Nga và Trung Quốc đang ‘lật ngược thế cờ’ với EU, Mỹ
Mỹ và các đồng minh châu Âu vẫn tích cực sử dụng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách đưa ra những biện pháp trừng phạt đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế với mục đích đạt được một số lợi thế trước Nga và Trung Quốc.
Nhà quan sát chính trị Vladimir Odintsov mới đây bình luận trên trang web “Triển vọng phương Đông mới” (journal-neo.org) rằng Washington và các đồng minh phương Tây sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế Trung Quốc, vốn chỉ để làm trầm trọng thêm tình hình ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, bằng cách thực hiện các hành động khiêu khích. Chủ yếu tập trung vào Đài Loan/Trung Quốc, họ tạo ra các liên minh mới, bao gồm cả liên minh quân sự, và việc thành lập AUKUS ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một ví dụ sinh động về điều này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Putin tại một cuộc gặp song phương. Ảnh: AFP
Quá trình đối đầu với Trung Quốc trong những năm gần đây của Mỹ không chỉ trên mặt trận quân sự-chính trị và kinh tế mà còn bằng cách phát động một chiến dịch thông tin chỉ trích với các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương, nhấn mạnh rằng Trung Quốc là đối thủ của toàn bộ thế giới phương Tây. Mới nhất, Mỹ đã tìm cách làm mất uy tín của Trung Quốc thông qua việc khuyến khích các nước tham gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022.
Không kém phần quyết liệt, Washington và các đồng minh phương Tây đang theo đuổi chính sách trừng phạt chống Nga. Gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành một công cụ tích cực trong chính sách này của Mỹ, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, cấm và hạn chế hoạt động của các phương tiện truyền thông Nga, ví dụ cơ quan quản lý truyền thông Đức MABB gần đây không cho kênh truyền hình RT DE (của Nga) bằng tiếng Đức phát sóng từ nền tảng của nhà điều hành vệ tinh châu Âu Eutelsat 9B.
Ông Odintsov lưu ý, bằng cách mở rộng các biện pháp hạn chế kinh tế và thương mại nhằm vào Nga, EU đã buộc Moskva phải tích cực tìm kiếm thị trường nhập khẩu thay thế. Nhận thấy sự thất bại của chính sách trừng phạt Nga với nền kinh tế châu Âu, EU gần đây đã yêu cầu Nga bồi thường khoảng 290 tỷ EUR thông qua WTO, vì hành vi “phân biệt đối xử” đối với hàng hóa châu Âu thông qua chính sách thay thế hàng nhập khẩu. EU cho rằng chính sách này đã gây bất lợi cho các công ty châu Âu khi giao dịch với các doanh nghiệp nhà nước Nga và các tổ chức khác.
Những tuần gần đây, trong cuộc đối đầu với Moskva, những cáo buộc về sự nguy hiểm được cho là hành động “xâm lược vũ trang” của Nga đối với Ukraine cũng đang bị thổi phồng. Điều này đã được các quan chức Nga nhiều lần bác bỏ, lưu ý rằng Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thúc đẩy các đồng minh EU hoàn tất gói trừng phạt mở rộng nhằm vào các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga.
Một biện pháp khác trong cuộc đối đầu với Nga mà các nước phương Tây áp dụng là cáo buộc (được các chuyên gia Mỹ và châu Âu tung ra) rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “lợi dụng” sự thiếu hụt nguồn năng lượng trên thị trường châu Âu cho mục đích xấu. Thông qua cáo buộc này, các đại diện của Mỹ và EU đã đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng với Nga. Bên cạnh đó, Mỹ đặc biệt thúc đẩy việc dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) giữa Đức-Nga.
Video đang HOT
Trước những lời đe dọa về chính trị, kinh tế và quân sự từ Washington và EU đối với Nga và Trung Quốc, Moskva và Bắc Kinh đang ngày càng tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương. Theo đánh giá được công bố của tờ Bưu điện Jerusalem, đó là một ví dụ cho thấy Moskva và Bắc Kinh đang ngày càng “phối hợp chặt chẽ các chính sách của họ và hình thành một liên minh”. Mục đích là tạo ra một thế giới đa cực và xóa bỏ chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.
Trong bối cảnh các hành động khiêu khích của phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý tăng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, điều được truyền thông châu Âu đặc biệt chú ý. Thỏa thuận về việc xây dựng một đường ống mới để cung cấp thêm khí đốt của Nga cho Trung Quốc đang được thảo luận.
Thỏa thuận này sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc. Đồng thời, châu Âu đặc biệt lưu ý rằng điều này đang xảy ra khi phần còn lại của châu Âu đang trải qua khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Tờ Bloomberg cảnh báo rằng châu Âu có nguy cơ không có khí đốt trong hai tháng tới do thời tiết đóng băng và lượng nhiên liệu xanh trong kho dự trữ thấp.
Trong bối cảnh này, ông Odintsov kết luận, châu Âu có thể nhận ra rằng không nên trông đợi Mỹ giúp EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Chính quyền Mỹ tuyên bố rằng thị trường là quyết định và họ không thể yêu cầu các công ty Mỹ bán tài nguyên năng lượng của họ cho ai. Với việc châu Á có thể chi nhiều tiền hơn, các tàu chở LNG của Mỹ sẽ định hướng lại các tuyến đường của họ và vận chuyển khí đốt đến Nhật Bản, Đài Loan hoặc Hàn Quốc, chứ không phải đến châu Âu.
Nguy cơ chạy đua vũ trang tại châu Á
Các nhà phân tích cảnh báo rằng châu Á có thể rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang khi các quốc gia muốn đối trọng với sự phát triển của quân đội Trung Quốc và căng thẳng liên quan đến vũ khí Triều Tiên vẫn hiện hữu.
Người dân Seoul (Hàn Quốc) theo dõi truyền hình đưa tin về việc Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: Reuters
Australia
Australia ngày 16/9 cho biết nước này sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm năng lượng hạt nhân dựa trên thỏa thuận an ninh với Mỹ và Anh.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết Australia sẽ tăng cường năng lực tấn công tầm xa với tên lửa hành trình Tomahawk được trang bị cho các tàu khu trục, trang bị tên lửa không đối đất cho chiến đấu cơ F/A-18 Hornet và F-35A Lightning II có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi 900 km.
Australia còn lên kế hoạch trang bị tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) trên tiêm kích F/A-18F Super Hornet. Australia cũng dự định hợp tác với Mỹ để phát triển tên lửa siêu thanh dựa trên thỏa thuận của liên minh 3 bên AUKUS gồm Australia, Anh và Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 6 đã ủng hộ việc bán 29 trực thăng tấn công Boeing Co AH-64E Apache cho Australia, thuộc thỏa thuận trị giá lên tới 3,5 tỷ USD.
Hàn Quốc
Quân đội Hàn Quốc vào ngày 15/9 đã thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và trở thành quốc gia đầu tiên không sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng lại phát triển được một hệ thống như vậy.
Tên lửa này là một phiên bản của tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B thuộc Hàn Quốc với tầm bắn 500 km. Năm 2020, Hàn Quốc đã phát triển tên lửa Hyunmoo-4 với tầm bắn 800 km. Seoul cũng tiết lộ rằng những loại tên lửa mới khác, như tên lửa hành trình siêu thanh, sẽ sớm được triển khai.
Hàn Quốc cũng chủ trương phát triển động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và đã thử nghiệm thành công trong tháng 7. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trong kế hoạch công bố năm 2020 đã đưa ra chi tiết về đề xuất đóng 3 tàu ngầm. Các quan chức cho biết trong đó sẽ có 2 tàu ngầm động cơ diesel.
Triều Tiên
Vào tháng 7/2019, truyền thông Triều Tiên đăng tải thông tin Chủ tịch Kim Jong-un thị sát một tàu ngầm lớn mới đóng. Các nhà phân tích cho biết kích thước của tàu ngầm cho thấy phương tiện này được thiết kế để mang theo tên lửa đạn đạo.
Cuối năm 2019, Triều Tiên cũng tuyên bố nước này đã phóng thử thành công một tên lửa SLBM. Trong tháng 1, Triều Tiên đã ra mắt thiết kế SLBM mới trong một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng.
Triều Tiên vào ngày 29/9 còn tuyên bố đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh vào ngày trước đó. Như vậy, Triều Tiên đã tham gia vào cuộc đua triển khai vũ khí siêu thanh liên quan đến Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Trung Quốc
Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt vũ khí đa nhiệm DF-26 có thể tích hợp đầu đạn hạt nhân và mang phạm vi tấn công lên tới 4.000 km.
Trong cuộc diễu binh năm 2019, Trung Quốc cũng tiết lộ phương tiện bay không người lái mới (UAV) và một số tên lửa siêu thanh cùng tên lửa liên lục địa tiên tiến khác được thiết kế để tấn công nhiều tàu sân bay và căn cứ quân sự.
Trung Quốc cũng sở hữu tên lửa siêu thanh có tên DF-17. Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có khả năng vươn tới Mỹ.
Nhật Bản
Nhật Bản đã chi hàng triệu USD vào vũ khí tầm xa phóng từ trên không đồng thời đang phát triển phiên bản mới của tên lửa chống hạm trang bị trên xe tải có tầm bắn dự kiến 1.000km.
Năm 2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho thỏa thuận bán cho Nhật Bản 105 chiến đấu cơ Lockheed F-35 với giá trị ước tính 23 tỷ USD.
Đại sứ Mỹ tại Indonesia khẳng định thỏa thuận AUKUS không nhằm vào quốc gia nào Đại sứ Mỹ tại Indonesia Sung Kim ngày 29/9 khẳng định thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào và không đặt các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "vào tình thế khó xử". Ông Sung Kim phát biểu tại Cuộc tham vấn chiến lược cấp cao Hàn - Mỹ ở...