Nga: Xe hết xăng giữa đường, hãy mua xăng trực tuyến và sẽ có nhân viên tới tiếp xăng ngay cho bạn
Người dân nhiều thành phố lớn tại Nga giờ đây đã có thể trải nghiệm một dịch vụ hoàn toàn mới, đó là mua xăng trực tuyến. Bạn chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần khai báo địa điểm xe là sẽ có người mang xăng tới tiếp cho bạn.
Ngay cả khi tắc đường và không thể kịp tới trạm xăng để tiếp nhiên liệu, những tài xế tại Nga giờ đây có thể sử dụng một dịch vụ mua xăng trực tuyến mới để tiếp xăng từ xa rất dễ dàng.
Loại hình dịch vụ mua xăng trực tuyến khá phổ biến tại Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng nó lại trở thành một dịch vụ đặc biệt hấp dẫn tại Nga vào mùa đông, khi thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Toplivo v Bak, tạm dịch là “ Fuel to the Tank” và một start-up khác có tên Pump đã mở ra loại hình dịch vụ độc đáo này tại Nga. Nếu xe hết xăng, khách hàng có thể đặt xăng qua ứng dụng smartphone, sẽ có nhân viên tới “giao xăng” ngay cả khi chủ nhân chiếc xe không có ở đó.
Nhân viên sẽ lái một chiếc xe tải nhỏ mang theo bình xăng hoặc dầu diesel ở bên trong. Nhân viên sẽ kéo vòi tiếp nhiên liệu đổ vào thùng xăng cho khách hàng. Quy trình khá giống với các trạm xăng. Sau khi tiếp xong , nhân viên có thể lên xe và tiếp tục phục vụ các khách hàng khác.
Tất nhiên khách hàng có quyền mở khóa bình xăng để nhân viên tiếp nhiên liệu mà không cần có mặt tại đó. Mặc dù vậy không phải khách hàng nào cũng chọn cách đó. Mọi người sợ rằng, nếu phải mở nắp bình xăng, ai đó có thể sẽ đổ những thứ khác vào bình xăng hoặc hút trộm xăng.
Hiện một số dòng xe đã có thể thông báo tới tài xế khi nào nó cần tiếp nhiên liệu, thậm chí có một số nắp bình xăng có thể mở khóa bằng mã code. Nhờ đó, chủ nhân của chiếc xe có thể chia sẻ mã code cho các nhân viên tiếp xăng.
Dịch vụ hiện đã được triển khai tại 4 thành phố gồm Moscow, St Petersburg, Sochi và Krasnodar.
Video đang HOT
Các công ty đang đi theo xu hướng cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, giống với cách các công ty như Uber hay Amazon đang thực hiện tại nhiều thành phố của Nga.
Alina Kovalevich, tổng giám đốc của Toplivo v Bak chia sẻ: “Bạn có thể gọi nó là Uberisation. Chúng tôi thấy Uber vẫn đang song song là một dịch vụ taxi và cung cấp thức ăn đấy thôi”.
Đối tượng khách hàng chính của Toplivo v Bak và Pump đều là các công ty xe hơi và một phần nhỏ là khách thường.
Tuy các công ty này chưa phải là những tay chơi lớn trên thị trường nhiên liệu tại Nga nhưng Toplivo v Bak và Pump có thể cung cấp từ 16 – 18 ngàn lít xăng/ngày, tương đương với lượng xăng bán ra của một cây xăng trong vòng một ngày.
Tham khảo Reuters
World Cup gần như chuyển dịch kinh tế toàn cầu hướng tới Trung Quốc
Với hơn 3,2 tỷ người theo dõi, World Cup chính là sự kiện thể thao được xem nhiều nhất trên thế giới và dưới quan điểm tài chính, nó cũng vô cùng thú vị. Từ những thay đổi trong nguồn tài trợ, sự chuyển dịch thị trường vốn và kinh tế vĩ mô đang ngày càng trở nên rõ nét.
Châu Á nhiều lên, Bắc Mỹ và Châu Âu ít đi
Kể từ năm 1982, các quốc gia giành chiến thắng World Cup đều đến từ châu Âu với 6 lần (Đức 2 lần, Italia 2 lần, Tây Ban Nha 1 lần và Pháp 1 lần), và 3 lần ở quốc gia Mỹ Latinh (Brazil 2 lần và Argentina 1 lần). Nhưng xét về các nhà tài trợ lớn nhất, thì sự phân phối địa lý có vẻ khá khác biệt.
Những quốc gia giành chiến thắng World Cup đều đến từ châu Âu và Mỹ Latinh
Năm 1986, bốn công ty châu Âu đã tài trợ cho sự kiện này, cùng với bốn công ty từ Bắc Mỹ và bốn từ châu Á. Trong những năm 1990, Bắc Mỹ đã gia tăng tài trợ nhanh chóng, sau đó lại tạm dừng vào cuối thập kỷ này. Mặc dù các quốc gia châu Âu đã chiến thắng giải đấu, song các công ty ở đây lại rút tài trợ. Vào năm 2018, chỉ có một công ty châu Âu duy nhất đổ tiền vào đó.
Vậy, ai là người đổ tiền vào World Cup nhiều nhất? Câu trả lời là Châu Á.
Vào năm 2018, bảy trong số 12 (hay gần 60%) đối tác và nhà tài trợ hàng đầu là từ châu Á
Trung Quốc thay thế Nhật Bản trở thành nhà tài trợ hàng đầu Châu Á
Nếu thuộc về một nửa dân số thế giới đang theo dõi World Cup, bạn có thể đã nhận thấy xu hướng này từ lượng biển quảng cáo ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Một phần ba các đối tác World Cup hàng đầu hiện nay đến từ Trung Quốc. Trong khi trước năm 2014, không một công ty Trung Quốc nào là nhà tài trợ.
Các công ty Trung Quốc đang thay thế Nhật Bản trong vai trò nhà tài trợ hàng đầu châu Á. Cho đến năm 2006, Nhật Bản luôn đại diện cho các thương hiệu hàng đầu châu Á tại World Cup. Nhưng lần này, họ lại hoàn toàn vắng mặt.
Nếu không phải là một fan bóng đá, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả khi đội tuyển quốc gia Trung Quốc không đủ điều kiện tham gia giải đấu, họ vẫn rất tích cực theo dõi. Quốc gia này từng chơi ở World Cup chỉ một lần duy nhất vào năm 2002.
Những nhà tài trợ World Cup hàng đầu châu Á
Việc tài trợ World Cup được xem như sự thay đổi trong kinh tế toàn cầu của tương lai?
Thực tế rằng quyền lực kinh tế của châu Á đang nhanh chóng vượt qua châu Âu và Bắc Mỹ, xu hướng này cũng sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Việc trở thành nhà tài trợ World Cup uy tín cũng chính là dấu hiệu cho thấy sức mạnh kinh tế đang gia tăng của châu Á. Nó đặt một công ty Châu Á đứng ngang hàng với những gã khổng lồ công nghiệp.
Hiện tại, sự hiện diện của châu Á tại World Cup đã phản ánh sức mạnh kinh tế nhiều hơn sức mạnh bóng đá. Dù châu Âu vẫn còn giữ phong độ chơi bóng tốt nhưng điều đó vẫn có thể thay đổi. Người châu Á cũng yêu thích môn thể thao này. Hầu hết khán giả của World Cup 2014 đến từ châu Á, và số lượng người hâm mộ vẫn đang tăng lên. Hơn 1,5 tỷ người ở châu Á đã xem ít nhất một phút World Cup trong năm 2014 và hơn 750 triệu lượt xem hơn 20 phút. Trung Quốc có nhiều người xem nhất: một phần tư tỷ. Với lượng khán giả lớn như vậy, việc các công ty Trung Quốc tài trợ cho sự kiện này là một động thái thông minh.
Tương lai sẽ như thế nào?
Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, là một fan bóng đá lớn. Ông có ba giấc mơ: Trung Quốc được tham gia, là chủ nhà và giành chiến thắng World Cup. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các trường học bóng đá và còn trao đổi với các đối tác châu Âu để giúp cải thiện nền bóng đá nước nhà. Các nền tảng tài chính và kinh tế đã có; cơ sở hạ tầng đang được xây dựng nhanh chóng, thêm phần dân số 1,3 tỷ người nên Trung Quốc không lo thiếu nhân tài chơi bóng.
Hy vọng Trung Quốc sẽ đủ điều kiện để trở lại giải đấu còn sự thay đổi kinh tế là điều hiển nhiên thông qua những nguồn tài trợ khổng lồ từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Theo Danviet
Đàn ông phương Tây đối mặt với nguy cơ "cạn" tinh trùng Trong 40 năm, lượng tinh trùng của nam giới phương Tây giảm 60% do các yếu tố từ môi trường và lối sống. Theo Indepedent, trong nghiên cứu được xem là "toàn diện nhất từ trước đến nay" trên 42.935 mẫu tinh dịch, đội ngũ các nhà khoa học từ Israel, Mỹ, Đan Mạch, Brazil và Tây Ban Nha đã chỉ ra từ...