Ngắm ‘ca sĩ của rừng xanh’ tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương
Vượn đen má hung là một trong những loài vượn có giọng hót rất hay, chúng được mệnh danh là “ca sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót ngân vang, ngân xa.
Sau một thời gian chăm sóc đặc biệt, đến nay 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và vọoc mông trắng) được sống trong môi trường bán hoang dã. Ngày và đêm chúng tha hồ đi kiếm ăn trong rừng, nhưng 8h30 hàng ngày các cá thể vượn đen má hung và vọoc mông trắng được chuyên gia tại Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm gọi về cho chúng ăn đồng thời quan sát tình hình sức khỏe.
Vượn đen má hung phân bố ở Trung Lào và Việt Nam. Ước tính chỉ có khoảng dưới 90 đàn còn tồn tại ngoài tự nhiên. Ớ Việt Nam, loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống. Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Vượn đen má hung là loài vượn bản địa của Việt Nam, Campuchia và Lào. Không chỉ có ngoại hình đẹp mắt, khả năng chuyền cành xa, loài động vật này còn có giọng hót say đắm lòng người.
Vượn đen má hung là loài vượn có kích thước trung bình. Con trưởng thành có chiều dài thân khoảng 60 – 80cm, cân nặng tầm 7kg. Con đực thường có màu đen, túm lông 2 bên má màu vàng. Con cái thường có màu vàng tươi hoặc màu cam nhạt, chúng thường có chỏm lông màu đen ở phần đỉnh đầu.
Video đang HOT
Tất cả các con vượn đen má vàng con khi mới sinh đều có màu vàng, sau khoảng 2 – 3 năm chuyển thành màu đen. Khi chúng trưởng thành (khoảng 7 – 8 năm), con đực sẽ giữ nguyên màu lông đen, con cái sẽ chuyển sang màu lông vàng.
Các loài linh trưởng được những người gắn bó với thiên nhiên trên toàn thế giới coi là “linh hồn” của những cánh rừng. Tiếng hót của chúng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguyên thủy của đại ngàn.
Vượn đen má hung sống chủ yếu theo gia đình từ 3 – 5 cá thể bao gồm bố mẹ và các con. Mỗi đàn sống trong một lãnh thổ riêng. Chúng thường bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách hú to. Mỗi lần hú thường kéo dài khoảng 15 phút. Chúng chủ yếu sống trên các cây cao. Điều này giúp bảo vệ chúng khỏi những loài thú ăn thịt. Chúng có thể chuyền cành xa lên đến 10m.
Thức ăn của chúng là lá Voọc mông trắngvà côn trùng. Chúng cũng có thể ăn trứng chim và chim non trong tổ. Loài vượn này thường bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7, thứ 8. Chúng thường mang thai trong khoảng 7 – 8 tháng. Hai năm vượn đen má hung đẻ một lần, mỗi lần một con. Vượn con sống cùng bố mẹ cho đến khi trưởng thành.
Bên cạnh những chú vượn đen má hung là cá thể vọoc mông trắng – là 1 trong những loài đặc hữu của Việt Nam. Vọoc mông trắng là 1 trong những loài đặc hữu của Việt Nam
Voọc mông trắng là được liệt kê trong danh sách 25 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhất thế giới. Ước tính số lượng còn tồn tại ngoài tự nhiên khoảng 300 đến 350 cá thể. Chúng sinh sống thành đàn trên các khu rừng nằm trên dãy đá vôi thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá và Hà Nam. Số lượng quần thể của chúng ngày càng thu nhỏ do hiện tượng săn bắt trái phép và hiện môi trường sống ngày càng bị thu hẹp và phân mảnh.
Chú vọoc mông trắng đang thưởng thức món ăn yêu thích.
Ngả mũ những động vật bay lượn cừ khôi dù không phải là chim
Trong thế giới động vật, bên cạnh chim, dơi và côn trùng, còn có nhiều loài khác bao gồm cả thằn lằn và rắn cũng có khả năng bay.
1. Cá chuồn Đại Tây Dương: Động vật bay kỳ lạ đầu tiên phải kể đến loài cá chuồn Đại Tây Dương (tên khoa học Cypselurus melanurus). Chúng lấy tốc độ bay để vọt lên mặt biển nhờ đập mạnh vây đuôi và giữ thăng bằng trên không nhờ vây ngực. Sau đó, chúng ở trên không được khoảng 45 giây và rớt xuống nước cách chỗ "lấy đà bay" lên đến 500m.
Hiện có khoảng 500 loài cá chuồn được biết đến trên thế giới.
2. Rắn cây thiên đường (Chrysopelea paradisi) có thể lướt đi trong không khí bằng cách làm phẳng và làm cứng cơ thể của nó và tạo thành hình chữ S. Loài rắn này thậm chí có thể tạo ra những chuyển động nhẹ trong không khí bằng cách di chuyển cơ thể của mình, và chúng uốn lượn để duy trì sự ổn định.
Bằng cách nghiêng cơ thể của chúng từ 25 đến 30 độ so với luồng không khí, tính khí động học vẫn được đảm bảo và có thể di chuyển với chiều dài hơn 20 mét.
Rắn cây thiên đường thường ăn tắc kè và các loài thằn lằn, dơi và ếch khác. Chúng sống ở Đông Nam Á và có chiều dài trung bình lên tới 1,5 mét. Chúng là loài ăn ngày và rất dễ nhận biết do màu sắc tươi sáng và vảy giống như hoa màu đỏ.
3. Kiến Cephalotes atratu: Kiến cũng biếtbay. Đây là sự thật ít nhất là đối với loài kiến Cephalotes atratus sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới Amazon.
Các loài kiến sống trên tán cây, chẳng may nếu bị rơi xuống thì đồng nghĩa với "chết". Nhưng đối với kiến Cephalotes atratus thì lại đặc biệt, trong khi đang bị sà xuống đất thì chúng có thể thực hiện chuyển động "lượn" trở lại thân cây.
4. Tắc kè nhảy dù Kuhl (Gekko kuhli), còn được gọi là tắc kè bay, là một loài thằn lằn Châu Á được tìm thấy ở miền Nam Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Singapore.
Những con tắc kè này có vạt da tương tự cánh ở hai bên cơ thể, cộng với bàn chân có màng và một cái đuôi phẳng giúp chúng lướt đi trong khoảng cách ngắn. Vạt da bên hông của chúng cũng pha trộn với vỏ cây, ngụy trang hiệu quả đến mức chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt của chúng. Giống như ếch bay, loài thằn lằn này có thể bám vào các bề mặt nhẵn và thẳng đứng.
5. Vượn cáo bay (Cynocephalidae), thường được tìm thấy ở Đông Nam Á, có thể lướt qua lại giữa các cây với khoảng cách từ 100 mét trở lên. Khả năng này khiến nó trở thành một trong những loài động vật có vú có thể bay lượn cừ khôi nhất thế giới.
Loài vượn này có lớp màng bắt đầu từ mặt và bao phủ các ngón tay và đầu ngón chân của nó cho đến tận đuôi, giúp chúng có thể lượn được trong không khí. Các chi và đuôi của vượn cáo bay dài và mảnh, bàn chân rộng và có những móng vuốt sắc nhọn để leo trèo. Khung xương nhẹ và diện tích lớp màng rộng trang bị cho loài vượn này khả năng lướt hoàn hảo.
Bên cạnh đó, vượn cáo bay có đôi mắt lớn cho chúng khả năng nhận biết chiều sâu tuyệt vời, giúp chúng lướt đi giữa các cành cây và tiếp đất một cách an toàn. Chúng điêu luyện đến mức có thể bế con trong bụng và bay lượn cho đến khi con con đủ lớn để có thể tự lượn.
Sốc: Một loài ở Brazil tiến hóa đủ để chế tạo công cụ như con người Các nhà khoa học Brazil đã khai quật được một số công cụ bằng đá 50.000 năm tuổi và sốc nặng khi nhận ra chúng không được tạo ra từ bất kỳ loài nào của thế giới con người, mà bởi một sinh vật hoàn toàn khác biệt. Trong bài công bố trên tạp chí khoa học The Hologen, nhóm tác giả dẫn...