Nga vẫn giữ vị trí trong những đối tác thương mại hàng đầu của EU
Bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt, Nga vẫn nằm trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) trong ba tháng đầu năm 2023.
Về giá trị, xuất khẩu của Nga sang thị trường EU tăng 24,3% lên 203,4 tỷ euro. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa châu Âu sang Nga giảm 38,1% xuống còn 55,2 tỷ euro. Để so sánh: trong năm 2021 trước khi áp đặt lệnh trừng phạt, thương mại Nga-EU đạt 247,8 tỷ euro.
Phái đoàn thường trực Nga tại EU cho biết như dự đoán, sự sụt giảm rõ rệt trong thương mại giữa EU và Nga đã xảy ra vào quý đầu tiên của năm 2023, do tác động chậm trễ của các biện pháp trừng phạt của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga bắt đầu bộc lộ rõ ràng hơn.
Video đang HOT
“Do sự sụt giảm mạnh về thương mại trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2023, Nga đã tụt xuống vị trí thứ 9 trong số các đối tác lớn nhất của EU”, các quan chức cho biết.
Trả lời phỏng vấn hãng Izvestia, các thành viên Nghị viện châu Âu (MEP) thừa nhận rằng Nga đã vượt qua cơn bão áp lực trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây, bất chấp nỗ lực nhằm giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nga.
Thành viên Đức tại MEP Gunnar Beck cho biết lạm phát ở Nga tiếp tục giảm, từ 17,1% vào tháng 5 năm ngoái xuống còn 2,3% vào tháng 4 năm 2023. Thành viên Pháp tại MEP, ông Thierry Mariani nói rằng tình hình ở Pháp cũng không khá hơn là bao, do đang trải qua lạm phát ở mức cao, đặc biệt là về giá năng lượng và lương thực.
Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng Đối thoại an ninh Shangri-La
Hội nghị an ninh hàng đầu châu Á - Đối thoại Shangri-La 2023 chính thức khai mạc ngày 2/6 tại Singapore, trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến phủ bóng tại hội nghị này.
Đối thoại Shangri-La năm nay thu hút các sĩ quan quân đội cấp cao, nhà ngoại giao, nhà sản xuất vũ khí và nhà phân tích an ninh từ khắp nơi trên thế giới, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4/6 tại Singapore.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có bài phát biểu quan trọng vào tối 2/6, trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc dự kiến có những phát biểu mà giới quan sát rất trông đợi.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi hai siêu cường chia rẽ sâu sắc về nhiều vấn đề, từ Đài Loan đến gián điệp mạng và tranh chấp ở Biển Đông.
Hy vọng về hội nghị thượng đỉnh ở Singapore có thể là cơ hội để hàn gắn quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã bị giáng một đòn mạnh vào tuần trước khi ông Lý Thượng Phúc từ chối lời đề nghị gặp người đồng cấp Lloyd Austin.
Ông Lý Thượng Phúc, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 3, đã bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018.
Bài phát biểu của ông Albanese được đưa ra khi Australia đang cố gắng đạt được sự cân bằng mong manh giữa mối quan hệ bền chặt với Mỹ và mối quan hệ thường xuyên căng thẳng với Trung Quốc, quốc gia mua phần lớn quặng sắt có giá trị và là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Một thỏa thuận được công bố vào tháng 3 về mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ mong manh của Australia với Trung Quốc, khi Bắc Kinh vốn đã chỉ trích kế hoạch này.
Australia dự định chi 368 tỷ AUD (khoảng 250 tỷ USD) trong 3 thập kỷ cho chương trình tàu ngầm, một phần của hiệp ước an ninh quy mô với Mỹ và Anh được gọi là AUKUS.
Australia cũng là một thành viên của mạng lưới thu thập và chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, cùng với Mỹ, Anh, Canada và New Zealand - một nhóm mà các quan chức Trung Quốc coi là một phần của "tâm lý chiến tranh lạnh" kéo dài của phương Tây và một nỗ lực để ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này
Nghị viện châu Âu cảnh báo Hungary 'không phù hợp' giữ chức Chủ tịch luân phiên EU Việc Hungary nhiều lần vi phạm luật pháp EU khiến nước này "không phù hợp" để giữ chức Chủ tịch luân phiên của khối vào năm 2024, Nghị viện châu Âu cảnh báo trong một nghị quyết sẽ được thông qua trong tuần này. Nghị viện châu Âu tiếp tục gây áp lực lên Hungary. Ảnh: Hungarytoday.hu Nghị quyết, được sự ủng hộ...