Nga tuyên bố tấn công Ukraine “trúng tất cả mục tiêu”
Bộ Quốc phòng Nga hôm 15-1 cho biết cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Ukraine một ngày trước đó đã bắn trúng “tất cả các mục tiêu được chỉ định”.
Quân đội Nga cho biết: “Ngày 14-1, cuộc tấn công tên lửa đã được thực hiện nhằm vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự của Ukraine cũng như các cơ sở năng lượng liên quan. Tất cả các mục tiêu được chỉ định đã bị tấn công”. Trước đó, giới chức Kiev thông báo rằng hệ thống điện của nước này bị hư hại ở một số khu vực trong cùng ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko nói rằng tên lửa của Nga đã rơi trúng nhiều địa điểm cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine. Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, một tòa nhà dân cư bị hư hại nặng trong các cuộc tấn công ở TP Dnepr, Đông Nam Ukraine. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết khoảng 25 dân thường thiệt mạng và 73 người bị thương.
Các nhân viên cứu hộ đưa một phụ nữ ra khỏi đống đổ nát sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở Dnipro- Ukraine. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trong tuyên bố hôm 15-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn biến tích cực, kỳ vọng thêm nhiều bước tiến mới sau chiến thắng ở Soledar. Trả lời kênh truyền hình Rossiya 1, ông Putin nói: “Động lực hiện nay đang tích cực. Mọi thứ diễn biến trong khuôn khổ kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu”.
Tổng thống Nga cũng cho biết bản thân hy vọng các binh sĩ sẽ làm người dân Nga hài lòng hơn nữa bằng thành quả chiến đấu của họ. Hôm 13-1, Nga tuyên bố các lực lượng của họ giành quyền kiểm soát thị trấn Soledar ở miền Đông Ukraine. Đây được xem là chiến thắng hiếm hoi đối với Moscow sau nhiều tháng qua.
Tổng thống Putin cũng khẳng định tình hình kinh tế của Nga vẫn ổn định sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay vì cuộc chiến tại Ukraine.
Ông Putin cho hay: “Tình hình kinh tế ổn định. Tốt hơn nhiều so với không chỉ những gì đối thủ của chúng tôi dự đoán mà cả những gì chúng tôi dự đoán. Thất nghiệp đang ở mức thấp lịch sử. Lạm phát thấp hơn dự kiến và quan trọng là có xu hướng giảm”.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 15-1 cho biết Ukraine sẽ nhận thêm “thiết bị chiến đấu hạng nặng” từ phương Tây trong tương lai gần.
Trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt của Đức, ông Stoltenberg nói rằng: “Chúng ta đang ở giai đoạn quyết định. Do đó, điều quan trọng là cần cung cấp cho Ukraine vũ khí cần thiết để giành chiến thắng”.
Ông Stoltenberg nói thêm: “Những cam kết gần đây về thiết bị chiến đấu hạng nặng là rất quan trọng và tôi mong đợi nhiều hơn nữa trong tương lai gần”.
Mặc dù ông Stoltenberg khẳng định rằng ông không muốn xảy ra “một cuộc chiến tranh toàn diện giữa NATO và Nga” nhưng Moscow đã nhiều lần cảnh báo phương Tây rằng việc tiếp tục cung cấp vũ khí sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời khiến các cường quốc phương Tây bị kéo vào cuộc chiến.
Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu
Ngày 12/1, công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển thông báo đã phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu tại thành phố Kiruna ở vùng cực Bắc nước này.
Bên trong mỏ Kirunavaara ở Kiruna, Thụy Điển. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của LKAB nêu rõ mỏ đất hiếm nói trên nằm cạnh một mỏ quặng sắt và có trữ lượng hơn 1 triệu tấn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thể xác định được trữ lượng chính xác.
Phát biểu họp báo, Giám đốc điều hành (CEO) LKAB Jan Mostrom nhấn mạnh mỏ đất hiếm mới được phát hiện này có thể trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cho việc sản xuất các nguyên liệu thô thiết yếu, từ đó thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh.
Ông Mostrom cho biết thêm rằng có thể mất khoảng vài năm để tìm hiểu rõ về mỏ đất hiếm này, cũng như nghiên cứu các điều kiện cần để khai mỏ một cách bền vững.
Trả lời câu hỏi về thời điểm có thể bắt đầu khai mỏ, ông Mostrom nhấn mạnh điều này phụ thuộc phần lớn vào thời điểm được cấp giấy phép khai thác, song dựa trên kinh nghiệm, ông ước tính vào khoảng 10 - 15 năm nữa.
LKAB công bố phát hiện trên khi phái đoàn của Ủy ban châu Âu (EC) tới thăm Thụy Điển, quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu năm nay.
Bộ trưởng Năng lượng Thụy Điển Ebba Busch nhấn mạnh rằng nhu cầu đối với khoáng sản là rất lớn trong bối cảnh EU đang chuyển đổi sang sản xuất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Cụ thể, gần đây, liên minh này đã nhất trí loại bỏ dần các phương tiện phát thải CO2 từ nay đến năm 2035.
Khoáng sản đất hiếm có vai trò quan trọng trong nhiều quy trình sản xuất công nghệ cao và là nguyên liệu trong chế tạo xe điện, quạt gió, các thiết bị điện tử hay âm thanh.
Bỉ kéo dài tuổi thọ của 2 lò phản ứng hạt nhân thêm 10 năm Ngày 9/1, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với công ty điện lực đa quốc gia Engie (Pháp) kéo dài tuổi thọ của 2 lò phản ứng hạt nhân thêm 10 năm, theo đó đảo ngược kế hoạch loại bỏ điện hạt nhân từ năm 2025, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine...