Nga trục xuất 10 nhân viên ngoại giao Mỹ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 16/4 tuyên bố Moskva sẽ yêu cầu 10 nhân viên ngoại giao Mỹ rời khỏi nước này để trả đũa cho quyết định tương tự của Washington liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và những hành động “thâm độc” khác.
Phát biểu tại buổi họp báo với người đồng cấp Serbia Nikola Selakovic đang có chuyến công du Nga trong 2 ngày, Ngoại trưởng Lavrov cho hay Moskva cũng đang cân nhắc áp dụng những biện pháp “gây đau đớn” có thể nhằm vào doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Nga. Bên cạnh đó, Moskva cũng sẽ chấm dứt hoạt động của các quỹ và tổ chức phi chính phủ (NGO) của Mỹ, vốn can thiệp vào các công việc nội bộ của Nga.
Cũng theo Ngoại trưởng Lavrov, ông Yury Ushakov – cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin đã kiến nghị rằng Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan nên trở về Washington để thực hiện “những cuộc tham vấn nghiêm túc”.
Trước đó, bât châp viêc Tông thông My Joe Biden đã đề xuất về một cuộc gặp song phương với ngươi đông câp Nga Vladimir Putin, Mỹ ngay 15/4 đa công bô các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga và trục xuất 10 nhân viên ngoại giao của nước này. Lý do được đưa ra là đáp trả những hành động mà Washington cao buôc la sự can thiệp của Điện Kremlin vào bầu cử Mỹ va tấn công mạng quy mô lớn.
Ngoai ra, Bô Tai chinh My cũng thông bao trừng phạt 8 cá nhân và thực thể liên quan tơi viêc Nga sáp nhập trở lại Ban đao Crimea. Ngay lập tức, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bô Nga coi bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ cũng là bất hợp pháp và sẽ đáp trả phù hợp.
Video đang HOT
Nguyên thủ nước đồng minh "không ưa" ông Trump nhất nói gì về ông Biden?
Niềm tin của người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh - nguyên thủ cường quốc hàng đầu châu Âu - với nước Mỹ đã bị lung lay mạnh mẽ kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống năm 2016, theo CNN.
Thủ tướng Đức Merkel tỏ ra căng thẳng với ông Trump trong hội nghị G7 năm 2018 (ảnh: CNN)
Nhiều chuyên gia từng nhận xét rằng, nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 chứ không phải ông Trump, bà Angela Merkel đã không chọn tranh cử nhiệm kỳ Thủ tướng Đức lần thứ 4 mà về quê dưỡng già.
Tư tưởng bảo vệ đa phương hóa của bà Merkel được cho là khác biệt hoàn toàn với ông Trump - người luôn nhấn mạnh "nước Mỹ trên hết".
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump đã chỉ trích Đức không chịu đóng góp nhiều tiền hơn cho NATO, duy trì mối quan hệ "gần gũi" với Nga, Trung Quốc. Đặc biệt quyết định rút hàng nghìn binh sĩ Mỹ khỏi Đức của ông Trump được nhận xét là để "dằn mặt" bà Merkel.
Thủ tướng Đức cũng từ chối lời mời tới Mỹ tham gia hội nghị G7 do ông Trump kêu gọi với lý do "sợ dịch Covid-19".
Bà Merkel là lãnh đạo châu Âu "không ưa" ông Trump nhất. Ngược lại, Tổng thống Mỹ cũng không thích sự cứng cỏi của bà Merkel khi Thủ tướng Đức đứng ra bảo vệ các giá trị truyền thống của quan hệ Mỹ - châu Âu, theo CNN.
Năm nay, bà Merkel có thể cảm thấy "nhẹ nhõm" hơn khi biết tin ông Biden đắc cử.
"Ông Biden có hàng thập kỷ kinh nghiệm về chính sách đối nội và đối ngoại. Ông ấy hiểu rõ nước Đức, hiểu rõ châu Âu", bà Merkel dành những "lời có cánh" cho ông Biden trên sóng truyền hình quốc gia.
Bà Merkel dành nhiều niềm tin cho ông Biden (ảnh: CNN)
Bà Merkel cho rằng, Mỹ sẽ trở lại là nhà lãnh đạo toàn cầu thực thụ để giải quyết "những thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta" như dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, khủng bố, khủng hoảng kinh tế.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh, dưới thời ông Biden, Mỹ sẽ một lần nữa "sát cánh" cùng châu Âu.
"Người Đức và châu Âu hiểu rằng, chúng tôi phải gánh vác nhiều hơn cho quan hệ đối tác với Mỹ. Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của Đức. Tôi thực sự mong đợi nhiều hơn các nỗ lực để bảo đảm an ninh Mỹ - Đức và bảo vệ giá trị chung", bà Merkel nói, dường như đề cập đến việc Đức sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho NATO sau khi ông Biden đắc cử.
Bà Merkel cho biết mình không còn kế hoạch tái tranh cử Thủ tướng Đức nữa.
Bà Merkel được cho là nữ Thủ tướng thành công nhất thế giới khi giúp nước Đức phát triển kinh tế ổn định, giữ vững vị thế, đặc biệt là thể hiện khả năng lãnh đạo trong dịch Covid-19.
Đức là một trong những quốc gia châu Âu hiếm hoi được nhận xét là đối phó với dịch Covid-19 thành công.
Nga khoe dàn vũ khí trên oanh tạc cơ chiến lược Nga trưng bày bộ ba oanh tạc cơ chiến lược cùng các loại tên lửa hành trình và bom hạng nặng trang bị cho chúng tại căn cứ Engels. Bộ Quốc phòng Nga tuần trước công bố hình ảnh sự kiện tổng kết hoạt động tại căn cứ không quân Engels, nơi đóng quân của các oanh tạc cơ chiến lược mạnh nhất...