Nga triển khai loạt tên lửa “độc cô cầu bại”
Khoảng 700 thiết bị quân sự, trong đó có các bệ phóng tên lửa sẽ được triển khai tới các khu vực Tver, Ivanovo, Kirov, Irkutsk cũng như Lãnh thổ Altai và cộng hòa Mari El.
Thông tin trên vừa được người phát ngôn của Lực lượng Tên lửa Chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Nga – Thiếu tá Igor Yegorov đưa ra.
Các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động Topol, Topol-M và Yars đã được đưa vào vị trí trực chiến tại 6 khu vực trên của Nga.
“Các bệ phóng di động Topol, Topol-M, và Yars sẽ được đặt vào vị trí tác chiến tại 6 khu vực của đất nước với thời gian lâu hơn. Khoảng 700 đơn vị vũ khí, trong đó có các bệ phóng
Theo ông, thời điểm tuần tra chiến đấu mùa đông đã được kéo dài đến gần một tháng trong năm nay. Ông nói thêm: “Điều này có nghĩa mỗi trung đoàn tên lửa sẽ dành ra khoảng 60 ngày mỗi năm trên các tuyến đường tuần tra chiến đấu”.
Topol do Nga sản xuất là một hệ thống tên lửa liên lục địa chiến lược di động nhiên liệu rắn đánh trên bộ, trong đó có ICBM Topol-M thuộc thế hệ thứ năm.
SS-27 Topol-M (hay còn gọi là RS-12M Topol) là tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu đạn đơn. Đây là một trong những tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga.
Video đang HOT
Tổ hợp tên lửa này có kích thước và hình dạng gần như tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa ICBM Minuteman của Mỹ.
Tổ hợp tên lửa này do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow thiết kế và chế tạo. Nó là phiên bản cải tiến của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó.
Tên lửa Topol-M có chiều dài 22,7m, đường kính 1,95m, trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, hiện đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT.
Loại tên lửa này được trang bị động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn cho phép nó bay cực nhanh lên không trung và vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác đặt ngay cạnh bệ phóng.
Ngoài ra, Topol-M còn được gia cố các trang thiết bị có khả năng chống được các loại vũ khí bằng laze và còn được trang bị một phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi quả tên lửa quay trở lại khí quyển trái đất.
Topol-M gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu được triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (SMF). Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006.
So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, Topol-M có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Tên lửa Topol-M sẽ đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong thế kỷ 21.
Sự ra đời của tổ hợp tên lửa này của Nga đã khiến giới quân sự Mỹ và đồng minh khiếp sợ, bởi vậy tên lửa này được mệnh danh là “Nỗi kinh hoàng của nước Mỹ”.
Trong khi đó, RS-24 Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M.
RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29) được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế ra tên lửa Topol-M. Tên lửa thế hệ thứ 5 RS-24 là một phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Topol-M.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn mục tiêu độc lập, được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa ở tầm phóng lên tới 12.000 km.
Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Tên lửa RS-24 Yars có chiều dài 23 mét, đường kính 2 mét, tầm bắn tối đa là 11.000 km. Phần đầu đạn tên lửa gồm bốn khối chiến đấu độc lập. Công suất đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton.
RS-24 Yars là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có tốc độ hành trình Mach 13 . Tên lửa RS-24 Yars góp phần đáng kể để lực lượng tên lửa chiến lược Nga bảo đảm chắc chắn an ninh quốc gia trong mọi diễn biến của tình hình quốc tế.
Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng “chọc thủng mọi lá chắn tên lửa” trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007.
Đây được đánh giá là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga thử thành công đầu đạn siêu thanh cho tên lửa liên lục địa
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhằm thử nghiệm đầu đạn siêu thanh mới phát triển.
Theo hãng tin Interfax, vụ thử nghiệm này được vào hôm 19-4, sử dụng tên lửa đạn đạo chiến lược UR-100N, ở vùng Orenburg.
Tất cả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hiện đại đều có thể tính toán được đường bay và bị đánh chặn. Tuy nhiên, các đầu đạn siêu thanh có tốc độ rất nhanh và thiết kế để chuyển hướng linh hoạt nên sẽ gây khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không.
Đầu đạn mới có thể được phát triển cho tên lửa Sarmat
Đầu đạn mới được Nga thử nghiệm có thể được phát triển cho tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat mới, chuẩn bị đưa vào thử nghiệm trong năm nay. RS-28 Sarmat được thiết kế để thay thế tên lửa liên lục địa hạng nặng phóng từ hầm cố định R-36M Satan. Tên lửa Sarmat đã được phát triển từ năm 2009 và có kế hoạch vào biên chế quân đội trong năm 2018.
Tên lửa này có tổng trọng lượng lên đến 100 tấn, trong đó đầu đạn nặng 10 tấn bao gồm 10 đến 15 các đầu đạn dẫn hướng độc lập. Đây là vũ khí được Nga sản xuất để làm đối trọng với chương trình "tấn công toàn cầu chớp nhoáng" của Mỹ.
Nga từng định thử nghiệm Sarmat vào đầu năm 2016 nhưng điều này bị trì hoãn do hầm phóng cố định ở khu thử nghiệm Plesetsk chưa được chuẩn bị kĩ lưỡng. Moscow đã lùi cuộc thử nghiệm này đến quý 2-2016.
Theo_An ninh thủ đô
Lộ "bảo bối" Armenia chưa dùng trong cuộc chiến với Azerbaijan Dù có đôi chút thua kém với Azerbaijan nhưng hiện nay quân đội Armenia đang sở hữu nhiều vũ khí chiến lược có thể khiến đối thủ khiếp sợ. Vũ khí chiến lược đầu tiên của Armenia chính là tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud-B định danh của NATO dành cho đạn tên lửa R-17 do Liên Xô sản xuất. Dù NATO...