Nga và Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì lợi ích chung?
Bất chấp một số vấn đề khúc mắc trong ngoại giao, Nga và Mỹ cần phải thực tế hơn, đưa quan hệ trở lại mức “bình thường”, trang tin International Business Times (Mỹ) dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Vì lợi ích chung, ông Obama (trái) và ông Putin có thể gạt bỏ mọi mâu thuẫn? – Ảnh: Reuters
Trong khi mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trong tình trạng xấu nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, có vẻ như thời điểm này những bình luận của ông Lavrov đang thay đổi một phần sự căng thẳng ấy, International Business Times nhận định trong bài viết ngày 1.7.
Hướng về lợi ích chung
Ông Lavrov tiết lộ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc thảo luận “thực tế” với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong cú điện thoại bất ngờ của ông Putin gần đây.
Ngoại trưởng Nga cho biết câu chuyện của ông Putin và ông Obama xoay quanh “các lĩnh vực hợp tác hai bên cùng có lợi”. Trong khi đó, những cuộc tiếp xúc gần đây của ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là “đi sâu vào chi tiết” của những lợi ích ấy,International Business Times dẫn lời ông Lavrov.
Video đang HOT
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg của Mỹ, Ngoại trưởng Nga cũng một lần đề cập đến việc “bình thường hóa” giữa Moscow và Washington. Ngoài ra, ông Lavrov cũng thổ lộ ông rất bất ngờ về việc dư luận thế giới đã dồn sự chú ý đặc biệt cho cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Kerry hồi tháng 5, bất kể hai bên đã gặp nhau 17 lần trong năm 2014, tức giai đoạn mối quan hệ Nga – Mỹ đang trong tình trạng rất căng thẳng sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến tại miền đông Ukraine.
Ông Kerry (trái) và ông Lavrov chú trọng bàn về việc tiêu diệt IS – Ảnh: Reuters
Xoa dịu căng thẳng
Trên thực tế, trước khi ông Lavrov chính thức lên tiếng về “bình thường hóa”, truyền thông Mỹ cũng đã có những bài viết cho rằng Moscow và Washington có thể hàn gắn, ít nhất trong một số vấn đề.
Hôm 1.7, hãng tin AP có bài viết cho rằng các cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran sẽ là tác nhân thắt chặt mối quan hệ Nga – Mỹ. Một thỏa thuận thành công sẽ giúp Mỹ không cần thiết phải can thiệp vào Iran và quan hệ với Israel, trong khi cũng phù hợp với ý định của Nga.
Ông Gary Samore, nhà đàm phán đại diện cho Mỹ tại các cuộc đàm phán hạt nhân đến năm 2013, cho biết việc đạt được một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran là lợi ích chiến lược của Nga với mong muốn hạn chế sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông. Trong khi đó, đây cũng là mong muốn của ông Obama, vì việc tránh tham gia vào các cuộc xung đột Trung Đông là “di sản trong quan hệ ngoại giao” của ông, theo AP.
Bên cạnh đó, bất đồng trong việc Nga tuyên bố ủng hộ Tổng thống Syria, Bashar Assad cũng sẽ được xoa dịu bằng một mối nguy lớn hơn: tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông Samore cũng cho rằng việc Nga ủng hộ ông Assad cũng chỉ vì mục tiêu đánh bại IS, phù hợp với mong muốn chung của Mỹ lẫn các đồng minh.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc xoa dịu Mỹ trước đối thoại
Giới chức và truyền thông Trung Quốc cố gắng giảm nhẹ bất đồng, đề cao hợp tác và lợi ích chung với Mỹ trước thềm cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước.
Công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 20.6, tờ China Daily dẫn lời giới chức và giới quan sát Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh và Washington sẵn sàng thiết lập "liên lạc hiệu quả" cho những vấn đề lớn. Tờ báo dẫn lời Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch nhận định cả hai bên sẽ có một danh sách dài về các điểm cần nêu ra cho Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung (S&ED) năm nay, dự kiến diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ từ ngày 22 - 24.6, cho thấy "hai bên rất muốn giải quyết và kiểm soát các vấn đề đang nổi lên".
Cùng ngày, Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài bình luận đề cao các lợi ích chung giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như "quan hệ nước lớn kiểu mới" giữa hai quốc gia này. Trong bài viết, Nhân Dân nhật báocòn nhấn mạnh hai bên có thể vượt qua các bất đồng. Tương tự, tại một diễn đàn ở Bắc Kinh ngày 19.6, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ "xử lý và kiểm soát hiệu quả" các bất đồng với Washington, theo Reuters.
Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel nhấn mạnh rằng trong đối thoại chiến lược sắp tới, phía Mỹ sẽ nêu lên các bất đồng với Trung Quốc, trong đó có vấn đề Biển Đông.
S&ED diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng tốc hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo trên 7 bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN, gây quan ngại toàn cầu. Ngày 19.6, một nhóm học giả thuộc Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ) lên tiếng kêu gọi Mỹ phản ứng trước hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông để bảo vệ quyền tiếp cận các giá trị toàn cầu và từ đó củng cố luật pháp quốc tế, theo tạp chí Seapower. Trong đó, cố vấn cấp cao của Chương trình châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới Patrick Cronin nói rõ Mỹ cần ngăn chặn mưu đồ của Trung Quốc dùng các đảo nhân tạo để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông bằng cách duy trì quyền tự do lưu thông, tăng áp lực ngoại giao với Bắc Kinh và xây dựng khả năng ứng phó với các quốc gia đối tác ở khu vực.
Một chuyên gia khác tên Paul Giarra cũng cảnh báo về nỗ lực của Trung Quốc dùng các đảo nhân tạo để can thiệp vào quyền tự do tiếp cận các giá trị toàn cầu là sự tấn công vào luật pháp. "Trung Quốc đang chà đạp lên các quyền của những quốc gia khác", ông Giarra khẳng định.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Nga Lavrov: Trật tự thế giới mới đang hình thành Quan hệ giữa Nga và Mỹ không phải là ưu tiên hàng đầu của Moscow, vì một trật tự thế giới mới đang hình thành và điều đó là không cần thiết, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết. BRICS là một trong những nhóm sẽ thúc đẩy thế giới đa cực hơn Có thể bạn quan tâm Trong một cuộc phỏng vấn...