Nga ‘vượt mặt’ Mỹ trên thị trường vũ khí thế giới
Các chương trình cắt giảm chi tiêu quốc phòng do khó khăn kinh tế đã khiến miếng bánh vũ khí thế giới đang giảm dần qua thống kê doanh số của top 100.
Defencenews trích dẫn từ báo cáo doanh thu của Top 100 công ty quốc phòng hàng đầu thế giới cho thấy. Mặc dù các chương trình cắt giảm ngân sách quốc phòng của các quốc gia châu Âu cũng như Mỹ chưa mang lại thảm họa đối với các công ty quốc phòng nhưng nó đã bắt đầu cho thấy miếng bánh vũ khí thế giới bắt đầu suy giảm.
Thị trường vũ khí thế giới ngày càng thu hẹp do khó khăn kinh tế(ảnh minh họa)
Tổng doanh thu của Top 100 công ty quốc phòng năm 2012 đã giảm 13 tỷ so với năm 2011. Các đánh giá 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy doanh số quốc phòng toàn cầu tiếp tục đà sụt giảm. Tuy vậy đây hoàn toàn không phải là điều bất ngờ đối với các nhà phân tích.
Lầu Năm Góc đã bắt đầu chương trình cắt giảm ngân sách quốc phòng từ năm 2012, bên cạnh đó một số nước tại châu Âu cũng phải đối mặt với áp lực suy giảm kinh và họ buộc phải cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Mặc dù doanh thu từ các sản phẩm quốc phòng không tăng nhưng tổng doanh số của các công ty vẫn tăng 3%. 5 năm trước đây, doanh số của các công ty trong Top 100 có 38% doanh số từ các sản phẩm quốc phòng. Đến năm 2012 con số này giảm xuống chỉ còn 28% điều đó cho thấy rằng các công ty quốc phòng lớn đang đa dạng hóa loại hình kinh doanh và chuyển trọng tâm sang những sản phẩm dân sự.
Doanh số các tập đoàn sản xuất quốc phòng lớn trên thế giới đều rụt giảm so với năm 2011.
Video đang HOT
Tập đoàn Lockheed Martin tiếp tục dẫn đầu Top 100, bất chấp đà suy giảm đang bao trùm các công ty khác doanh số của Lockheed Martin vẫn tiếp tục tăng. Raytheon bất ngờ nhảy lên vị trí thứ 4, United Technologies lên vị trí thứ 9 đây là 2 sự thay đổi lớn nhất trong Top 10 năm 2012.
7 công ty trong Top 10 có doanh số sụt giảm khoảng 3% so với năm 2011, tuy nhiên nếu tính tổng doanh số cho Top 10 chỉ giảm 2% so với năm 2011. Trong khi các công ty quốc phòng Mỹ và châu Âu suy giảm về doanh số thì một số công ty của Nga lại có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Năm 2012 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của công ty cổ phần Almaz-Antey (nhà sản xuất S-300 và S-400) Almaz-Antey nhảy lên vị trí 14 tăng 11 bậc so với năm 2011. Doanh số của Almaz-Antey tăng đến 62% và trở thành Top 5 công ty quốc phòng hàng đầu châu Âu.
Trong bối cảnh khó khăn chung nhưng một số tập đoàn quốc phòng của Nga đã có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong đó nỗi bật là Almaz-Antey.
Tổng công ty máy bay trực thăng Nga nhảy lên vị trí số 24, doanh số tăng 32%, tập đoàn sản xuất động cơ máy bay United Engine-Building lên vị trí số 49 doanh số tăng 49%. Tuy vậy không phải các công ty quốc phòng của Nga đều có doanh số tăng.
Ba công ty chế tạo máy bay hàng đầu của Nga đều sụt giảm về thứ hạng và doanh số, Sukhoi tụt xuống vị trí số 43, Irkut tụt xuống vị trí số 62, tệ hại hơn cả là Mikoyan tụt xuống đến vị trí 93. Tuy vậy sự tăng trưởng rất mạnh của các công ty nói trên đã tác động tích cực đến danh sách tổng thể.
Sự tăng trưởng mạnh về doanh số của một số công ty Nga là do tăng mạnh doanh số xuất khẩu, năm 2012 Nga đã đạt mức doanh số bán vũ khí kỷ lục với 14 tỷ USD. Doanh số năm 2012 tăng 6% so với năm 2011, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới đã tăng gấp đôi doanh số của mình so với năm 2005.
Ngoài sự tăng trưởng về xuất khẩu, kế hoạch tái trang bị quy mô lớn cho lực lượng vũ trang Nga đến năm 2020 đã góp phần tạo đà tăng trưởng cho các công ty quốc phòng Nga. Với kế hoạch mua sắm trị giá đến 641 tỷ USD giai đoạn 2011-2020 dự báo năm 2013 doanh số của các công ty quốc phòng Nga sẽ tiếp tục tăng.
Trong khi đó đà sụt giảm của các công ty quốc phòng Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2013 thậm chí có thể kéo dài thêm. Frank Kendall Thứ trưởng BQP Mỹ phụ trách vấn đề mua sắm và hậu cần trao đổi với Defencenews rằng: “Tôi rất quan tâm đến vấn đề này, đối với các công ty quốc phòng lớn sự suy giảm chỉ là nhất thời, họ có thể tiếp cận các nguồn vốn lớn, họ có dự trữ tốt, họ đang trong tình trạng khá tốt về vị thế và tài chính. Đó chỉ là sự suy giảm theo tính chu kỳ nó sẽ không kéo dài lâu. Nhưng đối với các công ty nhỏ đây sẽ là vấn đề lớn, tôi đang lo lắng cho tương lai của các doanh nghiệp nhỏ”
Theo Người đưa tin
TQ vào top 5 nước bán nhiều vũ khí nhất
Trung Quốc lần đầu tiên thế chân Vương quốc Anh trong danh sách 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong gia đoạn 2008-2012, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí đứng đầu.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI) tại Stockholm vừa công bố cho thấy Mỹ là nước bán nhiều vũ khí nhất thế giới, theo sau là Nga, Đức, Pháp và Trung Quốc.
Tổng sản lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng 17% trong giai đoạn 2008-2012, nhưng riêng doanh số xuất khẩu vũ khí thông thường của Trung Quốc tăng vụt thêm 162%.
Máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Trung Quốc trong giai đoạn tới
Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn cố gắng giảm phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu và bắt đầu xuất khẩu vũ khí tự chế tạo, như máy bay chiến đấu JF-17 cho Pakistan. Ngành công nghiệp quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước đang nỗ lực thúc đẩy sản lượng xuất khẩu, như máy bay huấn luyện L-15 và nhiều loại tên lửa. Khá nhiều trong số đó thừa hưởng thiết kế của Nga.
"Trung Quốc đang tìm kiếm thị trường bán vũ khí, như Algeria và Morocco ở Bắc Phi", Paul Holtom, giám đốc chương trình nghiên cứu chuyển nhượng vũ khí của SIPRI, cho biết.
Lần đầu tiên kể từ năm 1950, Vương quốc Anh rơi khỏi top 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất. Dù doanh số xuất khẩu của các công ty có trụ sở tại Anh như BAE Systems Plc vẫn duy trì khi doanh số của các doanh nghiệp Pháp và Đức giảm, nhưng không đủ để giữ Anh ở vị trí thứ năm.
Mỹ vẫn giữ vững vị trí đầu bảng trong top 5, với 30% thị phần, trong khi thị phần của Nga là 26%. Thị phần của Trung Quốc tăng từ 2% lên 5%. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu vũ khí sang các nước châu Á, với Pakistan là khách hàng lớn nhất, chiếm tới 55% lượng mua.
"Xuất khẩu máy bay quân sự có thể sẽ giúp thay đổi ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không của Trung Quốc. Máy bay huấn luyện L-15 với khả năng và giá cả cạnh tranh cao vừa nhận được đơn đặt hàng đầu tiên, và có thể sẽ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc trong thời gian tới", Alex Chang, nhà phân tích của tập đoàn Citigroup, nhận xét.
Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở bán vũ khí. "Đối với một số công ty trong ngành xuất nhập khẩu vũ khí, các thỏa thuận mua bán không phải công cụ kiếm tiền chính, mà họ đang muốn có được các hợp đồng dự án hạ tầng béo bở", Holtom nói.
Về nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn này, Trung Quốc xuống vị trí thứ hai, sau Ấn Độ. Sau Trung Quốc là Pakistan, Hàn Quốc và Singapore.
Nhập khẩu vũ khí của các nước châu Âu trong giai đoạn 2008 - 2012 giảm 20% khi các chính phủ áp dụng chính sách giảm chi tiêu công. Nhập khẩu vũ khí của Hy Lạp giảm tới 61%, tụt xuống vị trí 15 từ vị trí thứ 4 trong danh sách những nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất của giai đoạn trước.
"Với cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu, sự rút lui khỏi Iraq và Afghanistan, chúng ta có thể trông đợi châu Âu sẽ nỗ lực tìm cách bán khối lượng vũ khí dư thừa đáng kể", nhà nghiên cứu Mark Bromley công tác tại SIPRI, nhận xét.
Theo 24h
Châu Á đổ tiền mua vũ khí Nga Các quốc gia ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình dương là điểm đến của 43% số lượng vũ khí xuất khẩu của Nga trong năm 2012. Theo truyền thông Nga, tàu ngầm Kilo 636 "Hà Nội" do Việt Nam đặt hàng đã hoàn tất các bài thử nghiệm lặn và các hành trình trên biển. Tàu ngầm...