Nga và Trung Quốc lên án các biện pháp trừng phạt không được LHQ ủng hộ
Nga và Trung Quốc ngày 7/2 đã lên án các biện pháp trừng phạt đơn phương do một số quốc gia tự ý áp đặt mà không được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân phát biểu tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phó Đại diện thường trực của Nga tại LHQ, ông Dmitry Polyanskiy, nhấn mạnh chỉ những biện pháp trừng phạt của HĐBA là hợp pháp, đồng thời cho rằng đây cũng là “công cụ quan trọng trong ứng phó với những thách thức toàn cầu.” Theo ông, các biện pháp trừng phạt “đơn phương” làm tổn hại đến các nỗ lực xây dựng hòa bình và can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia như Syria, Belarus, Cuba, Venezuela, Iran, Afghanistan, Myanmar, Mali…
Chia sẻ quan điểm trên, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân cũng cho rằng “các biện pháp trừng phạt đơn phương là mối quan ngại lớn”, do đó hối thúc các quốc gia chấm dứt ngay các hành động này. Tuy nhiên, ông Trương Quân cũng cho rằng các biện pháp được HĐBA hậu thuẫn cũng không nên bị “áp dụng quá mức”.
Đề cập đến các biện pháp trừng phạt của HĐBA đối với Triều Tiên, ông Trương Quân cho rằng trên thực tế, các biện pháp này đã dẫn đến “những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng”.
Nga và Trung Quốc đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác phản đối một tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an LHQ do Mỹ soạn thảo, trong đó lên án các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Bắc Kinh và Moskva lâu nay vẫn tìm cách nới lỏng các biện pháp trừng phạt của HĐBA đối với Triều Tiên. Năm ngoái, hai nước đã đề xuất một nghị quyết nới lỏng các biện pháp trừng phạt để tạo điều kiện viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, song dự thảo này đã không được đưa ra bỏ phiếu vì thiếu sự ủng hộ.
Nga cũng đang đối mặt với nguy cơ hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây, trong bối cảnh quan hệ Moskva và phương Tây leo thang liên quan đến vấn đề Ukraine. Hôm 2/2, Điện Kremlin cho biết đã có sẵn kế hoạch để chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giảm thiểu các hậu quả của chúng.
Công nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở Mali
AFP hôm qua đưa tin 3 công dân Trung Quốc và 2 công dân Mauritania bị bắt cóc ở Mali khi nhóm người có vũ trang tấn công một công trường xây dựng cách thị trấn Kwala ở miền tây nam nước này khoảng 55 km.
Ảnh. Reuters
Quân đội Mali cho hay các tay súng còn cướp 3 xe bán tải, đập phá 1 cần cẩu và các xe ben của Công ty xây dựng Covec (Trung Quốc) và Công ty cầu đường ATTM (Mauritania).
Một quan chức quân đội Mali cho biết các nạn nhân bị bắt cóc khi đang xây dựng một tuyến đường trong khu vực và ưu tiên của quân đội là giải cứu họ.
Truyền thông địa phương đưa tin các tay súng đi xe máy đến tấn công, đốt máy móc, bình nhiên liệu trước khi đưa các con tin đi. Các nhóm cực đoan nổi dậy tại Mali từ năm 2012, trước khi lan sang các quốc gia Burkina Faso và Niger láng giềng.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...