Nga-Trung sắp rút ngắn khoảng cách công nghệ quốc phòng
Nga và Trung Quốc đang cải tiến vũ khí trọng điểm nhằm đẩy quân đội Mỹ ra ngoài khu vực gần hai nước này như biển Baltic và biển Đông.
Báo The Hill của Quốc hội Mỹ ngày 30-4 (giờ địa phương) đã đưa ra nhận định như trên.
Chuyên gia Mark Gunzinger ở Trung tâm Thẩm định Ngân sách và Chiến lược nhận định từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, quân đội Mỹ thực sự chưa từng đối phó với một kẻ thù có vũ khí dẫn hướng chính xác, do đó có thể xây dựng các căn cứ gần biên giới của kẻ thù vì không có nhiều mối đe dọa máy bay và tên lửa. Nhưng nay thì tình hình đã thay đổi.
Nhà phân tích hải quân Chris Harmer ở Viện Nghiên cứu chiến tranh nhận xét Nga và Trung Quốc đang phát triển một số công nghệ tiên tiến không đối không như công nghệ tàng hình, khí động học, radar không đối không tiên tiến, vũ khí không đối không và không đối đất tiên tiến.
Ngoài ra, Nga và Trung Quốc cũng đang đe dọa tàu ngầm Mỹ. Chris Harmer ghi nhận Trung Quốc đang phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân còn Nga đang gia tăng đáng kể hoạt động tầm xa của hải quân.
Các chuyên gia ghi nhận Nga và Trung Quốc đang cải tiến công nghệ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình với hy vọng tạo ra khái niệm “chống tiếp cận/ chống xâm nhập”, nơi các chiến dịch trên không và trên bộ của Mỹ có thể sẽ bị đe dọa.
Video đang HOT
Nhằm giữ vị trí dẫn đầu về vũ khí, Lầu Năm Góc đang tập trung phát triển các hệ thống vũ khí cao cấp tránh bị phát hiện ngay cả trong khu vực lân cận như máy bay ném bom tàng hình tầm xa B-21. Mỹ cũng đang tìm cách phát triển khả năng của các đồng minh như Anh để mở rộng phạm vi hoạt động.
Hồi đầu tháng 4, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work và Bộ trưởng Mua sắm Quốc phòng Anh Philip Dunne đã đi thăm các căn cứ quân sự Mỹ, nơi hai nước đang hợp tác về triển khai vũ khí tiên tiến như máy bay tiêm kích tàng hình F-35 Joint Strike Fighter, máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon (có khả năng dò tàu ngầm và tàu nổi), tên lửa Trident Classe II D5 (triển khai từ tàu ngầm).
Ông Bob Work cho biết Mỹ và kế hoạch quốc phòng 25 năm với Anh được thông qua vào năm ngoái có thể khiến hai quốc gia phối hợp tác chiến trong các cuộc chiến cao cấp.
Một số chuyên gia lo ngại Mỹ chi tiêu không đủ cho công tác nghiên cứu và phát triển vũ khí trong khi Nga và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, đã chi một khoản lớn cho công tác nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, tin tặc Trung Quốc cũng là vấn đề đáng lo ngại. Chuyên gia Chris Harmer lưu ý: “Thời nay tin tặc chỉ mất 10 giây để lấy đi 10 năm nghiên cứu”. Ông nhận xét thêm: “Người Trung Quốc có thể tạo ra số lượng lớn trong một không gian tương đối nhỏ và thời gian ngắn, do đó họ cũng có thể áp đảo lợi thế công nghệ của chúng ta”.
BẢO YẾN
Theo_PLO
NATO sắp triển khai 4.000 quân tới gần biên giới Nga
NATO sắp triển khai thêm bốn tiểu đoàn gồm 4.000 quân tới Ba Lan và ba nước vùng Baltic khác.
Wall Street Journal dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work xác nhận số lượng binh sĩ trên đã được triển khai tới biên giới giáp Nga. Trong đó, Mỹ nhiều khả năng cung cấp hai tiểu đoàn, còn Đức và Anh, mỗi nước cung cấp một tiểu đoàn, theo Sputnik.
Ông Work cho biết NATO phải triển khai do những cuộc tập trận quân sự đột xuất của Nga gần các nước vùng Baltic.
"Người Nga đang thực hiện rất nhiều cuộc tập trận đột xuất ngay gần biên giới của chúng ta, với rất nhiều quân", ông Work nói. "Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi có thể cho rằng đây là hành vi đặc biệt khiêu khích".
Trước khi triển khai số lượng quân này, giới chức NATO thảo luận về khả năng sẽ tổ chức thành các tiểu đoàn với các binh sĩ phối hợp đa quốc gia từ các nước thành viên NATO theo như hệ thống chỉ huy và kiểm soát chung NATO.
Hàng loạt tàu đổ bộ của NATO được triển khai ở ngoài khơi bờ biển của Ba Lan hồi năm 2015. Ảnh: AP
Moscow lấy làm tức giận với sự gia tăng quân sự của NATO tại biên giới Nga. Bộ Quốc phòng Nga cũng đã tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất kỳ hoạt động quân sự của NATO gần biên giới Nga.
"Cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đang nhích gần và gần hơn tới biên giới Nga. Song, khi Nga có những hành động để bảo vệ an ninh của đất nước, chúng tôi bị nói rằng Nga đang tiếng hành các hành động nguy hiểm gần biên giới NATO"- Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, nói.
Trong thời gian quan, Ba Lan và các nước vùng Baltic như Lithuania, Latvia và Estonia thường xuyên hối thúc NATO yêu cầu triển khai quân tới lãnh thổ của các nước này.
Theo thỏa thuận Sáng lập quan hệ Nga-NATO năm 1997, việc NATO hiện diện quân sự thường trực với số lượng lớn tại biên giới Nga bị cấm. Tuy nhiên, một số chuyên gia ở Brussels cho rằng kể từ khi quân lính của NATO đóng gần biên giới Nga theo kiểu luân phiên, thì việc tích tụ quân sự này không thể được xem là sự hiện diện vĩnh viễn.
Hồi tháng 2, các Bộ trưởng quốc phòng NATO đã thông qua quy tắc về triển khai quân lính ở Đông Âu nhằm phát hiện ra những gì mà họ cho là "hành động gây hấn của Nga". Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định cuối cùng về mất đề này. Đề xuất này hiện đang được trình lên trụ sở liên minh ở Brussels để xem xét, theo Sputnik.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Ấn Độ nói mua được S-400, Nga phủ nhận Ngay sau khi Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ Rao Inderjit Singh cho biết, Moscow - New Delhi đã kí hợp đồng mua bán S-400, giám đốc tập đoàn Rostec (Nga), ông Sergey Chemezov đã phủ nhận việc này. Theo hãng tin Sputniknews, ông Inderjit đã chính thức xác nhận việc Ấn Độ kí thỏa thuận mua bán S-400 với...