Nga-Trung tuyên bố tập trận đáp trả diễn tập Mỹ-Nhật vừa kết thúc
Ngày 19-11, Trung Quốc va Nga tuyên bố, đầu năm 2015 hai nước này sẽ tổ chức tập trận quân sự chung ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Thông báo này được phát đi ngay khi liên Minh Mỹ-Nhật vừa kết thúc cuộc tập trận quy mô cực lớn trên biển mang tên “ Keen Sword”.
Ngày 21-11, tờ “ETtoday” của Đài Loan đưa tin, cuộc tập trận quân sự chung trên biển mang tên “Keen Sword” giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản vừa kết thúc hôm 19 -11.
Ngay lập tức, Trung Quốc va Nga tuyên bố, đầu năm 2015 hai nước này sẽ tổ chức tập trận quân sự chung ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Thông tin này đã gây sự chú ý cho cư dân mạng, họ gọi đây giống như là “Tam quốc diễn nghĩa phiên bản mới”.
Tập trận Keen Sword giữa Mỹ và Nhật Bản được bắt đầu từ năm 1986, hai năm tổ chức một lần, là một trong những cuộc tập trận thực binh quy mô lớn nhất giữa hai nước.
Tại cuộc tập trận lần này Mỹ đã lần đầu đưa 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất là F-22 và F-35 tiến hành huấn luyện không chiến, phối hợp với tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Chiến đấu tàng hình F-22, F-35 Mỹ lần đầu tiên tham gia diễn tập Keen Sword Mỹ-Nhật
Cuộc tập trận Keen Sword lần này, Mỹ-Nhật đã điều động tới hơn 40.000 binh sĩ của cả hai nước. Trong đó Mỹ đưa tới 10.000 quân và Nhật Bản là 30.700 quân, cùng với 30 tàu chiến và 260 máy bay các loại.
Hai bên tiến hành hàng loạt các khoa mục tập trận như: Diễn tập phóng tên lửa đất đối hạm, diễn tập chi viện hàng không, diễn tập tác chiến chống đổ bộ, diễn tập phối hợp giữa hàng không mẫu hạm Mỹ và tàu hộ vệ tên lửa của Nhật, bảo đảm hành động quân sự chung thuận lợi, tăng cường năng lực phòng thủ đảo….
Video đang HOT
Giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, cuộc tập trận quy mô lần này của liên minh Mỹ-Nhật là nhằm phô diễn sức mạnh vũ lực răn đe Triều Tiên, Trung Quốc va Nga.
Đáp lại hành động trên, ngày 19-11 Bô trương Quôc phong Nga Sergei Shoigu tuyên bố, Nga va Trung Quốc sẽ tô chưc tâp trân chung vào năm 2015.
Ông cho biết, Hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức thành công cuộc tập trận chung trên biển lần thứ ba hồi tháng 5-2014, và rằng, hợp tác quân sự song phương giữa hai nước có tiềm năng rất lớn, Nga sẽ mở rộng kế hoạch hợp tác ở phạm vi lớn nhất.
Biên đội tàu chiến Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển trong cuộc tập trận Keen Sword
Do cuộc tập trận chung hồi tháng 5 đều có sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga, nên giới phân tích cho rằng quan hệ hai nước là rất mật thiết và có lập trường thống nhất đối với các vấn đề quốc tế quan trọng.
Trong khi đó, pho viên trương Viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị Nga, ông Constantin Sivkov cho rằng, cuộc tập trận Keen Sword lần này giữa Mỹ và Nhật bản, một mặt là để tiến hành diễn tập đổ bộ “đoạt đảo”, mặt khác là để tuyên bố với Bắc Kinh rằng, nếu Trung Quốc có ý đồ đoat đảo từ tay Nhật Bản thì Mỹ sẽ đứng về phía Nhật Bản bảo vệ đảo tranh chấp.
Theo_An ninh thủ đô
Chiến đấu cơ TQ "áp đảo" Mỹ trên Thái Bình Dương
Nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet.
Hồi tuần trước, Trung Quốc đã cho trình làng chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-31 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển và hoàn thiện, và nó được quảng bá là "có khả năng cạnh tranh với phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ" trên thị trường xuất khẩu.
Chiến đấu cơ tàng hình J-31 mới được Trung Quốc trình làng
Trước sự kiện này, chuyên gia phân tích quân sự Dave Majumdar đã cho rằng việc Trung Quốc có thể chế tạo thành công một chiến đấu cơ tàng hình ngang ngửa với F-22 và F-35 của Mỹ là kết quả của "những thành công trong hoạt động gián điệp công nghệ" mà Bắc Kinh thực hiện đối với các mục tiêu Mỹ.
Một phi công kỳ cựu của Mỹ từng lái chiến đấu cơ tàng hình F-35 cũng nhận định: "Tôi cho rằng cuối cùng họ (Trung Quốc) cũng sẽ bắt kịp chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của chúng ta".
Các hacker (tin tặc) Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với khả năng tấn công, xâm nhập và thu thập được những dữ liệu nhạy cảm trong các dự án quốc phòng được xếp vào diện tối mật của Mỹ.
Hồi tháng Bảy, một doanh nhân Trung Quốc đã bị bắt giữ ở Canada theo yêu cầu của FBI sau khi anh ta bị cáo buộc ăn cắp thông tin của 32 dự án quân sự, trong đó có dự án chế tạo chiến đấu cơ tàng hình tân tiến F-35.
Theo ông Majumdar, những thông tin nhạy cảm bị đánh cắp về chiếc F-35 này nhiều khả năng là cơ sở để Trung Quốc có thể thiết kế chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-31 của họ. Có nhiều thông tin cho hay Trung Quốc đang tìm cách cải tiến để J-31 có thể hạ cánh được trên tàu sân bay tương tự như F-35C của hải quân Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ
Việc Bắc Kinh chế tạo được chiếc J-31 có tính năng gần giống như F-35 đã đẩy hai nước vào một cuộc đua nhằm phát triển chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên có thể hạ cánh trên tàu sân bay.
Nếu như thực tế đúng như lời quảng bá của Trung Quốc rằng J-31 có thể đọ được với F-35, giờ đây Trung Quốc đã có trong tay một thứ vũ khí lợi hại để chống lại chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương của Mỹ.
Một cựu phi công quân đội Mỹ nhận định rằng nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng những thông số kỹ thuật của chiến đấu cơ không quyết định khả năng tác chiến của nó, mà điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ chiến thuật của phi công.
J-31 có thể áp đảo các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ hiện nay ở Thái Bình Dương
Ông David Cenciotti, chuyên gia hàng không quân sự cho biết: "Có thể nói rằng vấn đề công nghệ, vũ khí và các thiết bị trên máy bay không phải là tất cả. Hệ thống cảnh báo sớm, thông tin tình báo và huấn luyện cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng".
Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc cũng có kích thước tương đương chiếc F-35 của Mỹ, tuy nhiên nó có phần động cơ nhỏ hơn, phần thân dẹt hơn, thể hiện tham vọng tập trung vào khả năng không chiến của nhà thiết kế.
Với thiết kế kiểu này, J-31 sẽ mang được ít vũ khí hơn so với F-35, nhưng ngược lại, nó sẽ làm tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cũng như tốc độ, một yếu tố mang tính sống còn trong các cuộc không chiến hiện đại.
Theo Khampha
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 lần đầu hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của quân đội Mỹ hôm qua đã thực hiện thành công cú hạ cánh đầu tiên trên một tàu sân bay. Giới chức gọi đây là một bước ngoặt đối với chiếc máy bay chiến đấu công nghệ cao mới. F-35C trên tàu sân bay Mỹ. Chương trình F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất...