Nga-Trung hợp tác xây dựng Con đường Tơ lụa
Ngày 15/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.
Theo TTXVN, tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hy vọng quan hệ Trung-Nga sẽ phát triển hơn nữa trong năm 2016 nhằm đem lại thêm lợi ích cho nhân dân hai nước.
Đánh giá cao những thành tựu trong hợp tác song phương trong năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí kiên trì thực hiện những chính sách nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện, cho dù tình hình khu vực và toàn cầu thay đổi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
Theo Chủ tịch Trung Quốc, Bắc Kinh và Moscow cũng cam kết nỗ lực thúc đẩy sự phát triển chung giữa hai nước, đồng thời bảo vệ luật pháp quốc tế, cũng như hòa bình và ổn định trên thế giới.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình cũng cho rằng cả hai nước đang trong thời kỳ quan trọng của việc chuyển đổi mô hình và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đồng thời kêu gọi hai bên hợp tác trong việc xây dựng “ Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” của Trung Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) do Nga đứng đầu.
Về phần mình, Thủ tướng Medvedev cho biết, phía Nga hài lòng với việc mối quan hệ Nga-Trung phát triển ở tầm cao, cũng như sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác văn hóa, kinh tế song phương.
Theo Thủ tướng Nga, Moscow đang nỗ lực trong việc kết nối chiến lược giữa EEU và sáng kiến “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” đồng thời cam kết sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng, tài chính, đầu tư, mạng thông tin và các lĩnh vực khác.
Dự án “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” gồm các hệ thống vận chuyển khí đốt và những dự án xây dựng tại nhiều quốc gia, trong đó có cả các hệ thống đường sắt, đường cao tốc và khu công nghiệp mới.
Dự án trên được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2013 với mục đích thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Á.
Trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã tiến hành các nỗ lực kết nối khu vực với một số quốc gia khu vực Trung Á. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thương mại giữa Trung Quốc và năm nước Trung Á, bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đã tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2010, đạt mức 50 tỷ USD vào năm 2013. Trung Quốc đang muốn xây dựng thêm đường cao tốc và đường ống dẫn để tiếp nhận thêm các nguồn tài nguyên cần thiết cho phát triển.
Cùng với lợi ích kinh tế của Trung Quốc trên thế giới không ngừng được mở rộng, lực lượng vũ trang của nước này cũng muốn phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực. Trung Quốc hiện không có căn cứ quân sự ở nước ngoài và luôn khẳng định sẽ không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Nhưng căn cứ theo dự luật chống khủng bố gần đây, Bắc Kinh sẽ gửi binh sĩ của mình ra nước ngoài nếu được nước chủ nhà chấp thuận.
Chính vì vậy, quân đội Trung Quốc muốn được chia phần chính trị và tài chính trong kế hoạch Con đường tơ lụa mới. Một quan chức Mỹ giấu tên cho hay, ông từng được một tướng lĩnh cao cấp Trung Quốc tiết lộ chiến lược Một vành đai, một con đường sẽ bao gồm yếu tố an ninh.
Các công trình cảng tại Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi về mục đích cuối cùng của Trung Quốc có phải là nhằm xây dựng những căn cứ hậu cần hải quân đa dụng, để kiểm soát các tuyến đường biển trong chiến lược được mệnh danh là “Chuỗi ngọc trai”.
Vì vậy, việc sáng kiến này khó có thể giành được sự tin tưởng tự nhiên từ các quốc gia láng giềng vốn đầy nghi ngại và niềm tin này thường xuyên bị xói mòn bởi sự phô trương sức mạnh liên tục của Trung Quốc, như tư thế tuyên bố chủ quyền hung hăng của nước này tại Biển Đông.
Đối với Nga, không phải là không có lo ngại khi tham gia “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” do Trung Quốc đề xuất. Ví dụ, giới chuyên gia quân sự Nga cho rằng, với tuyến đường sắt, quân đội Trung Quốc có thể đến các nước Trung Á chỉ trong chưa đầy ba giờ đồng hồ. Vì thế, nhằm cô lập và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, cũng là nâng cao vị thế của Nga tại khu vực này, tháng 5/2013, Nga đề xuất xây dựng “Tuyến đường sắt nối Nga với Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan”.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo Danviet
Dành 1 phút để tìm hiểu về sáng kiến Một Vành đại Một con đường
Sáng kiến Một Vành đai - Một Con đường là mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng, gồm Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21. Sáng kiến này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất lần đầu vào năm 2013. Yếu tố cơ bản của sáng kiến là chia sẻ lợi ích chung và bình đẳng.
Do kết nối được vòng tròn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ở phía đông và vòng tròn kinh tế châu Âu ở phía tây nên đây hiện là hành lang kinh tế dài nhất, có tiềm năng lớn nhất trên thế giới. Hành lang kinh tế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 4,4 triệu người dân, chiếm khoảng 63% dân số thế giới và 21 nghìn tỷ USD giá trị các giao dịch kinh tế, chiếm 29% khối lượng giao dịch toàn cầu.
Tuy vậy, bản chất của sáng kiến này lại là một dự án tổng thể, để mở với tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế và khu vực.
Sáng kiến Một Vành đai - Một Con đường nhấn mạnh đến 5 lĩnh vực hợp tác: tuyên truyền chính sách, kết nối giao thông, thương mại không bị cản trở, lưu thông tiền tệ và nhận thức văn hóa.
Theo CCTV-America
Bộ ba Mỹ - Trung - Nga sẽ định hình lại trật tự thế giới? Nhưng tranh châp ơ biên Hoa Đông va Biên Đông giưa My, Nhât Ban va cac nươc đông minh châu A là dịp khiên Băc Kinh phai cung cô quan hê vơi Nga. Tuần san Nikkei Asian Review của Nhật Bản ngày 11/8 cho hay, theo hai học giả Mỹ, Mathew J. Burrows và Robert A. Manning, việc Nga và Trung Quốc thắt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Hamas trước nguy cơ diệt vong

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

HLV Alonso ra phán quyết về Modric
Sao thể thao
19:56:08 20/05/2025
Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Tin nổi bật
19:42:58 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Vợ Quang Hải phẫu thuật thẩm mỹ bị nhầm Hòa Minzy, vợ Văn Hậu khoe đẹp tự nhiên
Netizen
19:23:02 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025