Nga tố NATO tiếp tục khiêu khích sát biên giới
Việc NATO tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực gần biên giới Nga có thể dẫn đến sự gia tăng chênh lệch cán cân chiến lược, RIA ngày 14.12 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Valery Gerasimov.
Tên lửa phòng không và đánh chặn Patriot của Mỹ tại Ba Lan trong một cuộc tập trận tháng 3.2015 – Ảnh: AFP
“NATO đang tăng cường hoạt động quân sự và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Valery Gerasimov phát biểu trong cuộc họp báo dành cho các tùy viên quân sự đại sứ quán nước ngoài tại Moscow.
Theo ông, tình hình thế giới hiện nay cần được ổn định bằng cách gia tăng hơn nữa an ninh toàn cầu và khu vực, trước hết là phải ngăn chặn triệt để sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan.
“Tuy nhiên, NATO hiện nay theo đuổi đường lối quân sự không thân thiện đối với Nga, tiếp tục nỗ lực mở rộng sự hiện diện quân sự và tăng cường các hoạt động vũ trang dọc theo biên giới của Liên bang Nga”, ông Gerasimov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo thứ trưởng Gerasimov, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và phát triển các phương tiện chiến tranh cơ bản mới, kể cả vũ khí siêu thanh, sẽ dẫn đến hệ lụy làm mất cân bằng cán cân chiến lược hiện tại giữa NATO và Nga.
Ông cũng lưu ý rằng một vấn đề quan trọng không kém là một số nhân tố tham gia giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế lại sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và truyền thông làm công cụ kích ứng ý thức phản kháng của người dân, khiêu khích các tổ chức cực đoan và lôi kéo các công ty quân sự tư nhân.
Việc phổ biến bất hợp pháp các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, nạn buôn bán ma túy, các động thái ủng hộ, khuếch trương chủ nghĩa ly khai, tình trạng di cư không kiểm soát được và chủ nghĩa bài ngoại cho đến nay vẫn còn là những đề tài thời sự nóng hổi, ông Gerasimov lưu ý.
“Toàn bộ những lý do này, cộng với những mâu thuẫn mang tính lịch sử tồn tại giữa các quốc gia, khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang ngày càng gia tăng trong thời gian qua”, ông Gerasimov nói.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Tạp chí Forbes: Nga có ưu thế quân sự so với NATO
Các nhà phân tích phương Tây nhận định, nếu xảy ra xung đột vũ trang giữa Nga và NATO, Nga có một số lợi thế có thể đảm bảo thắng lợi.
Hải quân Nga thao diễn ở Vladivostok ngày 27.7.2014 - Ảnh: Reuters
Do các mối quan hệ quốc tế ngày càng trở nên căng thẳng, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện nhiều suy diễn về việc có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Nga và NATO. Lauren Thompson, bình luận viên của tạp chí Forbes(Mỹ) tin rằng Nga có một số lợi thế có thể đảm bảo thành công trong cuộc đối đầu vũ trang giả định, theo RIA ngày 12.12.
Trước hết, theo Thompson, NATO đã bỏ quên việc chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa của công nghệ cao.
"15 đối phó với quân nổi dậy ở khu vực Nam Á chỉ tạo được cho NATO kinh nghiệm và năng lực đủ để giằng co với một đội quân ô hợp như IS mà thôi, nhưng việc đối đầu với một đối phương được trang bị xe tăng, pháo binh, máy bay, tàu ngầm... thì lại là chuyện khác", Thompson viết.
Ngoài ra, theo quan điểm của nhà bình luận này, Nga còn có lợi thế rất lớn về phương diện địa lý nếu giả sử xảy ra xung đột. Xét về lịch sử, quân đội Nga dày dặn kinh nghiệm chiến đấu trên bộ và với quy mô của lực lượng vũ trang ở khu vực miền tây của đất nước, Nga có thể nhanh chóng tập trung binh lực để ứng chiến với các mối đe dọa từ phía tây, ông Thompson nhấn mạnh.
Ông Thompson cũng cho rằng không quân của NATO sẽ hoạt động không hiệu quả bởi vì Nga có một hệ thống phòng không vô cùng mạnh.
"Ví dụ, hầu hết không phận Ba Lan nằm trong phạm vi tác xạ của phòng không Nga. Hệ thống tên lửa của Nga có thể bắn rơi bất cứ chiếc máy bay nào, dù có được trang bị công nghệ tối tân nhất", ông nói.
Nhà bình luận của Forbes cũng tin rằng vũ khí Nga đã trở nên mạnh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.
"Quân đội Nga đang trở nên chuyên nghiệp hơn, Nga đã cải tiến, nâng cấp một số loại vũ khí thông thường và chế tạo thêm nhiều loại vũ khí tiên tiến. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh lại ít chú ý đầu tư vào công nghệ mới", ông Thompson kết luận.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Tên lửa siêu âm Trung Quốc khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng Theo Đài RFI, nguy cơ xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đang gia tăng cùng với mức độ ngày càng tinh vi của các tên lửa bắn từ tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: chinadailymail.com) Đó là cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo mới của Ủy ban Đánh giá Kinh tế...