Ngã từ độ cao 15m, nữ diễn viên xiếc tử nạn
Nữ diễn viên xiếc nhào lộn người Pháp Sarah Guyard-Guillot của đoàn xiếc Cirque du Soleil đã tử nạn khi ngã từ độ cao 15m trong quá trình biểu diễn tại nhà hát MGM Grand, thành phố Las Vegas, Mỹ.
Khi Sarah đang biểu diễn những động tác cuối cùng của màn biểu diễn thì bị tuột dây cáp an toàn. Lúc xảy ra tai nạn, cô đang được dây cáp đưa lên vị trí cao nhất, việc bất ngờ bị tuột dây cáp và rơi xuống từ độ cao 15m đã cướp đi sinh mạng của một nghệ sĩ trẻ tài năng.
Nữ diễn viên xiếc nhào lộn Sarah Guyard-Guillot
Hiện Sarah đang là mẹ của hai đứa con nhỏ
Đây cũng là lần đầu tiên đoàn xiếc Cirque du Soleil để xảy ra tai nạn chết người trong lịch sử 30 năm biểu diễn.
Một khán giả có mặt tại chương trình chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là một phần của chương trình đã được dàn dựng trước nhưng sau khi nghe thấy tiếng các nghệ sĩ biểu diễn hét lên và khóc, chúng tôi mới hiểu đó là một tai nạn thương tâm”.
Được biết nữ nghệ sĩ người Pháp Sarah Guyard-Guillot đã làm diễn viên xiếc nhào lộn suốt 22 năm qua. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, Sarah đã được khẩn trương đưa đi cấp cứu nhưng cô đã qua đời trong quá trình tới bệnh viện.
Video đang HOT
Một số cảnh trong tiết mục biểu diễn
Người sáng lập ra đoàn xiếc Cirque du Soleil phát biểu trước báo giới: “Trái tim tôi như vỡ tan. Chúng tôi vẫn luôn được nhắc nhở và ghi nhớ về việc đảm bảo tính an toàn trong từng tiết mục. Chúng tôi sẽ luôn nhớ về Sarah với niềm kính trọng về tài năng và nỗ lực phi thường của cô trong từng tiết mục, trong từng đêm diễn”.
Chương trình biểu diễn của đoàn Cirque du Soleil hiện đã dừng lại sau khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm này.
Theo Dantri
Vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình: Thêm văn bản "khóc mướn" cho "nhóm lợi ích"
Những ngày qua, dư luận cả nước chưa hết "sốc" trước một văn bản "lạ đời" của Hiệp hội Vận tải Hà Nội, thì PV Dân trí tiếp tục thu thập được một văn bản "khóc mướn" hết sức nực cười của đơn vị này gửi đến Văn phòng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội.
Các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm và phản ánh bóng dáng "nhóm lợi ích" đang cố thủ "chống" chủ trương chung - là tác nhân chính gây ra việc "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình, kéo theo cảnh "xe dù, bến cóc" hoành hành, ùn tắc giao thông, gây nhức nhối dư luận.
Từ văn bản "lạ đời"...
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tiếp thu ý kiến phản biện của các cơ quan báo chí phản ánh về vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT đã triển khai việc sắp xếp, điều chỉnh lại luồng tuyến vận tải, giảm tải bến Mỹ Đình, kiên quyết xử lý "xe dù", "bến cóc" đang hoành hành ở nội đô. Dư luận hoan nghênh, đánh giá cao quyết tâm của Sở GTVT Hà Nội trong việc chấn chỉnh vấn nạn bất cập suốt bấy lâu nay.
Đột nhiên, ngày 10/6/2013, Hiệp hội Vận tải ô-tô Hà Nội lại có Công văn số 18/2013/HH-CV gửi Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đề nghị " hoãn việc điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải cho bến xe Mỹ Đình" với những lập luận mập mờ, đánh tráo khái niệm, không có cơ sở khoa học và pháp lý, tổ chức trên đã ngang nhiên đề nghị "ngừng việc giảm tải bến xe Mỹ Đình và bố trí luồng tuyến theo hướng Đông-Tây-Nam-Bắc"(!?).
Lẽ ra, vì lợi ích chung của Thủ đô và sự bình đẳng, của hoạt động kinh doanh vận tải ô-tô khách liên tỉnh, Hiệp hội Vận tải ô-tô Hà Nội phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP. Hà Nội, kế hoạch sắp xếp, chấn chỉnh luồng tuyến vận tải của Sở GTVT Hà Nội. Tuy nhiên, tổ chức này lại "quyết tâm" chống đối. Lý do tại sao? Còn điều gì khác ngoài "lợi ích nhóm" đang cố thủ?
Điều đặc biệt đáng nói trong Công văn của Hiệp hội Vân tải Hà Nội còn cảnh báo: " Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng Công an, Nam Định là quê của 1 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương..." để "nhắc nhở" TP. Hà Nội " cân nhắc".
Văn bản "quái đản" của Hiệp hội Vận tải Hà Nội lưu ý các mối quan hệ
Thông tin này đã gây hoang mang trong dư luận. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Hà Nội sẽ khó có thể thực hiện Kế hoạch giảm tải bến xe Mỹ Đình chỉ vì vướng quê của một số lãnh đạo? Trước khi ký công văn trên, tại hội nghị ngày 4/6/2013 do Sở GTVT Hà Nội tổ chức, chính ông Liên cũng phát biểu ủng hộ chủ trương giảm tải bến xe Mỹ Đình".
Hình ảnh các bãi xe dù cạnh bến xe Mỹ Đình trước khi báo Dân trí phản ánh tình trạng "vỡ trận"
... đến văn bản "khóc mướn" nực cười
Dư luận cả nước chưa hết bàn luận về văn bản "lạ đời" của ông Bùi Danh Liên như trên, thì PV Dân trí lại thu thập được Văn bản số 14/2013/HH-CV ngày 23/5/2013 của Hiệp hội Vận tải Hà Nội do ông Chủ tịch Bùi Danh Liên ký gửi Văn phòng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội với nhiều nội dung hết sức ngô nghê, nực cười.
Mặc dù với ý đồ "thanh minh" cho tình trạng "vỡ trận" tại Mỹ Đình, nhưng rốt cuộc ông Bùi Danh Liên vẫn chỉ loay quanh đổ lỗi nguyên nhân "vỡ trận" cho các đơn vị khác một cách thiếu thuyết phục, không có cơ sở.
Tại văn bản "khóc mướn" này, ông Bùi Danh Liên đổ lỗi: "Việc mất trật tự, mất vệ sinh tại bến xe Mỹ Đình là do tổ chức quản lý bến xe thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội; Việc hình thành các bến dù, bãi đỗ xe ngoài bờ rào bến xe Mỹ Đình là thuộc phạm vi quản lý hành chính trên địa bàn địa của địa phương; Việc xe lòng vòng đón khách trách nhiệm thuộc về cơ quan tuần tra kiểm soát, các doanh nghiệp vận tải và các lái xe; Việc nhượng lốt, bán lốt giữa các doanh nghiệp và Hợp tác xã là có thật, mỗi lốt có khi lên cả trăm triệu, nhưng họ làm tay bo giữa các đơn vị, là quan hệ dân sự...". Như vậy, với cách "đánh bùn sang ao" như trên, vô tình ông Bùi Danh Liên đã làm "mờ đi" trách nhiệm của Sở GTVT Hà Nội, trách nhiệm của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, "đá bóng" trách nhiệm sang những đơn vị trên là thiếu thuyết phục.
Ngày 3/6/2013, Sở GTVT Hà Nội đã ban hành văn bản số 735/KH-SGTVT điều chuyển 313 lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình trong đợt đầu (thời hạn kết thúc đợt điều chuyển này là ngày 20/7/2013). Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Dân trí thì kế hoạch điều chuyển 313 lượt xe trên đang có nguy cơ đổ bể.
Mặc dù thực tế hiện nay bến xe Mỹ Đình đã quá tải gần 500 lượt xe xuất bến/ngày nhưng trong văn bản trên ông Bùi Danh Liên nhiều lần cho rằng bến xe Mỹ Đình không hề "vỡ trận", bến vẫn hoạt động bình thường (?!). Ông Liên lại còn lý luận rằng: "Lợi ích nhóm" ở đây là nhân dân Thủ đô, nhân dân các tỉnh vùng sâu vùng xa, các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ vận tải, tức là lợi ích công cộng của toàn xã hội đang phát triển". Với cách lý luận trên của ông Liên, tác giả bài viết này xin miễn bình luận, câu trả lời ra sao bạn đọc sẽ hiểu hơn ai hết.
Nhưng tiếc thay, với một văn bản nhiều bất thường như trên vậy mà UBND TP. Hà Nội lại lấy làm căn cứ, làm "điểm nhấn" để đưa vào bản báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ với khẳng định "chưa phát hiện tiêu cực, tham nhũng" tại bến xe Mỹ Đình như báo chí phản ánh, khiến cho đông đảo bạn đọc không khỏi ngoài nghi về tính "trung trực" của bản báo cáo này.
Vậy, văn bản báo cáo của UBND TP. Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến hoạt động của bến xe Mỹ Đình vì sao lại chậm 7 ngày so với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? Trong văn bản này UBND TP. Hà Nội có nhìn thẳng vào sự thật của sự việc? Vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình có được UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội khắc phục? Những nội dung trên Báo Dân trí sẽ tiếp tục phản ánh trong các bài viết sau.
Theo Dantri
Vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình: Thành ủy Hà Nội chưa nhận được bản kiến nghị "lạ đời" Trao đổi với phóng viên Dân trí, Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết, Thành ủy Hà Nội chưa nhận được bản kiến nghị của Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị "hoãn việc điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải cho bến xe Mỹ Đình". Sau hơn 10 bài phản ánh về vụ "vỡ trận" bến...