Ngắm chiến thuyền “bọc thép” cực mạnh của người Việt
Mông đồng là loại chiến thuyền chủ lực của người Việt xưa, từng đóng góp lớn lao vào những chiến thắng trên sông nước của các triều đại phong kiến Việt.
Chiến thuyền Việt xưa trông như thế nào? Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nôi là nơi có thể trả lời câu hỏi này qua một mô hình chiến thuyền rất chi tiết có niên đại từ thế kỷ 17.
Đây là mô hình của một chiến thuyền được chế tác vào thời Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, đặt tại chùa Keo và những năm gần đây chuyển về tầng 2 của Bảo tàng.
Mô hình là sự tái hiện mẫu chiến thuyền mông đồng (thuyền bọc đồng) – loại thuyền nhỏ, linh hoạt được trang bị hỏa lực mạnh – từng được thủy quân Lê – Trịnh sử dụng phổ biến vào thời điểm đó.
Về cơ bản đây là loại thuyền đáy nông, chèo tay, hoạt động chủ yếu ở các sông lạch và khu vực ven biển. Số lượng tay chèo trên mô hình là 20.
Nét đặc trưng của thuyền mông đồng là có mái gỗ dày để che tên đạn. Ở thuyền nhỏ mái được làm cong trong khi thuyền lớn có thể làm mái bằng để làm nơi binh lính đứng chiến đấu.
Trong khoang thuyền mô hình có rất nhiều loại khí cụ khác nhau, trong đó có một sập cho chỉ huy nằm ở giữa.
Đáng chú ý là hai cỗ pháo, một cỗ nhỏ nòng dài và một cỗ lớn nòng ngắn treo trên giá đỡ bằng gỗ để chống giật.
Video đang HOT
Việc trang bị đại bác là sự cải tiến lớn về khí tài so với các thuyền mông đồng thời trước, thường được trang bị hai máy nỏ.
Các khí cụ khác trên thuyền bao gồm cung tên, thuẫn, mộc, trống, chiêng, quang gánh, cờ…
Đầu thuyền và mũi thuyền được chạm khắc và thiếp vàng rất tinh xảo.
Khi tham gia chiến trận, ưu thế về tốc độ và sự linh hoạt của thuyền mông đồng phát huy tác dụng mạnh nhất khi được sử dụng với số lượng lớn để chống lại chiến thuyền hạng nặng của đối phương.
Theo các tư liệu lịch sử, thuyền mông đồng được phát minh tại Trung Hoa thời nhà Đường, sau đó nhanh chóng du nhập vào Việt Nam và trở thành loại chiến thuyền chủ lực, đóng góp lớn lao vào những chiến thắng trên sông nước của các triều đại phong kiến Việt.
Loại thuyền này được ghi nhận lần đầu ở Việt Nam từ năm 807 – 809. Năm 931, tướng Dương Đình Nghệ đã sử dụng thuyền mông đồng trong các trận thủy chiến chống quân Nam Hán xâm lược.
Trong trận Bạch Đằng năm 938, loại thuyền chiến Mông đồng thường có 32 tay chèo kèm theo 25 lính chiến đấu đã phát huy tác dụng rất lớn.
Cho đến thời Nguyễn, thuyền mông đồng vẫn là loại thuyền chiến chủ yếu trong quân thủy, được khắc hình trên cửu đỉnh của nhà Nguyễn.
Trong “An Nam tức sự”, Trần Phu của nhà Nguyên nhắc tới loại thuyền mông đồng của nước Việt với nhiều biến tấu và kích thước khác nhau. Theo Trần Phu, thuyền mông đồng ban đầu chỉ có 25 tay chèo và 23 chiến thủ, đến thời Trần đã có thuyền mông đồng hạng nặng với cả trăm tay chèo.
Đến thế kỷ 17, Thích Đại Sán của Trung Hoa ghi trong “Hải Ngoại Kỷ sự” về thuyền mông đồng nước Việt như sau: “Thuyền sơn son láng bóng, soi mặt được, tả hữu đều 25 chèo, thủy quân đều rất mạnh mẽ, cửa khoang thuyền chạm long vân, sơn đỏ, trên che đệm có đằng văn, dưới trải chiếu lác mịn màu xanh lục, lò đốt kỳ nam, hộp vàng bày cau trầu, có đủ các thứ gối tựa, ống nhổ”.
Với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật hải quân phương Tây, đến thế kỷ 19 thuyền mông đồng đã trở nên lạc hậu. Vai trò lịch sử của loại chiến thuyền độc đáo này đã chấm dứt cùng với sự suy vong của nhà Nguyễn.
Theo_Kiến Thức
Cập nhật vụ người Việt bị đặc nhiệm Ukraina bắt
Liên quan đến việc đặc nhiệm Ukraine khám xét Làng Sen của người Việt, đến nay, những công dân Việt bị bắt cách ly đã được trả tự do.
Những hình ảnh giằng co, xô xát được ghi lại từ vụ khám xét Làng Sen của người Việt ở Odessa đã khiến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước phản ứng dữ dội trước quy trình khám xét của đội đặc nhiệm Ukaine.
Trao đổi với báo chí, ngày 30/1, ông Nguyễn Minh Trí, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine cho biết: "Ngay trong ngày, đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã có 2 đoàn công tác tới để kiểm soát tình hình, đối thoại với chính quyền địa phương và bảo vệ người dân Việt Nam.
Đến nay, những công dân Việt bị bắt tạm giam và khống chế cách ly đã được trả tự do".
Đến ngày 29/1, lực lượng an ninh Ukraine đã rút hết khỏi Làng Sen. Tuy nhiên, một số công dân Việt Nam, công dân Ukraine gốc Việt đang bị giam giữ để tiếp tục điều tra, xác minh vụ việc có liên quan đến đường dây giấy tờ giả, di cư bất hợp pháp qua lãnh thổ Ukraine sang châu Âu.
Đặc nhiệm Ukraine bịt mặt tới lục soát khu chung cư Làng Sen của người Việt tại Odessa.
Trong số những người bị bắt giữ, có 2 người nằm trong Hội Người Việt tại Odessa. Hai người này sẽ được di lý về Kiev để phục vụ công tác điều tra.
Đại sứ Nguyễn Minh Trí cho biết, các công dân Việt Nam sẽ sớm được thả, nhưng công dân Ukraine gốc Việt sẽ bị giữ lại lâu hơn để điều tra theo quy định luật pháp của Ukraine.
"Đại sứ cũng khẳng định, việc tịch thu tiền bạc, tài sản của người dân là hoàn toàn vượt qua khuôn khổ cho phép của lệnh khám xét. Cho đến thời điểm này, những công dân người Việt đã được nhận lại tài sản của mình", ông Trí cho hay.
Trước thông tin báo chí Ukraine cho rằng, đợt lục soát của an ninh Ukraine nhằm vào Làng Sen có liên quan đến việc buôn bán ngoại tệ của người Việt, Đại sứ Nguyễn Minh Trí cho biết, việc buôn bán ngoại tệ chủ yếu ở chợ Ki ốt số 7, hoạt động đó không diễn ra tại Làng Sen.
Về thông tin có một số công dân Việt Nam sống trong Làng Sen bị cảnh sát lấy tiền trong quá trình lục soát, Đại sứ cho biết, theo thông tin từ hiện trường, có một số người bị lấy tiền.
Tuy nhiên tối 28/1, lực lượng an ninh Ukraine tham gia lục soát đã có "sự thỏa thuận" với các cư dân trong tòa nhà.
Cửa nhà bị phá trong cuộc lục soát của đặc nhiệm SBU.
Đại sứ Nguyễn Minh Trí cho biết, vụ việc xảy ra đúng lúc một đoàn công tác của ĐSQ xuống Odessa để tặng quà cho bà con nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Sau khi nhận được thông báo, Đại sứ đã cử thêm một đoàn công tác nữa xuống Odessa để hỗ trợ công tác bảo hộ công dân. Theo Đại sứ Nguyễn Minh Trí, đến nay phía cơ quan chức năng Ukraine chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào về vụ việc cho phía ĐSQ.
Trước đó, ngày 29/1, khoảng 20 hộ dân thuộc khu Làng Sen của người Việt ở thành phố Odessa, Ukraine đã bị một lực lượng có vũ trang của Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) đã ập vào khu Làng Sen, phong tỏa tất cả các lối ra vào và tiến hành lục soát.
Nhiều người dân không hiểu chuyện gì xảy ra, sau đó mới có thông tin có lệnh khám nhà do tòa án một quận ở thủ đô Kiev ký vì "tội đưa người vượt biên trái phép".
Những nhân viên an ninh này có vũ trang và đeo mặt nạ đã xông vào những căn hộ vắng chủ nhà, do đúng vào giờ đi làm. Những căn hộ này đã bị phá tung cửa, thậm chí lực lượng SBU còn dùng dụng cụ đặc biệt để cắt phá cửa sắt.
Theo báo chí Nga, Cơ quan An ninh quốc gia Ukraine (SBU) đã lên tiếng chính thức về vụ khám xét này. Theo lời cơ quan này, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã phát động chiến dịch tìm kiếm những người nhập cư bất hợp pháp (theo điều 332 luật tố tụng hình sự Ukraine). Vì vậy, lính đặc nhiệm đã đột kích các căn hộ ở khu Làng Sen của người Việt.
Tuệ Mẫn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tận mục vũ khí hủy diệt của người Việt 2.000 năm trước Sức mạnh vô song của nỏ Đông Sơn vũ khí hủy diệt của người Việt đã được huyền thoại hóa và lưu truyền cho đến nay. Không chỉ nổi tiếng với trống đồng, nền văn hóa Đông Sơn còn được biết đến với những loại vũ khí rất đa dạng và độc đáo. Trong số đó, nỏ Đông Sơn là một thứ vũ...