Ngấm “công nghệ”, ngân hàng cắt giảm nhân sự
Đa phần ngân hàng công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với mức lợi nhuận tăng trưởng, song không ít ngân hàng đã tiến hành cắt giảm nhân sự để tinh gọn bộ máy, giảm chi phí hoạt động…
VPBank đã cắt giảm hơn 2.300 nhân viên ngân hàng trong 9 tháng qua.
Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
VPBank đã cắt giảm hơn 2.300 nhân viên ngân hàng trong 9 tháng qua, tương đương giảm 20%, nhằm tinh gọn bộ máy. Số nhân viên làm việc cho Ngân hàng mẹ VPBank giảm từ 11.466 người vào đầu năm, xuống 9.144 người tính đến 30/9/2019.
Lượng nhân sự ở Ngân hàng mẹ giảm mạnh, nhưng tổng nhân viên làm việc cho cả Ngân hàng và hai công ty con (FE Credit và VPBank AMC) tăng hơn 10% so với đầu năm nay, đạt gần 17.600 người. Cuối tháng 9/2019, tổng nhân viên của VPBank và các công ty con là 26.733 người, giảm gần 700 người so với đầu năm.
Về kết quả kinh doanh, lãi sau thuế 9 tháng đầu năm 2019 của riêng VPBank mẹ là 4.369 tỷ đồng, giảm hơn 26% so với cùng kỳ 2018, trong khi lãi sau thuế hợp nhất đạt 5.754 tỷ đồng, tăng hơn 17%.
Tại OCB, số lượng nhân sự giảm 941 người trong quý III/2019, từ 7.098 người xuống 6.157 người. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, OCB đã giảm 310 nhân sự. Tổng cộng, 9 tháng qua, OCB cắt giảm tổng cộng 1.251 nhân sự.
Kết thúc quý III/2019, OCB đạt 825 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 51,6% và lợi nhuận trước thuế luỹ kế 9 tháng đạt 1.942 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2018. OCB là một trong những ngân hàng đẩy mạnh đầu tư công nghệ trong thời gian qua và đây được xem là một trong những yếu tố để ngân hàng này tinh gọn bộ máy, giảm chi phí hoạt động…
Trong báo cáo tài chính mới đây của Saigonbank, tại thời điểm cuối tháng 9/2019, nhân sự của ngân hàng này đạt 1.409 người, giảm 21 người so với đầu năm 2019. Tính trong 3 năm gần nhất, nhân sự ngân hàng này giảm khoảng 78 người.
Tại VietinBank, số nhân viên tính đến ngày 30/6/2019 là 22.164 người, giảm 454 người so với đầu năm. Tương tự, BIDV giảm 108 người, ACB giảm 168 người, BacABank giảm 52 người… sau nửa đầu năm.
Nhân lực ngân hàng sẽ giảm mạnh?
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát của Vụ Dự báo – Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính đến cuối tháng 9/2019, có 22,55% tổ chức tín dụng (TCTD) cho biết đang thiếu lao động; 62,8% TCTD cho biết đã hoặc sẽ tuyển thêm lao động (thấp hơn tỷ lệ dự kiến 64,6% đưa ra tại cuộc điều tra tháng 6/2019); 28,4% TCTD dự kiến giữ nguyên số lượng lao động và 8,8% TCTD dự kiến cắt giảm lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng, lực lượng lao động ngành ngân hàng sẽ giảm trong những năm tới. Hiện tượng này gây chú ý hơn trong thời gian gần đây khi không chỉ xuất hiện ở những ngân hàng nhỏ, ngân hàng yếu kém, mà còn diễn ra ở cả những ngân hàng quy mô.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2019 mới đây, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc
VPBank cho biết, trong 5 năm tới, lực lượng lao động ngành ngân hàng sẽ giảm. Lấy dẫn chứng tại VPBank, ông Đức cho biết, Ngân hàng giảm mạnh nhân sự trong 9 tháng qua nhờ tối ưu hóa các hệ thống vận hành, bán hàng…, trong đó hơn 30% các khoản vay nhỏ và thẻ được thực hiện online.
Cùng với xu hướng phát triển, áp dụng công nghệ trong ngân hàng, lực lượng lao động ở ngành này được dự báo sẽ giảm trong tương lai.
Báo cáo của VietnamWorks công bố tháng 9/2019 cho biết, nguồn cung lao động ngành ngân hàng tăng 65% tronggiai đoạn nửa đầu năm 2018-2019, mức cao nhất trong các ngành.
Theo dự báo nhu cầu tìm việc trong nửa sau năm 2019, ngân hàng là ngành có tỷ lệ người tìm việc cao nhất, với hơn 81% số người được khảo sát. Tuy nhiên, về phía cầu, ngành này lại không thuộc Top 10 ngành nghề dự báo có nhu cầu tuyển dụng.
Cũng theo VietnamWorks, ngân hàng là một trong những ngành khả năng sẽ khó tìm việc và chuyển việc nhất vào nửa cuối năm nay.
Công nghệ đang tác động rất lớn tới ngành ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ thời gian qua và cả trong tương lai, song cũng sẽ gây ra sự sụt giảm lực lượng lao động một cách mạnh mẽ. Wells Fargo từng dự báo, có 200.000 nhân viên ngân hàng sẽ mất việc vì robot trong thập kỷ tới.
Khối hỗ trợ (back-office), chi nhánh ngân hàng, tổng đài và nhân viên khối khách hàng doanh nghiệp có thể bị cắt giảm 20-30% lao động.
Mike Mayo, chuyên gia phân tích cấp cao tại Wells Fargo Securities cho biết, mỗi năm, các công ty tài chính Mỹ chi 150 tỷ USD cho công nghệ – cao hơn tất cả các ngành khác, bởi việc cải tiến công nghệ sẽ làm giảm chi phí hoạt động do tinh gọn nhân viên.
Thực tế, điều này đã và đang diễn ra đổi với các tập đoàn tài chính lớn. Theo tin từ Financial Times, Tập đoàn HSBC có thể sắp sa thải 10.000 nhân sự trong thời gian tới.
Trước đó, HSBC đã công bố cắt giảm 4.700 vị trí. Việc giảm nhân viên có thể được công bố chính thức khi HSBC đưa ra kết quả kinh doanh quý III/2019 hoặc cuối năm nay.
“HSBC đang xem xét lại chiến lược tổ chức hoạt động, khi mà ngân hàng này có quá nhiều người tại châu Âu, trong khi lợi nhuận từ châu Á ghi nhận tăng trưởng 2 con số. Biện pháp cắt giảm được thông báo vào tháng 8/2019, cùng với thời điểm Giám đốc điều hành John Flint bất ngờ rời khỏi vị trí này sau 18 tháng nhậm chức. Tính đến cuối tháng 6/2019, HSBC tuyển dụng 238.000 người”, Financial Times thông tin.
Theo Tnnhanhchungkhoan.vn
"Đã đến lúc thị trường thẻ Việt Nam cần phải bài bản hơn"
"Ngân hàng hiện chưa cho thấy quy trình xử lý bất thường thuyết phục được khách hàng. Không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho khách hàng", luật sư của Basico nêu.
Luật sư Trần Minh Hải - Ảnh: BizLIVE.
Nhận định trên được luật sư Trần Minh Hải, Chủ tịch CTCP Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng, Giám đốc điều hành Công ty luật Basico chia sẻ bên lề tọa đàm "Thị trường Thẻ tín dụng - Cuộc đua giữa các ngân hàng và cơ hội cho người tiêu dùng" do BizLIVE tổ chức mới đây tại TP.HCM.
Ông có nhận định gì về việc nhiều người dùng chưa mặn mà lắm với thẻ tín dụng nói riêng và thẻ nói chung?
Có ba vấn đề chính. Một là không thể phủ nhận về vấn đề công nghệ. Thẻ tín dụng nói riêng và thẻ nói chung có một thực tế phổ biến là cái thẻ vật lý đang phát hành đa phần là thẻ từ. Điểm này là rất lạc hậu, do người dùng hiện chưa phản ứng dữ dội chứ trên thế giới họ đã chuyển sang dùng thẻ chíp.
Thẻ chíp và thẻ từ khác nhau một trời một vực về khía cạnh an toàn.
Hiện rất nhiều hệ thống trong đó có hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cổ phần nhưng tiền thân là ngân hàng nhà nước đa phần có mạng lưới rất lớn, số lượng phát hành thẻ rất nhiều nhưng vẫn dùng thẻ từ. Có nhiều vụ việc vừa rồi xảy ra là do vấn đề lạc hậu về công nghệ.
Vấn đề thứ hai là nếu nhìn vào tiện ích của thẻ thì ai cũng thích, với lãi suất thấp, được thời gian ân hạn..., nhưng cuối cùng vấn đề người dùng lo ngại là sự mất an toàn. Bỗng dưng bị báo mất tiền trong tài khoản, bỗng dưng có người rút được tiền... Mà điều này đúng hay sai, được hay mất không nằm ở yếu tố khách hàng mà đều nằm ở khía cạnh ngân hàng. Vì tra soát cũng là ngân hàng, kiểm soát nắm trong tay xác minh sự thật là ngân hàng. Khách hàng hoàn toàn là bị động.
Ngân hàng hiện chưa cho thấy quy trình xử lý bất thường thuyết phục được khách hàng. Không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Đó là nguyên nhân chính nhất khiến người ta rụt rè mở thẻ.
Ngoài ra còn có một số hạn chế khác tôi cho rằng xuất phát từ việc thiếu minh bạch, bài bản trong thị trường.
Gần đây có trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và bất ngờ với cách tính lãi khá "sốc" của ngân hàng HSBC. Ông đánh giá ra sao về mức lãi suất, cách tính lãi phạt với thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng hiện nay?
Các khoản cho vay thẻ tín dụng mang tính chất là tín chấp, rủi ro cực cao, yếu tố thu hồi vốn cực kỳ nguy hiểm. Thứ hai thẻ tín dụng có ưu đãi với thời hạn khoảng 40 ngày không phải trả lãi...
Về phía chủ nợ ở đây là ngân hàng, trước khoản cho vay có rủi ro cao, có tính chất ưu đãi thì đương nhiên người ta phải đặt ra các chế tài trừng phạt đối với các khách hàng có biểu hiện vi phạm. Mục đích không phải để người ta lấy tiền phạt đấy mà để ngăn ngừa trường hợp khách hàng tái phạm.
Có thể như vậy khách hàng sẽ thấy phản cảm nhưng nếu nhìn tích cực cho thấy đó là sự nhắc nhở cho khách hàng.
Nhưng phải chăng cách tính về lãi phạt lúc mở thẻ tư vấn nhân viên tín dụng chưa thông tin rõ ràng với người dùng?
Đã đến lúc thị trường thẻ cần phải bài bản hơn. Trên thực tế có quy định liên quan tới hoạt động thẻ tín dụng.
Cụ thể, Thông tư 39 quy định khi ngân hàng sử dụng hợp đồng mẫu, điều khoản giao dịch chung thì thứ nhất phải niêm yết công khai, thứ hai phải có bằng chứng chứng tỏ khách hàng đã được phổ biến tất cả các thông tin dịch vụ. Thế nhưng phải nói đa phần rất khó rất hiếm để mà người ta có được thông tin.
Ngoài ra, Điều 405 Bộ Luật Dân sự quy định các trường hợp giao dịch mẫu và điều khoản thỏa thuận chung đều đòi hỏi phải niêm yết, công khai, giải thích. Như vậy nếu ngân hàng không giải thích kỹ thì bất cứ khách hàng nào cũng có quyền kiện. Nhưng vấn đề là chính người dùng cũng không đứng lên kiện, đồng thời hiện cũng không có tổ chức bảo vệ quyền lợi người dùng.
Trông ra nước ngoài. Ví dụ thị trường Singapore, nếu khách tới giao dịch, có hàng loạt điều khoản, ngân hàng sẽ đưa cho khách bản thỏa thuận về phổ biến thông tin giữa ngân hàng và khách hàng. Như vậy buổi đầu tiên khách hàng sẽ được ngân hàng phổ biến rằng, chúng tôi có quy trình này nếu bạn trở thành khách hàng về thẻ thì bạn sẽ có cái này cái kia... Khách hàng cầm về nghiên cứu sau đó ngân hàng và khách ký xác nhận đã được ngân hàng phổ biến, sau đó mới ký hợp đồng tín dụng.
Cảm ơn ông!
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD giảm sâu Đồng USD trong nước hôm nay (2/7) giảm giá sâu bất chấp đà tăng giá mạnh trên thị trường thế giới sau thỏa thuận hòa hoãn Mỹ-Trung. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (2/7) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.051 VND/USD, giảm 15 đồng so với hôm qua. Giá USD trong nước hôm...