Nga tuyên bố không bán dầu theo trần giá của phương Tây
Hôm 4/10, Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak tuyên bố nước này sẽ không bán dầu thô theo cơ chế trần giá do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt.
Máy bơm dầu do Bộ phận sản xuất dầu khí Yamashneft của Tatneft vận hành ở gần làng Yamashi, quận Almetyevsk, Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), ông Novak cho biết các công ty dầu mỏ đang tuân thủ sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, theo đó bắt buộc các pháp nhân và cá nhân Nga phải tránh trần giá dầu trong hợp đồng với người mua nước ngoài. Đồng thời, Phó Thủ tướng Nga cho biết thêm rằng dầu thô của Moskva vẫn được giao dịch theo giá thị trường.
“Ban đầu, khi mức trần giá được đưa ra, chúng tôi đã nói rằng đây là công cụ không khả thi. Lệnh trần giá khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với người tiêu dùng và toàn bộ thị trường năng lượng toàn cầu. Tổng thống Putin đã ban hành sắc lệnh đặc biệt về việc không tuân thủ các điều khoản giao hàng dưới mức giá trần trong hợp đồng. Các công ty của chúng tôi đang làm việc trong khuôn khổ nghị định và chúng tôi đang giám sát chặt chẽ việc này”, ông Novak nói.
Video đang HOT
Hồi tháng 12/2022, EU, G7 và các nước đồng minh đã áp đặt lệnh cấm và áp trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga xuất khẩu bằng đường biển. Những hạn chế tương tự đã được đưa ra vào tháng 2 đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Các biện pháp này nhằm mục đích làm giảm doanh thu năng lượng của Nga.
Tổng thống Putin sau đó đã ký một sắc lệnh, có hiệu lực từ ngày 1/2, đưa ra các biện pháp trả đũa lệnh áp giá trần đối với dầu Nga. Sắc lệnh cấm cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho các quốc gia áp dụng giá trần trong hợp đồng và cấm giao hàng nếu hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến mức giá trần.
“Giờ đây, giá dầu Brent đã tăng, mức chiết khấu đối với dầu của Nga đã giảm. Sản phẩm của chúng tôi được bán theo giá thị trường, cao hơn mức trần”, Phó thủ tướng Nga tuyên bố.
Trước đó, Chính phủ Nga tuyên bố sẽ tiếp tục giảm mức chiết khấu của dầu thô Urals hàng đầu của nước này so với dầu chuẩn Brent. Nỗ lực giảm chiết khấu đang được thực hiện để giúp bù đắp ảnh hưởng của giá dầu Urals giảm đối với doanh thu ngân sách.
Động thái này được đưa ra khi giá dầu toàn cầu chứng kiến mức tăng mạnh so với quý trước, gần 30% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, trong bối cảnh nguồn cung bị hạn chế do thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga.
Hôm 4/10, giá dầu Brent hợp đồng tương lai ở mức 90,8 USD/thùng, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 89,2 USD/thùng, trong khi dầu Urals được báo giá ở mức 80,2 USD/thùng.
Nga và Saudi Arabia tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu mỏ
Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày trong tháng 9 tới.
Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (Liên bang Nga). Ảnh: AP/TTXVN
Ông Novak nêu rõ việc giảm sản lượng xuất khẩu nêu trên nằm trong nỗ lực cân đối thị trường dầu mỏ. Trước đó, Nga đã cam kết giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 500.000 thùng/ngày, tương đương 5% sản lượng dầu mỏ của nước này, từ tháng 3 vừa qua đến cuối năm 2023.
Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Saudi Arabia. Giá dầu mỏ đã tăng đáng kể sau khi hai quốc gia này tuyên bố cắt giảm sản lượng hồi đầu tháng 7, theo đó giá dầu Brent tăng từ 76 USD/thùng lên hơn 83 USD/thùng.
Cùng ngày, một quan chức Saudi Arabia cũng cho biết nước này sẽ tiếp tục thực hiện việc tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày thêm 1 tháng, đến hết tháng 9. Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia (SPA) ngày 3/8 dẫn một nguồn tin chính thức từ Bộ Năng lượng nước này cho biết việc cắt giảm sản lượng có thể được gia hạn hoặc thậm chí tăng mức cắt giảm. Theo nguồn tin này, sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia trong tháng 9 sẽ là gần 9 triệu thùng/ngày.
Quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện được Saudi Arabia đưa ra để củng cố những nỗ lực phòng ngừa của nhóm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) nhằm hỗ trợ ổn định và cân bằng các thị trường dầu mỏ. Trong cuộc họp chính sách hồi tháng 6, OPEC đã nhất trí hạn chế nguồn cung đến năm 2024. Theo kế hoạch, một ủy ban chuyên gia của OPEC sẽ có nhóm họp trong ngày 4/8.
Nga gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện đến cuối năm 2024 Ngày 4/6, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ gia hạn quyết định cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện ở mức 500.000 thùng/ngày đến cuối năm 2024. Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (LB Nga). Ảnh: AP/TTXVN Hãng tin TASS dẫn lời ông Novak nêu rõ Nga sẽ gia hạn việc cắt...