Nga xem xét thông qua dự luật tài sản số
Bộ Tài chính Nga đã hoàn thiện một dự luật về tài sản số, bao gồm các quy tắc đối với việc khai thác tài sản kỹ thuật số, phủ đều các đối tượng từ đầu tư, thợ đào cho đến địa điểm giao dịch.
Tài sản số, bao gồm cả tiền điện tử mã hóa là vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ chính phủ Nga, khi Ngân hàng Trung ương yêu cầu cấm mọi hoạt động trong lĩnh vực này, trong khi đó Bộ Tài chính nước này lại quyết tâm xây dựng hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ như một hình thức đầu tư.
Sự mâu thuẫn trong quan điểm về tiền điện tử của giới chức Nga đã kéo dài trong 2 tháng qua, mãi đến bây giờ thì đáp án của cuộc tranh cãi mới được hé lộ. Theo đó, Bộ Tài chính Nga đã trình một dự luật về tài sản số rất chi tiết.
Dự luật tài sản số của Nga chặt chẽ ra sao?
Trong dự luật tài sản số, Bộ Tài chính Nga đã vạch ra hàng loạt yêu cầu về cách xác định, việc kế toán và các chứng nhận mà nhà đầu tư trong lĩnh vực cần phải hoàn thành. Đồng thời, dự luật còn cho phép coi tiền điện tử mã hóa là một phương tiện thanh toán, nhưng không phải là đơn vị tiền tệ của Nga.
Video đang HOT
Dự luật cho phép thanh toán bằng tiền mã hóa, nhưng không coi đây là đơn vị tiền tệ hợp pháp
Để hoạt động, các sàn giao dịch tiền điện tử mã hóa phải có số vốn ít nhất là 30 triệu rúp (khoảng 366.000 USD). Ngoài ra, những đơn vị có số vốn không dưới 1,2 triệu USD mới được phép tổ chức các cuộc đấu giá tiền điện tử mã hóa. Các tổ chức, đơn vị có nhiệm vụ phải báo cáo mọi hoạt động hàng năm, đồng thời phải vượt qua các yêu cầu về việc kiểm sát, kiểm toán nội bộ.
Dự luật cũng quy định chỉ các doanh nghiệp có trụ sở tại Nga mới có thể đăng ký vai trò nhà khai thác tài sản kỹ thuật số. Đồng nghĩa rằng, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải thành lập công ty con dưới giấy phép hoạt động tại Nga.
Đối với các “miner”, dự luật đặt ra yêu cầu nộp đơn đăng ký cho một tổ chức có liên quan và chính phủ sẽ cung cấp các trung tâm dữ liệu cần thiết. Đồng thời, thuế sẽ được áp dụng cơ chế riêng.
Dự thảo luật cũng xem xét chi tiết về quy trình khai thác tiền mã hóa mà các đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện khi đã đăng ký.
Nguyên nhân nào khiến Nga tiến gần hơn đến tài sản số?
Như đã đề cập ở trên, các giới chức Nga đã từng bất đồng trong quan điểm về tiền điện tử mã hóa và các loại hình tài sản số liên quan. Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ Nga đã dần bị thuyết phục bởi Bộ Tài chính nước này.
Quay trở lại ngày 24.3, ông Pavel Zavalny, Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Nga về năng lượng cho biết họ sẵn sàng linh hoạt hơn trong lựa chọn thanh toán dầu và khí đốt đối với các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Zavalny tiết lộ rằng Nga xem xét chấp nhận các bên mua này thanh toán bằng tiền pháp định (fiat) của họ, hoặc bằng Bitcoin.
Hay nói cách khác, tiền điện tử mã hóa, với tính ẩn danh và phi tập trung, là một công cụ tuyệt vời để Nga “lách” các lệnh cấm vận kinh tế và duy trì ổn định các hoạt động ngoại thương.
Mặc dù dự luật tài sản số đã được Bộ Tài chính Nga xây dựng hoàn thiện, việc phê duyệt nó vẫn chưa có thời gian cụ thể.
Cứ 5 người Mỹ, có 1 người giao dịch tiền điện tử
Theo một cuộc thăm dò mới của NBC News, trung bình cứ 5 người Mỹ trưởng thành thì sẽ có 1 người đã đầu tư, giao dịch hoặc sử dụng tiền điện tử.
Cụ thể, một nửa nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 49 cho biết đã tham gia vào tiền điện tử, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm nhân khẩu học. Khoảng 40% người Mỹ da đen nói đã giao dịch hoặc sử dụng tiền điện tử, 42% tất cả những người từ 18 đến 34 tuổi cũng nói như vậy. Nhìn chung, trong số 1.000 người Mỹ không phân chia độ tuổi được khảo sát, có 21% cho biết đã ít nhất một lần sử dụng hoặc đầu tư vào tiền điện tử.
Tiền điện tử ngày càng tiếp tục trở nên phổ biến hơn, ngay cả khi các nhà lập pháp cảnh báo về rủi ro thị trường
Kết quả trên là dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp tiền điện tử tương đối non trẻ đã phát triển nhanh như thế nào trong những năm gần đây. Nó ngày càng tiếp tục trở nên phổ biến hơn, ngay cả khi các nhà lập pháp cảnh báo về rủi ro thị trường và nỗ lực để điều tiết ngành, đưa ra quy tắc mới cho thị trường.
Người ủng hộ tiền điện tử nói tài sản như Bitcoin, Ethereum và stablecoin, tài sản kỹ thuật số theo sát giá của tiền pháp định (fiat), mang lại tốc độ giao dịch tốt hơn, chi phí thấp hơn. Ngoài ra, còn đảm bảo về quyền riêng tư, bảo mật và cơ hội cung cấp dịch vụ tài chính cho các cộng đồng "underbanked", nhóm cá nhân hoặc gia đình có tài khoản ngân hàng, nhưng thường dựa vào dịch vụ tài chính thay thế thay vì sử dụng dịch vụ tài chính truyền thống.
Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) Gary Gensler, nếu không có nỗ lực lập pháp lớn, thị trường tiền điện tử sẽ rất "hoang dã". Đó có thể là lý do tại sao chỉ 19% trong số những người được NBC News thăm dò nhìn nhận tiền điện tử một cách tích cực, và 25% cho biết họ nhìn nhận nó theo hướng tiêu cực. Đa số, khoảng 56%, cảm thấy trung lập hoặc không chắc chắn về ngành công nghiệp tiền điện tử.
Tuy nhiên, tính đến nay thị trường tiền điện tử đã phát triển lớn đến mức Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tháng qua đã ký một lệnh điều hành, chỉ đạo các cơ quan chính phủ có liên quan nghiên cứu rủi ro và lợi ích của tiền điện tử.
Mặc dù lên tiếng lo ngại về khả năng gian lận và tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp, chính quyền Washington cũng nói rõ rằng Mỹ có lợi ích địa chính trị trong việc phát triển cơ sở hạ tầng để giám sát tiền điện tử. Hiện cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều thừa nhận lợi ích tiềm năng của thị trường tiền điện tử hiện trị giá hàng nghìn tỉ USD, nhưng nhiều người cảnh báo rằng việc thiếu sự giám sát của liên bang sẽ khiến người dùng dễ bị lừa đảo và gây biến động giá nguy hiểm. Ngay cả Bitcoin, một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới, cũng không tránh khỏi biến động về giá. Nó đã giảm khoảng 20% giá trị trong năm qua.
EU siết quản lý Big Tech bằng dự luật kỹ thuật số mới Nếu được thông qua, luật của Liên minh Châu Âu (EU) sẽ trao cho Brussels quyền hạn chưa từng có trong việc theo dõi các quyết định của các Big Tech. Thứ Năm (24/3), các nhà lập pháp EU đã đưa ra những bước cuối cùng về một quy tắc chưa từng có nhằm hạn chế sự thống trị thị trường của những...