Nga tố Ả-Rập Saudi lũng đoạn thị trường dầu mỏ thế giới
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak vừa lên tiếng cáo buộc Ả-Rập Saudi đang lũng đoạn thị trường dầu mỏ thế giới, bằng việc tăng nguồn cung thêm 1,5 triệu thùng/ngày.
“Năm nay, Ả-Rập Saudi đã tăng mức sản xuất thêm 1,5 triệu thùng/ngày, điều làm thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên bất ổn”, Bộ trưởng Novak nói với kênh truyền hình Rossiya 24 vào hôm 28-12.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak
Theo ông Novak, cán cân cung cầu của thị trường dầu mỏ có thể được điều chỉnh vào năm 2016, mặc dù sự trở lại của Iran sẽ ảnh hưởng đến giá dầu.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 12, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) đã quyết định giữ nguyên mức đầu ra 31,5 triệu thùng/ngày, tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, các nước thành viên thường sản xuất nhiều hơn định mức cam kết.
Mặc dù có mức thâm hụt ngân sách gần 100 tỉ USD trong năm 2015, tuy nhiên, Ả-Rập Saudi – nước đi đầu trong OPEC, không chịu giảm nguồn cung vì muốn giữ thị phần và đánh bại dầu đá phiến của Mỹ, quốc gia vốn không có nhiều mỏ dầu, tuy nhiên, công nghệ cao đã khiến nước này sản xuất được dầu với chi phí thấp.
Hiện nay, 12 nước thành viên của OPEC vẫn đang chiếm tới 40% thị phần dầu trên thế giới.
Trong những phiên giao dịch cuối tháng 12, giá dầu thô Brent đã có lúc rơi xuống mức 36,5 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 7-2004, và vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy.
Theo_An ninh thủ đô
Ả Rập Xê Út rục rịch 'thắt lưng buộc bụng' vì giá dầu thấp
Tình hình tài chính của Ả Rập Xê Út đang chịu tác động rõ ràng của đợt sụt giảm giá dầu. Thâm hụt ngân sách của nước này lên đến gần 100 tỉ USD trong năm nay.
Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi - Ảnh: Reuters
Theo CNN, dầu thô chiếm đến 75% doanh thu của Ả Rập Xê Út. Khi giá dầu bay cao, quốc gia Trung Đông hưởng thặng dư ngân sách thường xuyên. Tuy vậy trong thời gian qua, giá cả dầu thô lao dốc, từ 100 USD/thùng dầu vào mùa hè năm ngoái nay chỉ còn 35 USD/thùng. Chính phủ nước này cũng cho hay họ đã phải chi tiêu nhiều hơn dự tính vào các khoản như an sinh xã hội, lương bổng cho người lao động và quân đội.
Vì thế, Ả Rập Xê Út vừa kêu gọi cắt giảm ngân sách 14%, xuống còn 840 tỉ riyal, tương đương 224 tỉ USD, từ mức 975 tỉ riyal, tương đương 260 tỉ USD. Quốc gia giàu dầu mỏ thậm chí còn đang cân nhắc chuyện bỏ trợ giá xăng dầu lớn dành cho công dân. Bộ Tài chính Ả Rập Xê Út xác nhận họ đang xem xét thay đổi trong trợ giá năng lượng, nước và điện.
Ngoài ra, Ả Rập Xê Út cũng tiết lộ các biện pháp khác để thay đổi tình hình tài chính hiện tại, trong đó bao gồm việc thiết lập trần ngân sách, rà soát chi tiêu công cho các dự án và đào tạo 3.500 lao động nhằm nâng cao hoạt động kế toán của chính phủ. Đất nước giàu dầu thô cũng hi vọng sẽ có thể tăng nguồn thu bằng khoản thuế giá trị gia tăng đánh lên các mặt hàng độc hại như thuốc lá và nước giải khát. Khoản thuế này đã được thông qua trước đó.
Ả Rập Xê Út dự báo thâm hụt ngân sách năm 2016 về cơ bản vẫn không thay đổi. Đây không phải là một tin tốt vì các chuyên gia cho rằng Ả Rập Xê Út cần nhanh chóng đưa tình hình tài chính đất nước về lại trật tự. Standard & Poor's hạ xếp hạng tín nhiệm của Ả Rập Xê Út vào tháng 10 và cảnh báo nước này cần cắt giảm chi tiêu hơn nữa nếu không thể kiềm chế tình hình thâm hụt ngân sách hoặc thiếu tiền mặt.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cũng cho biết Ả Rập Xê Út có thể cạn kiệt tiền mặt trong vòng 5 năm tới hoặc ít hơn, nếu giá dầu vẫn ở quanh mức 50 USD/thùng. IMF cho hay nước này cần giá dầu ở mức 106 USD/thùng để cân bằng ngân sách.
Ả Rập Xê Út đã và đang cố gắng giữ tiền mặt bằng cách cắt giảm chi tiêu và thực hiện vài biện pháp tài chính khác. Đơn cử, họ có được 4 tỉ USD từ việc bán trái phiếu hồi đầu năm nay. Ngân hàng trung ương Ả Rập Xê Út cũng có thêm 70 tỉ USD từ các hãng quản lý tài sản như BlackRock. Ngoài ra, quốc gia Trung Đông cũng đang cố gắng thuyết phục nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường chứng khoán.
Dù vậy, nợ công của Ả Rập Xê Út vẫn tăng hơn gấp ba lần trong khoảng thời gian giữa năm ngoái và năm nay. Con số nợ hiện tại là 142 tỉ riyal, tương đương 6% GDP.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
IS bị lộ tài liệu về quản lý chiến lợi phẩm IS đã thiết lập các phòng ban để xử lý "chiến lợi phẩm", bao gồm cả nô lệ, dầu, và cổ vật. Chiến binh IS diễu hành trên đường phố Syria. Ảnh: Reuters Theo Reuters, Mỹ đã thu giữ được một số tài liệu của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khi đặc nhiệm hồi tháng 5 đột kích...