Nga triển khai hệ thống tên lửa ‘độc nhất vô nhị’
Một sư đoàn tên lửa chỉ đường của Lực lượng Bộ binh Nga đồn trú tại vùng cực Tây Kaliningrad sẽ được tái trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M tới năm 2018. Thông tin trên vừa được Thiếu Tướng Mikhail Matveyevsky Chỉ huy Lực lượng Tên lửa và Đại bác của Nga tiết lộ.
Khi được Đài phát thanh News Service của Nga hỏi liệu sư đoàn ở Kaliningrad có được tái trang bị tổ hợp tên lửa Iskander-M không, ông Matveyevsky đã trả lời là “Không còn gì nghi ngờ về điều đó”. “Các sư đoàn tên lửa chỉ đường của Lực lượng Bộ binh sẽ được tái vũ trang với tổ hợp này”, vị Thiếu tướng Nga khẳng định.
Hệ thống tên lửa Iskander
Cũng liên quan tới hệ thống tên lửa Iskander-M, cách đây 3 ngày, hôm 27/10, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga – Rosoboronexport cho biết, trong tương lai họ có kế hoạch bán những hệ thống tên lửa vô đối Iskander (còn được NATO gọi là SS-26 Stone) ra thị trường nước ngoài. Đây là một tin bất ngờ bởi tên lửa Iskander lâu nay được coi là một trong những báu vật quý giá nhất trong kho vũ khí của Nga.
“Hệ thống tên lửa Iskander sẽ được giới thiệu ra thị trường xuất khẩu trong tương lai”, Tổng Giám đốc tập đoàn Rosoboronexport ông Anatoly Isaikin khẳng định với giới phóng viên. Tuy nhiên, ông không cho biết thời gian cụ thể Nga sẽ chào bán thứ vũ khí tối tân hàng đầu này.
Iskander-M (còn được NATO gọi dưới cái tên SS-26 Stone) là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.
Iskander hiện có 2 phiên bản chính là Iskander-M (phiên bản cho quân đội Nga) và Iskander-E (phiên bản để xuất khẩu), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất Iskander-K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Iskander-M được trang bị 2 tên lửa hành trình một giai đoạn 9M723K1, có tầm bắn tới 400 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Iskander-M có chiều dài 7,3 m, đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tốc độ bay cao của tên lửa cho phép nó đột phá các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Tên lửa Iskander có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km.
Video đang HOT
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin chỉ huy, máy bay chiến đấu đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm và trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.
Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa “vô đối”, không thể đánh chặn.
Loại tên lửa đạn đạo ưu việt nói trên có thể phóng với tốc độ siêu âm hơn 2km trên giây (Mach 6-7 – tức là 6 hoặc 7 lần so với tốc độ âm thanh). Iskander có khả năng bắn trúng và phá hủy chính xác các mục tiêu có đầu đạn lên tới gần 700kg. Với những tính năng trên, tên lửa Iskander của Nga được ví là ác mộng đối với bất kỳ hệ thống lá chắn tên lửa nào.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Mỹ đang lo sợ các nước được coi là “kẻ thù bất trị” của họ sẽ có trong tay loại tên lửa tàng hình “vô đối” này.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga tập trận rầm rộ với lô tên lửa "độc nhất vô nhị"
Lực lượng phòng không Nga vừa tiến hành một cuộc tập trận sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 và hệ thống S-400 Triumf tại nước Cộng hòa Buryatia trong cuộc tranh tài giữa các đơn vị trong lực lượng mang tên "Keys to the Sky -2015" (tạm dịch Chìa khóa lên Bầu trời).
Cuộc tập trận được diễn ra dưới hình thức một cuộc thi đấu giữa các đơn vị thuộc các quân khu và lực lượng khác nhau. Tại đó, các binh lính sẽ tranh tại khả năng bắn hạ chiến đấu cơ của đội đối thủ của mình và thực hiện các cuộc không kích giáp lá cà.
Chung cuộc, Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga đã giành vị trí quán quân, đứng vị trí thứ 2 là Quân khu miền Đông và vị trí thứ 3 là Quân khu miền Nam.
"Trong cuộc thi đấu, các lực lượng binh lính sẽ tiến hành các chiến dịch giả định chống lại máy bay của đối thủ, trong đó có chiến đấu cơ Su-30SM, máy bay tấn công Su-25 của Quân khu miền Đông. Ngoài ra, họ còn tiến hành phóng tên lửa thật nhằm vào các mục tiêu giả định", Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Pantsir-S1 là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994, và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hóa đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại triển lãm MAKS-2007.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất đối không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.
Hệ thống Pantsir-S1 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp tương tự cùng loại nào. Tên lửa phóng ra từ tổ hợp tên lửa loại này có thể đánh chặn tối đa 10 mục tiêu cùng một lúc trong thời gian 1 phút. Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 bao gồm trạm radar phát hiện mục tiêu và 2 trạm radar theo dõi, hai ống phóng nòng kép 2A38M cỡ 30 mm và 12 tên lửa siêu âm 57E6-E đất đối không.
Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Thậm chí, theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 là hệ thống phòng không được nhiều nước thèm muốn. Hiện đã hệ thống này đã được bàn giao cho 8 quốc gia, trong đó, gần đây nhất là Iraq. Theo Phó Thủ tướng Nga - Dmitry Rogozin, các đơn hàng quốc tế đối với hệ thống tên lửa này đã được đặt kín tới năm 2019.
Hiện Nga đang trong quá trình hoàn thiện phiên bản nâng cấp Pantsir-S2 và dự kiến sẽ đưa nó vào biên chế của quân đội Nga vào cuối năm 2015.
Trong khi đó, S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 Triumf được đánh giá là một trong những loại tên lửa hiện đại nhất thế giới.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không.
S-400 Triumph được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tên lửa phòng không của Nga trước năm 2020.
(tổng hợp)Đan Khanh
Theo_VnMedia
Triều Tiên khánh thành tòa nhà "hạt nhân" hiện đại Ông Kim Jong-un rất vui mừng vì tổ hợp khoa học - công nghệ "hạt nhân" khánh thành gần đây của Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên mới đây xuất hiện trong tòa nhà hiện đại, khang trang nằm ở gần sông Taedong, thủ đô Bình Nhưỡng. Chắc chắn ông Kim Jong-un không muốn từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình....