Ngắm cây Cẩm Lai Bà Rịa lá đỏ được nhiều người check-in ở Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai
Những ngày qua, khi hình ảnh về cây Cẩm Lai Bà Rịa ‘khoác’ áo đỏ được đăng tải trên mạng xã hội đã gây chú ý.
Nhiều người tìm đến Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) để check-in với loài cây độc lạ này.
Vào đầu xuân cây bắt đầu đâm chồi mới, lá non có màu tím đen sau đó chuyển dần sang đỏ
Cây Cẩm Lai Bà Rịa nằm trong khuôn viên Vườn tượng Ấn tượng Chiến Khu Đ được trồng cách đây khoảng 10 năm. Đây là loài cây được xếp hạng “nguy cấp” trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và xếp hạng “nguy cấp” theo Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1998). Vì vậy, Khu bảo tồn đã trồng với mục tiêu bảo tồn nguồn gen quý, đồng thời tạo cảnh quan đẹp, đa dạng loài thực vật.
Cây Cẩm Lai Bà Rịa rụng lá vào mùa khô (khoảng cuối tháng 11 âm lịch). Vào đầu xuân – khoảng rằm tháng Giêng cây bắt đầu đâm chồi mới. Lá non có màu tím đen sau đó chuyển dần sang đỏ. Cây giữ màu đỏ trong khoảng từ 7-10 ngày rồi chuyển dần sang màu xanh nhạt.
Khi thay lá mới, ban đầu lá có màu tím đen, sau chuyển sang màu đỏ rồi mới chuyển sang màu xanh. Màu đỏ của lá sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày
Đây là cây Cẩm Lai Bà Rịa đặc biệt, vì những cây xung quanh đều ra chồi non tím sau đó chuyển hẳn qua màu xanh.
Video đang HOT
Những ngày qua, khi hình ảnh về cây Cẩm Lai Bà Rịa “khoác” áo đỏ được các nhân viên trong Khu Bảo tồn đăng trên mạng xã hội đã tạo sức hút với cư dân mạng. Nhiều người đã đến tham quan, check-in. Thậm chí có người còn mang theo các phụ kiện như áo khoác, mắt kính… để chụp hình.
Cây Cẩm Lai Bà Rịa được trồng cách đây khoảng 10 năm
Đại diện Khu Bảo tồn cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu để thời gian tới sẽ nhân giống cây Cẩm Lai Bà Rịa lá đỏ thành một khu vực với những mô hình check-in thật đẹp để phục vụ du khách.
Cây Cẩm Lai Bà Rịa chuyển màu lá đỏ đã tạo sự thích thú cho những người đến chiêm ngưỡng
Màu đỏ của lá non cây Cẩm Lai Bà Rịa nổi bật giữa không gian xung quanh
Nhiều người tìm đến Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai để check-in cùng cây Cẩm Lai Bà Rịa đặc biệt này
Check-in khu rừng đá sắc như dao, hiểm trở nhất thế giới
Rừng đá Tsingy được mệnh danh là một trong những nơi có địa hình hiểm trở nhất thế giới bởi hàng loạt tháp đá dựng đứng, sắc như lưỡi dao.
Rừng đá Tsingy nằm dọc bờ biển phía Tây của Madagascar với những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có độ cao lên tới 50m, có tháp đá còn cao hẳn 70m
Tsingy được người dân địa phương đặt ra mang ý nghĩa là "nơi không thể đi bộ" ở Malagasy
Bên dưới những "lưỡi dao chọc trời" là hẻm núi, hang động, cũng là chỗ trú ẩn lý tưởng cho các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Khu rừng này được hình thành vào khoảng 200 triệu năm trước khi quá trình biến động địa chất diễn ra, hình thành nên các ngọn đá sắc nhọn như bây giờ
Rừng đá Tsingy phía bắc là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 531 km
Phía nam là Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, rộng 666 km2, gần bờ biển phía tây Madagascar
Mặc dù địa hình vô cùng hiểm trở, các "lưỡi dao đá" có thể cắt bất cứ thứ gì một cách dễ dàng nhưng nơi đây luôn được các du khách mạo hiểm muôn được khám phá, check-in
Rừng đá Tsingy chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1990
Nét rêu phong của di tích quốc gia Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin trên đỉnh Hòn Bà Trên đỉnh núi Hòn Bà (Khánh Hòa) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, di tích Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin phủ lớp rêu phong, cỏ dại mọc đầy xung quanh. Nằm trên đỉnh núi Hòn Bà (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cao hơn 1.500m so với...