Nga Trung bắt tay thông qua hợp đồng dầu khí lịch sử
Theo tờ RT của Nga, hôm 12/5, Thứ trưởng Bộ năng lượng Nga Anatoly Yanovsky cho biết, Nga sẽ kí hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc khi Tổng thống Nga Putin tới Trung Quốc vào tuần tới.
Ông Anatoly Yanovsky nói: “Bản hợp đồng đã hoàn thành được 98%. Những công việc cuối cùng sẽ được hoàn thiện trước chuyến thăm của tổng thống Putin” tới Trung Quốc.
Mỗi năm, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỉ m3 khí đốt, trong vòng 30 năm.
Với thỏa thuận lịch sử này, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỉ m3 khí đốt mỗi năm trong vòng 30 năm, bắt đầu từ năm 2018.
Video đang HOT
Theo ông Yanovsky, những dự án năng lượng như cung cấp khí đốt và dầu mỏ vẫn còn khá mới trong mối quan hệ Nga – Trung, do đó cần phải nghiên cứu rất kĩ lưỡng. Hợp đồng được thực hiện giữa Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và Tổng công ty Xăng dầu Trung Quốc (CNPC).
Hồi đầu năm 2013, Tổng giám đốc Gazprom, Aleksey Miller, cho biết, theo tính toán, trong tương lai khối lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc còn có thể tăng lên 60 tỉ m3/năm.
Hiện giá bán khí đốt trong thỏa thuận trên vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, hôm 10/4, một tờ báo kinh doanh của Nga là Vedomosti cho biết hai bên đang thỏa thuận giá trong khoảng từ 360 đến 400 USD/1000 m3.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga bên cạnh EU. Cả hai nước đều đặt mục tiêu đưa giá thương mại song phương lên tới 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD vào năm 2020. Năng lượng là lĩnh vực được Trung Quốc quan tâm nhất trong mối quan hệ thương mại với Nga vì nước này đang có ý định đóng cửa các nhà máy sản xuất điện bằng than và tăng lượng tiêu thụ khí đốt lên 11% trong năm nay.
Theo Infonet
Nhật Bản bắt tay với NATO "dằn mặt" Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký thỏa thuận hợp tác mới với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 6-5 do lo ngại việc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và gia tăng căng thẳng tromg khu vực.
Trong chuyến thăm trụ sở NATO tại thủ đô Brussels- Bỉ, ông Abe cùng Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã ký hiệp định mới nhằm tăng cường hợp tác giữa 2 bên về các vấn đề chống cướp biển, cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại hội nghị với sự tham gia của 28 đại sứ từ các nước thành viên NATO, thủ tướng Nhật Bản đã nêu lên sự bế tắc giữa Tokyo và Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư bên cạnh tình hình bất ổn của Ukraine.
Ông Abe nói: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào thông qua đe dọa, cưỡng ép hoặc dùng vũ lực. Điều này không chỉ áp dụng ở châu Âu hay Ukraine mà còn đối với khu vực Đông Á và trên toàn thế giới".
Tại cuộc họp, thủ tướng Nhật Bản cũng kêu gọi Nga và các đảng chính trị ở Ukraine nên nhận ra tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp tại Kiev vào ngày 25-5. "Đồng thời để giải quyết tình trạng bất ổn ở Ukraine, chúng ta cần phải đối thoại với Nga" - ông Abe nói thêm.
Trong khi đó, NATO khẳng định sẽ không tham gia quân sự tại Ukraine nhưng sẽ tăng cường an ninh ở các nước thành viên NATO ở Đông Âu. Ông Rasmussen cho hay NATO sẵn sàng triển khai thêm máy bay, tàu chiến và quân đội đến Đông Âu và không do dự thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo quốc phòng, bảo vệ các đồng minh một cách hiệu quả. Tổng thư ký NATO nói rằng tổ chức này hoan nghênh các bước đi của Nhật Bản để trở thành một quốc gia đóng góp tích cực cho nền hòa bình thế giới.
Theo Người lao động
Mỹ dính đòn 'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom Thượng viện Mỹ có thể áp đặt các biện pháp mạnh hơn để trừng phạt Nga, ví dụ nhắm vào Tập đoàn Gazprom. Nhưng theo các chuyên gia, Mỹ sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho Gazprom mà thậm chí còn chuốc họa vào thân. Châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga. Một thực tế mà...