Nga-Ukraine đứng bên bờ vực chiến tranh khí đốt
Sau ngày 3112, khí đốt quá cảnh qua Ukraine sẽ chỉ được tiếp tục với các điều kiện sau đây: Kiev nối lại việc mua hàng khí đốt trực tiếp của Nga và từ bỏ các khiếu nại pháp lý lẫn nhau, bao gồm yêu cầu bồi thường 22 tỷ USD của Ukraine.
Đó là tuyên bố của người đứng đầu Gazprom, Alexey Miller, trong một cuộc họp với ủy viên chính phủ Đức về vận chuyển khí đốt qua Ukraine. Đối với Gazprom, tuyến đường quá cảnh khí đốt qua Ukraine sẽ chỉ có lãi nếu Kiev duy trì lượng mua lớn và các luồng khí đốt chính được vận chuyển cách xa biên giới Ukraine.
Các chuyên gia giải thích, Ukraine không thể từ bỏ các vụ kiện pháp lý đơn giản vì sau đó họ sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình với châu Âu.
Video đang HOT
Vì vậy, quá trình hội nhập của nước này vào EU cũng sẽ bị đình trệ. Tuy nhiên, các chuyên gia của Quỹ Chiến lược Năng lượng cho rằng sẽ có lợi hơn cho người dân Ukraine để chấp nhận điều kiện của Nga hơn để tiếp tục duy trì căng thẳng, bất đồng. Song, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ chấp nhận các điều khoản của Moscow.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine dầu tháng này tuyên bố, nước này sẵn sàng chấm dứt hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga trong một động thái đánh dấu bước ngoặt mới trong “cuộc chiến” khí đốt giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, Bộ Năng lượng này cũng lưu ý rằng Ukraine không loại trừ việc ưu tiên ký kết những thỏa thuận quá cảnh khí đốt mới. Bởi, phí vận chuyển quá cảnh cũng là một nguồn thu quan trọng đối với Ukraine. Nhờ vào vận chuyển khí đốt này, Ukraine thu khoảng 3 triệu USD/năm.
Các hợp đồng về vận chuyển quá cảnh khí đốt và cung cấp nhiên liệu giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm 2019.
Theo danviet
Putin tính xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Crimea tới châu Âu
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, đường ống dẫn khí từ Crimea tới châu Âu có thể được xây dựng trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Novak cũng cho biết, hiện tại chính phủ Nga không xem xét ý tưởng này, theo TASS
"Bộ năng lượng hiện chưa nghĩ về nó. Nhưng trong tương lai, các dự án như vậy có thể được thảo luận", ông Novak tuyên bố tại diễn đàn Tuần lễ năng lượng Nga.
Bộ trưởng Năng lượng Nga nói thêm rằng cho đến nay, các hành động của Nga trên bán đảo Crimea là nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng và khí đốt cho khu vực, cũng như tạo ra các nhà máy phát điện mới.
Công ty khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga trước đó đã báo cáo rằng trong 2,5 tháng đầu năm 2019, các nguồn cung cấp khí đốt đã giảm 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ ngày 1/1 đến ngày 15/3, công ty đã chuyển 40,8 tỷ m3 khí đốt sang châu Âu, thấp hơn 8,2% so với năm 2018. Đồng thời, Gazprom tuyên bố rằng nhu cầu khí đốt từ các nước châu Âu khác đã tăng lên. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Cộng hòa Séc tăng 64,9%, sang Áo tăng 24,1% và sang Hungary tăng 12,6%.
Vào ngày 16/3/2014, một cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng của Crimea đã được tổ chức tại bán đảo và Sevastopol, trong đó người dân đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này không được Ukraine, EU hay Mỹ công nhận.
Theo danviet
Nga từ chối trả tàu hải quân bị bắt ở eo biển Kerch cho Ukraine Ukraine phải công khai thừa nhận hành động khiêu khích của họ trước thì Nga mới trả lại các tàu hải quân bị nước này bắt giữ gần eo biển Kerch, theo ông Serge Tsekov, thành viên Hội đồng Liên bang Nga cho biết. Ba tàu của hải quân Ukraine bị Nga bắt và đưa về cảng Kerch ngày 25/11. Ảnh: FSB. "Theo...