Nga tuyên bố phá hủy hệ thống phòng không IRIS-T ở Kherson
Các lực lượng Nga đã phá hủy một hệ thống phòng không IRIS-T do Đức sản xuất ở khu vực Kherson, giới chức Nga cho biết ngày 3/8.
“Các đơn vị của nhóm chiến đấu Dnepr đã phá hủy một hệ thống tên lửa đất đối không IRIS-T gần khu định cư Nadezhdovka theo hướng Kherson”, người phát ngôn cơ quan tình trạng khẩn cấp khu vực cho biết ngày 3/8.
Tổ hợp phòng không IRIS-T. Ảnh: Diehl Defence
IRIS-T do công ty Diehl Defence của Đức phát triển. IRIS-T có hai chế độ bắn: Khóa trước khi phóng và khóa sau khi phóng, cho phép đánh chặn hiệu quả mục tiêu tại mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh. Phiên bản IRIS-T SLM cho phép bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 40 km, còn với phiên bản IRIS-T SLS ngắn hơn, khoảng 25 km.
Video đang HOT
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, chính quyền Ukraine đã nhiều lần yêu cầu các đối tác phương Tây cung cấp thêm vũ khí, bao gồm nhiều hệ thống phòng không tiên tiến.
Tạp chí Forbes ngày 24/7 đưa tin phương Tây đã gửi cho Ukraine khoảng 20 hệ thống phòng không SAMP/T, Patriot, IRIS-T, NASAMS, Crotale và các hệ thống phòng không khác.
Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Đức công bố, quân đội Ukraine đã nhận được 2 hệ thống IRIS-T cùng radar giám sát TRML-4D.
Ukraine nói Nga dồn lực ngăn phản công, Đức gửi thêm pháo phòng không cho Kiev
Ông Zelensky nói rằng Nga đang dồn mọi nguồn lực nhằm ngăn cản cuộc phản công của Ukraine. Đức gửi thêm pháo phòng không Gepard cho Ukraine.
Theo CNN, trong ngày 14/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Nga đang dồn mọi nguồn lực nhằm ngăn chặn nỗ lực phản công của Kiev ở phía nam và phía đông.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters
"Tất cả mọi người cần hiểu rõ, lực lượng Nga ở vùng đất phía nam và phía đông đang làm mọi thứ để ngăn chặn quân đội của chúng ta. Mỗi một kilomet mà chúng ta tiến lên, mỗi thành công của các lữ đoàn ở tiền tuyến đều đáng được biết ơn", ông Zelensky nói.
Cũng theo ông Zelensky, Kiev sẽ không giảm tần suất hoạt động trên trường quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới công thức hòa bình, tiến trình gia nhập NATO và biện pháp trừng phạt với Moscow.
Đức chuyển thêm hệ thống phòng không cho Ukraine
Theo Defense Express, trong ngày 14/7, Chính phủ Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine. Gói viện trợ này bao gồm: 6 pháo phòng không tự hành Gepard, 3.230 quả đạn pháo 155mm, 1.184 quả đạn khói 155mm, xe cơ giới bắc cầu Biber, 10 tổ hợp radar cho hệ thống phòng không IRIS-T và nhiều phụ tùng khác.
Pháo phòng không tự hành Gepard của Đức. Ảnh: Reuters
Vào cuối tháng 6, Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch chuyển giao thêm 45 pháo phòng không Gepard và 2 tổ hợp phòng không IRIS-T cho Ukraine vào cuối năm nay, nhằm giúp Kiev tăng cường khả năng phòng thủ.
Đức và Ba Lan bất đồng về trung tâm bảo trì xe tăng cho Ukraine
Theo DW, vào đầu tháng 5, Đức và Ba Lan đã nhất trí thành lập một trung tâm bảo trì xe tăng chung ở Ba Lan, đây sẽ là trung tâm sửa chữa các xe tăng Leopard bị hỏng ở Ukraine. Nhưng đến hiện tại, các cuộc đàm phán vẫn đang bị đình trệ, do hai bên có nhiều bất đồng chưa thể giải quyết.
Hai tập đoàn quốc phòng của Đức là Rheinmetall và Krauss-Maffei Wegmann (KMW) được cho là sẽ hợp tác với công ty PGZ của Ba Lan để vận hành trung tâm bảo trì. Tuy vậy, họ vẫn chưa thể thống nhất được cách thức phân chia lợi nhuận và vai trò kỹ thuật của mỗi bên.
Bên cạnh đó, địa điểm để xây dựng trung tâm bảo trì cũng đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi, do Warsaw quan ngại về một số vấn đề pháp lý có thể phát sinh.
Thông điệp từ những chuyến thăm tiền tuyến liên tục của Tổng thống Ukraine Ngày 23/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm thứ ba trong vòng hai ngày tới các khu vực tiền tuyến đang diễn ra giao tranh với lực lượng Nga. Các chuyến thăm cho thấy cuộc phản công mùa xuân mà Ukraine dự định thực hiện có thể diễn ra sớm. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (thứ ba từ trái sang)...