Nga-Ukraine tiếp tục “cơ chế xin-cho” ưu đãi khí đốt
Mặc dù không ưu đãi khí đốt cho Kiev như trước, song Tổng thống Putin vẫn xem xét để dân Ukraine chỉ phải chịu mức giá ngang dân các nước khác.
Nga cân nhắc mức chiết khấu cho Ukraine
Phát biểu vào ngày 24-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thẳng thắn rằng, với việc giá dầu trên thế giới sụt giảm ghê gớm, khiến tình hình kinh tế đất nước trở nên khó khăn, không cho phép Nga đưa ra những ưu đãi lớn về khí đốt cho Kiev như trước.
Tại cuộc họp với các thành viên Chính phủ, Tổng thống Putin cho biết, tuy sẽ không “hậu đãi” Kiev như trước đây nhưng sẽ có những cân nhắc về giá bán để làm sao mức giá cuối cùng của khí đốt cung cấp cho Ukraine cần ngang với các nước láng giềng.
“Điều duy nhất tôi muốn lưu ý là vấn đề then chốt về giá cả. Trong tình hình giá dầu mỏ trượt dốc nghiêm trọng và phản ánh cả trong giá khí đốt, mức giá cuối cùng dành cho người tiêu dùng Ukraine vẫn phải ngang với mức giá của các nước lân cận như Ba Lan” – Tổng thống Vladimir Putin nói.
Mặc dù cho rằng Nga không thể dành ưu đãi giảm giá trong khối lượng như trước đây nhưng ông Putin vẫn đề nghị chính phủ cần xem xét dành cho Ukraine “mức chiết khấu tương ứng”, bởi trong thời gian qua, mặc dù Nga bán khí đốt khá rẻ nhưng dân Ukraine vẫn bị tăng giá bán khí đốt.
Ukraine đang được hưởng giá khí đốt khá rẻ của Nga
Video đang HOT
Theo tính toán của tập đoàn khí đốt Gazprom, giá khí đốt Nga bán cho Công ty năng lượng quốc gia Ukraine (Naftogaz), không tính chiết khấu thuế quan, cho cả quý 3/2015 là 287,15 USD trên 1.000 m3 và quý 4/2015 là 262,5 USD cho 1.000 m3.
Ukraine được hưởng mức giá trên do mỗi quý, nước này được chính phủ Nga dành cho mức ưu đãi là 100 USD cho mỗi ngàn mét khối khí đốt nhờ lệ phí xuất khẩu. Đây có thể coi là mức giá rất rẻ khi so với mức Nga bán cho châu Âu là khoảng 380USD/1000m3
Nhưng trong thời gian qua, nền kinh tế suy sụp, việc Kiev tập trung quá nhiều nhân lực, vật lực cho sản xuất quân sự; lạm phát và những điều kiện “xiết cổ” kèm theo những gói vay của IMF đã khiến dân chúng Ukraine sống trong điều kiện rất khổ cực, với chi phí sinh hoạt tăng rất cao.
Nga sẽ gia hạn thời hạn ưu đãi cho Ukraine?
Ukraine trong suốt hàng chục năm qua liên tục được nhận khí đốt Nga giá rẻ, thấp hơn so với giá thị trường khoảng gần 30%. Ngoài ra, mức giá trước đây dành cho người tiêu dùng nước này còn giảm thêm theo trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi chỉ sau 1 năm khủng hoảng.
Đến tháng 5-2015, giá khí đốt bán cho các hộ gia đình Ukraine đã tăng lên tới 280%. Ngoài ra, đến tháng 4-2017, Ukraine hướng tới lộ trình xóa bỏ tất cả các khoản ưu đãi nhà nước sẽ khiến giá khí đốt tiếp tục tăng nữa. Cùng với đó, tiền điện cũng tăng lên theo 5 mức và cuối cùng sẽ cao gấp 3 lần so với giá hiện tại.
Nga và Ukraine tiếp tục “cơ chế xin-cho” ưu đãi về giá khí đốt
Do đó, cuối tháng 5 vừa qua, Kiev đã đề nghị Moscow gia hạn thời gian hiệu lực ưu đãi về khí đốt chiết khấu lệ phí thuế xuất khẩu sẽ hết hạn vào tháng 6, ít nhất là đến hết năm 2015 – Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak công bố điều này trong một cuộc họp báo.
Theo ông Alexander Novak cho biết, các cuộc tham vấn ba bên về khí đốt giữa Nga-EU-Ukraine sẽ tiếp tục trong tuần tới và đề nghị xem xét mức chiết khấu của Tổng thống Putin cùng với thỉnh cầu gia hạn ưu đãi khí đốt của Kiev sẽ được Moscow nghiêm túc cân nhắc.
Được biết, các quan chức năng lượng Nga đã tuyên bố rằng, nước này sẵn sàng đề xuất nhưng gói mới trong thỏa thuận khí đốt, có thể được ký kết sau cuộc họp sắp tới giữa Nga, Ukraine và Ủy ban châu Âu nhưng với điều kiện là Kiev phải thuân thủ đầy đủ những nghĩa vụ của mình.
Thời gian qua, Nga đã phàn nàn là phía Ukraine thường xuyên cắt khí đốt cho Donbass với lí do hỏng đường ống, thậm chí không thèm thanh toán tiền khí đốt cho khu vực này hay thường xuyên chậm trả tiền theo nghĩa vụ thanh toán. Vì vậy, Moscow đã đề nghị phải đưa những điều kiện này vào hợp đồng cung cấp.
Huy Bình
Theo_Báo Đất Việt
14 tranh vẽ của Hitler được bán với giá gần 10 tỷ
14 bức tranh vẽ sơn nước của Hitler được đem ra bán đấu giá hồi tuần qua ở Nuremberg, Đức và đã bán hết với giá 9,8 tỷ đồng.
14 bức tranh vẽ sơn nước của Hitler được đem ra bán đấu giá hồi tuần qua ở Nuremberg, Đức và đã bán hết với giá 9,8 tỷ đồng.
Bộ tranh gồm 14 bức tranh vẽ sơn nước của Hitler mới được bán với mức giá khủng 450.000 USD (khoảng 9,8 tỷ đồng) tại nhà đấu giá Weilder ở Nuremberg, Đức. Trong số những bức tranh do Hitler vẽ được đem bán đấu giá lần này, một bức tranh đắt giá nhất đã được bán với giá khoảng 113.000 USD. Cụ thể, người mua giấu tên bức tranh Lâu đài Neuschwanstein của vua Ludwig II được nhiều người quan tâm và được bán đấu giá với mức cao nhất khoảng 113.000 USD trên là người Trung Quốc.
Những người mua tranh giấu tên các tác phẩm nghệ thuật của Hitler có chữ ký "A. Hitler" đến từ nhiều quốc gia như Brazil, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pháp và Đức.
Bộ tranh gồm 14 bức tranh vẽ sơn nước do trùm phát xít Hitler vẽ được bán với mức giá kỷ lục. Trong đó bức tranh Lâu đài Neuschwanstein của vua Ludwig II (trong ảnh) được bán với mức giá cao nhất.
Kathrin Weidler ở nhà đấu giá bán bộ tranh của Hitler cho biết: "Những người tham gia buổi đấu giá tranh của Hitler không phải là những chuyên gia trong lĩnh vực hội họa nhưng lại quan tâm đặc biệt đến bộ sưu tập của trùm phát xít Đức".
Trước khi bán loạt tranh này, một kiệt tác khác của Hitler là bức tranh The Old Town Hall (1914-1915) đã được bán đấu giá tại nhà đấu giá Weilder hồi tháng 10/2014 với mức giá 147.000 USD.
Trước khi trở thành nhà lãnh đạo độc tài, Hitler từng muốn trở thành họa sĩ và đã xin học ở Học viện nghệ thuật Vienna nhưng bị từ chối. Sau đó, Hitler tiếp tục vẽ và bán những bản sao chép từ tranh ảnh bưu thiếp cho du khách.
Ngày 30/10/1939, trong bài viết của tạp chí LIFE, Hitler đã chia sẻ với Đại sứ Anh khi đó: "Tôi là một nghệ sĩ chứ không phải chính trị gia. Một người Ba Lan từng hỏi tôi và tôi muốn trở thành một nghệ sĩ đến hết đời".
Tâm Anh (theo BI)
Theo_Kiến Thức
Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó "vẫy vùng" ở Biển Đông Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này. Muốn lập ADIZ ở Biển Đông cũng khó Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tham vọng đầu tiên của Trung Quốc khi tiến hành việc cải tạo phi pháp...