Ngắm cảnh mây trời trên ‘nóc nhà Đông Nam Bộ’
Hoạt động trở lại sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, núi Bà Đen ( Tây Ninh) đã đón đông đảo du khách trong nước đến đây chinh phục và khám phá “nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Những ngày này, du khách đến núi Bà Đen chắc chắn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngạc nhiên bởi các điểm đến trên núi Bà Đen đã được làm mới hoàn toàn với hai tuyến cáp treo đưa khách lên đỉnh núi thay vì phải đi bộ như trước đây. Tuyến cáp treo đi lên chùa Hang dài hơn 1.200m phục vụ du khách tới chiêm bái quần thể văn hóa tâm linh chùa Bà, chùa Hang… và tuyến cáp treo Vân Sơn đưa du khách đến với “nóc nhà Đông Nam Bộ” với cột mốc 986m, ngắm biển mây bồng bềnh và toàn cảnh Tây Ninh từ trên cao.
Tuyến cáp treo đưa du khách lên núi Bà Đen.
“Khi lên đến đỉnh núi Bà Đen, từ cột mốc 986m, tôi đã vỡ òa cảm xúc khi trước mắt mình là một khung cảnh rất đẹp, có biển mây bồng, núi biếc xa xa và hồ Dầu Tiếng bao la rộng lớn… Ở đây, tôi còn được nhìn thấy cả một vùng đồng bằng trù phú với những thửa ruộng đan dệt thành một bức tranh có màu sắc xanh mát và xa xa, chúng tôi còn thấy hình ảnh độc đáo của Tòa Thánh Tây Ninh uy nghi. Đây là những cảnh sắc tuyệt đẹp và gây ấn tượng mạnh cho du khách chúng tôi. Tôi nghĩ rằng tỉnh Tây Ninh cần đẩy mạnh truyền thông, quảng bá điểm đến này để thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Tây Ninh”, chị Nguyễn Dương Đông, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh, cho biết.
Ông Nguyễn Hồng Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, cho biết Tây Ninh có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng có thể thu hút khách như núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, khu di tích Trung ương Cục miền Nam, vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát… Từ sau mùa dịch bệnh COVID-19, để thu hút thêm nhiều du khách đến với Tây Ninh, tỉnh đã kêu gọi đầu tư, làm mới khu du lịch núi Bà Đen nên đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, khám phá.
Tuyến cáp treo Vân Sơn đưa du khách lên đỉnh núi Bà Đen có chiều dài 1.847m, mỗi cabin có sức chứa 10 người. Đây là tuyến cáp treo hiện đại với vận tốc di chuyển khoảng 8m/s, giúp du khách rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh núi Bà Đen (từ 4 giờ đi bộ theo đường núi hiểm trở xuống còn 8 phút đi cáp treo).
Bên trong cabin của hệ thống cáp treo núi Bà Đen, du khách cũng có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tây Ninh.
Từ đỉnh núi Bà Đen, du khách phóng tầm mắt ra những cánh đồng lúa, rừng cao su xanh mát của tỉnh Tây Ninh.
Video đang HOT
Tại nhà ga Vân Sơn trên đỉnh núi, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Tây Ninh và cả mây trắng bồng bềnh trôi.
Du khách phóng tầm mắt ngắm quang cảnh bao la của hồ Dầu Tiếng – hồ nước nhân tạo lớn nhất phía Nam.
Nhìn từ đỉnh núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng như hòa quyện vào mây trời.
Sau mùa dịch bệnh COVID-19, nhiều du khách TP Hồ Chí Minh đã đến núi Bà Đen để ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên cột mốc 986m của “nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Trên đỉnh núi Bà Đen luôn có không khí mát mẻ, trong lành nên du khách có thể tham quan vào mọi thời điểm trong năm.
Đỉnh núi Bà Đen còn có rất nhiều loại hoa sặc sỡ như cúc, hướng dương, sao nhái…
Khu vực cột mốc tọa độ 986m trên đỉnh núi Bà Đen là nơi tập trung đông du khách chụp ảnh kỉ niệm.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc 986m trên “nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Về chốn linh địa huyền thoại, nơi Bà Đen ba lần 'hiển linh'
Ngày nay, chuyện về ba lần hiển linh của Bà Đen vẫn thường được người dân trong vùng nhắc lại, làm cho những sắc màu linh thiêng bao trùm lên ngọn núi hùng vĩ của mảnh đất Tây Ninh...
Nằm tại xã Thạnh Tân, tỉnh Tây Ninh, núi Bà Đen là một thắng cảnh nổi tiếng, được ví như "nóc nhà" của toàn vùng Nam Bộ. Tên gọi ngọn núi gắn với một người phụ nữ mà theo dân gian đã ba lần hiển linh ở vùng núi này.
Theo đó, Bà Đen là nàng Lý Thị Thiên Hương, con gái của ông Lý Thiện - quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn. Nàng Lý vốn là người con gái xinh đẹp, hiền thục nổi tiếng khắp vùng. Một lần lên núi cúng chùa, nàng bị côn đồ vây bắt...
Giữa lúc nguy khốn, Lê Sĩ Triệt - một chàng trai văn võ song toàn được sư Trí Tân nuôi nấng - đã cứu được nàng. ể đáp ơn Lê Sĩ Triệt, cha mẹ Thiên Hương hứa gả nàng cho chàng. Vốn đã mến nàng từ trước, Lê Sĩ Triệt rất mừng vui.
Giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau thì Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân. Thiên Hương hứa sẽ giữ trọn danh tiết chờ chồng. Nhưng sự đời trớ trêu, trong một lần lên núi thăm sư Trí Tân, nàng lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục.
Để giữ lòng trung trinh, Thiên Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau đó, nàng hiện về báo mộng cho sư Trí Tân trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa. Tỉnh dậy, sư cho người đi tìm thi thể nàng đem về mai táng. Từ đó, mọi người gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Lần hiển linh thứ hai của Bà Đen là khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ chúa đến lính đều đói lả. Nghe người dân nơi đây nói về sự linh thiêng của Bà Đen, trong cơn tuyệt vọng, chúa đã cầu khẩn xin phò trợ.
Đêm đó, Bà Đen xuất hiện trong mộng, chỉ cho chúa loài cây ăn quả cứu đói binh sĩ và gợi mở về hậu vận của chúa. Nhờ đó, Nguyễn Ánh thoát khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc, chờ thời cơ khôi phục cơ đồ, thống nhất giang sơn.
Lần hiển linh thứ ba của Bà Đen liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt, vị khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Chuyện là vị quan này có nghe về sự linh thiêng của Bà Đen nên đến tìm hiểu và hứa rằng sẽ dâng sớ vua và phong chức cho người phụ nữ họ Lý này nếu cô hiển linh.
Lý Thị Thiên Hương đã nhập vào cơ thể của một cô gái để trò chuyện với Lê Văn Duyệt về tương lai của vị quan này và nỗi oan khuất của mình. Ngay sau đó, vị quan họ Lê đã thay mặt vua phong cho nàng làm "Linh sơn thánh mẫu", tạc tượng để thờ ở núi Bà Đen.
Ngày nay, chuyện về ba lần hiển linh của Bà Đen vẫn thường được người dân trong vùng nhắc lại, làm cho những sắc màu linh thiêng bao trùm lên ngọn núi hùng vĩ của mảnh đất Tây Ninh...
Đa dạng hóa loại hình du lịch trên núi Cấm Với khí hậu đặc thù mát mẻ quanh năm cùng phong cảnh hữu tình, núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) sở hữu nhiều tiềm năng du lịch (DL) bên cạnh những điểm đến tâm linh. Do đó, việc đa dạng hóa loại hình DL trên 'nóc nhà miền Tây' là rất cần thiết, nhằm khai thác tốt những lợi thế...