chủ nhận thư để tải nội dung. Dựa vào phần tiêu đề, trình duyệt mail có thể nhận diện người gửi, giải mã cấu trúc thư, xác định thời gian máy chủ đã gửi bức e-mail.
Theo PLXH
Thư rác chiếm 87,7% email toàn cầu Lượng thư rác (spam) vào ngày 23/1 đã lên đến đỉnh điểm khi chiếm tới 87,7% tổng lượng thư điện tử toàn cầu, theo hãng bảo mật Kaspersky Báo cáo của Kaspersky cho thấy trong mấy tháng vừa qua thế giới đã chứng kiến một mật độ dày đặc các cuộc tấn công bằng thư rác với đỉnh điểm vào ngày 23 tháng...