Nga-Ukraine lần đầu tiên đàm phán
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc đàm phán với người đồng cấp Ukraine Andriy Deshchytsia lần đầu tiên kể từ khi tình hình ở Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao được cho là tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây.
Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine Deshchytsia trong cuộc gặp bên lề hội nghị hạt nhân ở The Hague ngày 24/3.
Ngoại trưởng Lavrov đã có cuộc gặp với ông Deshchytsia, ngoại trưởng tạm quyền của Ukraine, bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở The Hague vào ngày 24/3.
“Chúng tôi đã đưa ra quan điểm của chúng tôi nhằm thiết lập đối thoại trên cấp độ quốc gia về vấn đề đối với toàn bộ người dân ở Ukraine”, ông Lavrov cho biết trong cuộc họp báo.
Ông Lavrov cũng cho biết với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Deshchytsia rằng, ông đã phác thảo các bước mà Mátxcơva tin rằng chính phủ mới của Ukraine nên thực hiện nhằm tháo ngòi căng thẳng hiện nay.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước kể từ khi Tổng thống Ukraine Yanukovych bị quốc hội Ukraine lật đổ vào tháng trước và từ khi Nga sát nhập Cộng hòa tự trị Crimea, từng thuộc Ukraine, vào nước này.
Động thái diễn ra sau khi lính Ukraine rời Crimea, và sau khi Nga sáp nhập Crimea vào nước này.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng có cuộc gặp với ông Lavrov vào ngày 24/3 và bày tỏ “lo ngại sâu sắc” trước số lượng lớn binh sỹ Nga ở biên giới Ukraine.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin cho biết liên lạc giữa giới chức Nga-Ukraine vẫn tiếp tục nhưng cuộc gặp ngày 24/3 là cuộc gặp cấp cao đầu tiên kể từ khi chính phủ tạm quyền Ukraine được thành lập 1 tháng trước.
Ông Lavrov cũng cho biết ông tái nhắc lại yêu cầu của Nga về việc cải cách hiến pháp tại Ukraine, theo đó cho toàn bộ các vùng ở Ukraine quyền tự trị nhiều hơn. Nga đã hối thúc Ukraine trở thành một liên bang, tuy nhiên chính quyền mới ở Ukraine từ chối đề nghị này.
Phát biểu với các phóng viên trước cuộc gặp với ông Lavrov, ông Deshchytsia cho biết chính phủ Ukraine vẫn lo ngại về hoạt động củng cố quân Nga ở biên giới Ukraine. “Khả năng xảy ra một cuộc xâm lược quân sự là rất cao. Chúng tôi rất lo ngại về sự tập trung của binh sỹ Nga ở biên giới miền đông của chúng tôi”, ông cho hay.
Tuy nhiên, trước đó, Nga luôn khẳng định không có ý định đưa quân vào Ukraine hay bất kỳ vùng nào ở châu Âu và sự điều động binh sỹ của họ ở các vùng biên giới hoàn toàn phù hợp với các thỏa thuận quốc tế.
Nga không “cố bám” lấy G8
Ngoài ra, ông Lavrov cho rằng mô hình G8 hiệu quả khi giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu như căng thẳng hạt nhân Iran, nội chiến Syria, nhưng Nga “sẽ không cố bám lấy mô hình này”. Ông cũng cho biết thêm Nga coi nhóm G20 là mô hình hiệu quả hơn.
Ông cũng tuyên bố không thấy “chiến lược gì to tát” nếu Mátxcva bị loại khỏi nhóm G8 vì nước này sáp nhập bán đảo Crimea.
“Nếu các đối tác phương Tây của chúng tôi nghĩ rằng mô hình này tự sống sót được thì hãy để nó như vậy. Ít nhất, chúng tôi cũng không cố bám theo”, ông tuyên bố với các phóng viên.
Các thành viên khác của nhóm các nước công nghiệp đã nhất trí không tổ chức hội nghị G8 đã định ở Nga, với lý do mà theo họ là “sự hiếu chiến” của Nga đối với Ukraine. Thay vào đó, các nước này sẽ nhóm họp hội nghị G7 tại Brusssels, Bỉ, vào cùng thời gian đã định với G8.
Theo Dantri
Thách thức của Nga sau khi sáp nhập Crimea
Trong khi cộng đồng quốc tế đang tranh luận về cái giá mà Nga sẽ phải gánh chịu nếu sáp nhập Crimea (Crưm), thì chính phủ Nga cũng đang tính toán sẽ phải tốn bao nhiêu chi phí để duy trì hoạt động tại bán đảo này.
Theo các nguồn tin khác nhau, Crimea có thể cần đầu tư từ 3-5 tỷ USD mỗi năm để trang trải phúc lợi xã hội, thâm hụt ngân sách và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối Crimea với Nga. Khu vực này cũng sẽ cần những nguồn điện, nước và nhiên liệu mới. Ngày 17/3, Nga đã phân bổ 15 tỷ ruble (400 triệu USD) cho Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Cộng hòa Crimea Sergey Aksyonov. Ảnh: Itar-tass
Trong những năm gần đây, bán đảo này chủ yếu nhận nguồn phân bổ từ Kiev nhiều hơn số tiền mà nó đóng góp. Theo Leonid Pilunsky, Phó Hội đồng tối cao của Crimea, năm ngoái bán đảo này chỉ nhận được 34% ngân sách phân bổ từ trung ương. Alexei Ulyukayev, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế của Nga, cũng đã thừa nhận rằng Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức từ việc bổ sung tăng lương hưu và trợ cấp xã hội khác để Crimea có cuộc sống ngang bằng với mức của Nga hiện nay.
Theo Yekaterina Obukhovskaya, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích Obshchestvennaya Duma, hiện có khoảng 200.000 người làm việc trong khu vực công của Crimea và theo số liệu của cơ quan thống kê Ukraine vào tháng 2/2014, mức lương trung bình của họ là 12.500 rúp (340 USD)/tháng. Ở Nga, con số này cao hơn gần gấp ba lần: 30.000 rúp (tương đương 800 USD)/tháng. Như vậy, Moskva sẽ phải chi 3,5 tỷ rúp mỗi tháng, tương đương 42 tỷ rúp mỗi năm (1,4 tỷ USD) cho Crimea.
Bên cạnh việc đầu tư xã hội, Nga cũng sẽ phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng nơi đây. Nếu Ukraine cắt điện lưới của Crimea, đường dây tải mới sẽ phải được xây dựng từ Nga qua eo biển Kerch để cung cấp cho Crimea, Alexander Khurudzhi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Mạng lưới điện phi thương mại Nga cho biết. Theo tính toán của các chuyên gia, việc lắp đặt này sẽ có chi phí khoảng 18 tỷ rúp (490 triệu USD).
Ngoài ra, có thể còn cần vốn đầu tư cho các dự án quy mô lớn, mà về cơ bản có thể dẫn đến sự thay đổi cơ bản cho bán đảo. Các dự án tài chính được coi là "cần thiết" sẽ có giá khoảng 5 tỷ USD. Đại diện thương mại của Nga ở Ukraine đã đưa ra một danh sách các dự án cần đầu tư của Nga. Chi phí tốn kém nhất trong danh sách là dự án hạ tầng như: Xây dựng lại đường cao tốc dọc theo Crimea kết nối các khu vực Kherson, Djankoy, Feodosia và Kerch sẽ có chi phí 1,4 tỷ USD. Dự án phát triển cảng biển trong Yevpatoriya, Feodosia, Kerch và Yalta cũng sẽ cần gần 1,8 tỷ USD. Ngoài ra còn có dự án đầu tư thuộc danh mục cho các cơ sở du lịch, các dự án nông nghiệp liên quan và sự phát triển của các sân bay tại Kerch và Sevastopol và 1,2 tỷ USD khác ước tính dành cho việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch.
"Đối với số tiền đó bạn có thể xây dựng được rất nhiều khách sạn và cơ sở hạ tầng du lịch khác mà có thể nhanh chóng hoàn vốn", ông Lukashov nói. Với 5 tỷ USD đầu tư chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế - chuyên gia phân tích ngoại hối Narek Avakian cho biết và dự tính toàn bộ nền kinh tế Crimea sẽ cần đầu tư khoảng 10 tỷ USD.
Ngoài ra, theo một quan chức liên bang, chính phủ Nga có thể làm giảm áp lực tài chính đối với Crimea bằng cách áp dụng mức thuế đặc biệt, giống như mức thuế áp dụng giữa chính phủ liên bang Nga và Cộng hòa Tatarstan giai đoạn 1994-2007. Ví dụ, theo quy định này, Tatarstan được giữ lại 50% thuế GTGT thu được thay vì tiêu chuẩn 15% thuế tiêu thụ đặc biệt từ rượu, dầu và xe hơi, Rustam Vahitov, người đứng đầu Cơ quan thuế Baker Tilly cho biết.
Tuy nhiên, Cơ quan thuế liên bang từ chối bình luận về việc liệu nó có thể được áp dụng đối với Crimea hay không. Theo Vladimir Redkin, Giám đốc Tài chính quốc tế tại Fitch Ratings, việc chuyển đổi sang các hệ thống thu thuế và một hệ thống tiền tệ thống nhất của Nga có thể mất 9 đến 12 tháng.
Theo Công Thuận
Baotintuc.vn
Lực lượng thân Nga đột chiếm căn cứ hải quân Ukraine tại Crimea Các nhà hoạt động thân Nga hôm nay 19/3 đã đột chiếm một căn cứ hải quân của Ukraine tại thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea và kéo cờ Nga, một ngày sau khi Nga sáp nhập bán đảo. Các nhà hoạt động thân Nga di chuyển một chiếc tủ khỏi căn cứ hải quân Ukraine trên bán đảo Crimea. Một sĩ...