Nga tìm ra biện pháp mới đối phó lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của EU
Nga muốn chuyển hướng xuất khẩu than từ châu Âu sang châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh EU áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới trong lĩnh vực năng lượng.
Báo Vedomosti (Nga) ngày 8/4 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này có thể chuyển hướng xuất khẩu than từ Liên minh châu Âu sang các nước châu Á – Thái Bình Dương thông qua các cảng biển ở khu vực châu Âu của Nga.
Một đoàn tàu chở than ở Yekaterinburg, Nga. Ảnh: NYT
Ông Novak giải thích rằng các công ty Nga có cơ hội xuất khẩu than sang thị trường châu Á – Thái Bình Dương thông qua các cảng như Taman hoặc ở biển Baltic.
Theo các chuyên gia, việc chuyển hướng cung cấp than sang châu Á – Thái Bình Dương là một quyết định phù hợp đối với Nga trong hoàn cảnh hiện nay.
Một nguồn tin trong công ty than của Nga cho biết xuất khẩu năng lượng tới châu Âu của Nga có thể chủ yếu được chuyển hướng sang châu Á. Điều này là có triển vọng vì các nhà cung cấp khác sẽ chiếm vị trí của Nga ở thị trường cận biên châu Âu, gây ra sự khan hiếm ở châu Á.
Video đang HOT
Daniil Karimov, Giám đốc điều hành tại Ngân hàng Otkritie Financial Corporation, lưu ý rằng để tái cấu trúc dịch vụ hậu cần sang châu Á, Moskva cần phải giải quyết rất nhiều rào cản, bắt đầu bằng việc tìm kiếm khách hàng mới. Theo quan điểm của ông Karimov, để thực hiện điều này, các công ty xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ phải giảm chiết khấu đáng kể so với giá hiện hành.
“Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đang tìm kiếm năng lượng giá rẻ. Nga sẽ cạnh tranh để chiếm thị phần tại thị trường này thông qua giảm giá”, ông Karimov nói.
Ngoài ra, các nhà sản xuất than sẽ phải giải quyết vấn đề thanh toán. Trung Quốc đã bắt đầu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ để nhập khẩu năng lượng của Nga; các cơ chế tỷ giá cũng cần được thiết lập với các quốc gia khác.
Đồng quan điểm trên, Mikhail Burmistrov, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Infoline Analytics, nhận định, việc định hướng lại xuất khẩu than của Nga sang các nước châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc dường như là lựa chọn phù hợp nhất.
Trước đó ngày 7/4, EU thông báo thông qua lệnh cấm vận than đá Nga và quyết định này dự kiến có hiệu lực vào tháng 8 tới. Đây là đợt trừng phạt thứ 5 của EU nhằm vào Nga. Ngoài lệnh cấm vận than, EU còn cấm xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 10,9 tỷ USD sang Nga, trong đó có hàng hóa công nghệ cao, đồng thời đóng băng tài sản của một số ngân hàng Nga.
Nước giàu khí đốt hàng đầu thế giới đối mặt với khủng hoảng năng lượng
Giá khí đốt cao ngất ngưởng và biến động thị trường đang gây áp lực đối với Argentina và mặc dù là một trong những quốc gia giàu khí đốt nhất thế giới, nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Theo trang tin chuyên về năng lượng Oilprice.com mới đây, tình trạng thiếu nhiên liệu đang gây ra bất ổn chính trị và bất ổn xã hội ở Argentina, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực khi các nhà vận chuyển ngũ cốc của quốc gia Nam Mỹ này kêu gọi đình công trước giá nhiên liệu cao ngất ngưởng trong mùa thu hoạch đậu nành và ngô.
Nhiều năm thiếu đầu tư đã khiến Argentina phụ thuộc vào nhập khẩu nguồn nhiên liệu đắt đỏ. Ảnh: Bnamericas.com
Một đòn giáng mạnh vào hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Argentina sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng cả trong và ngoài nước, vì quốc gia này là một nhà xuất khẩu lớn trên quy mô toàn cầu.
Trớ trêu thay, Argentina là một trong những quốc gia giàu khí đốt nhất trên thế giới, nhưng mặc dù có trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ, Chính phủ nước này đang phải đối mặt với khả năng hạn chế nguồn cung khi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu gia tăng, một phần từ sự dán đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra và cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
"Mặc dù có trữ lượng khí đá phiến sánh ngang với Appalachia, nơi khiến Mỹ trở thành nhà xuất khẩu lớn, lĩnh vực sản xuất khí đốt trong nước của Argentina đã thiếu đầu tư trong nhiều năm khiến nước này không thể đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa nói đến nhu cầu của thị trường xuất khẩu", một báo cáo của Bloomberg gần đây giải thích.
Argentina từ lâu muốn trở thành cường quốc đá phiến nhờ trữ lượng khổng lồ. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh tồi tệ kéo dài và nền kinh tế trì trệ đã dẫn đến việc kém đầu tư phát triển lĩnh vực này và không đủ năng lực đường ống để vận chuyển khí đốt từ nơi dự trữ Patagonia xa xôi đến các khu vực đô thị và công nghiệp.
Kết quả là Argentina không những không trở thành nhà xuất khẩu lớn của khí đốt từ nhiên hóa lỏng (LNG) mà còn không thể thiết lập sự độc lập về năng lượng, thay vào đó phải dựa vào nhập khẩu LNG (chủ yếu từ Mỹ và Qatar). Điều này khiến Argentina phải cạnh tranh với các nền kinh tế lớn hơn nhiều về các lô hàng LNG trên thị trường quốc tế ngay khi mùa Đông bắt đầu ở Nam bán cầu và nhu cầu về năng lượng tăng cao.
Theo Bloomberg, rất có thể Argentina sẽ không đủ khả năng cung cấp lượng LNG mà nước này cần. Quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền để thanh toán cho hàng nhập khẩu và giá nhiên liệu tăng chóng mặt đang khiến Argentina rơi vào thế khó. Agustin Gerez, người đứng đầu công ty năng lượng nhà nước Ieasa của Argentina, cho biết: "Sẽ là một mùa đông khó khăn phía trước đối với nguồn cung cấp nhiên liệu với cách tiếp cận của Argentina".
Tuần này, Tổng thống mới của Chile, Gabriel Boric đã có chuyến công du chính thức đầu tiên sang Argentina để thảo luận về tình trạng thiếu nhiên liệu với người đồng cấp nước chủ nhà Alberto Fernandez. Bộ trưởng Kinh tế Argentina, Martin Guzman và Bộ trưởng năng lượng Chile, Claudio Huepe Minoletti, đã ký một tuyên bố chung về hợp tác năng lượng song phương trong bối cảnh khủng hoảng.
Tuy nhiên, thỏa thuận không nhằm mục đích tăng thêm khí đốt vào Argentina, mà là tái thiết lập xuất khẩu sang Chile và phác thảo việc khôi phục đường ống Neuquen-Biobio. Mặc dù điều này có thể mang lại một số vốn rất cần thiết cho nền kinh tế Argentina, nhưng nó không thể giúp Argentina lấp đầy khoảng trống LNG của mình.
Nếu lĩnh vực đá phiến của nước này được phát triển, Argentina không chỉ không phụ thuộc vào năng lượng mà còn có thể xuất khẩu LNG. Để đạt được điều này đòi hỏi một biện pháp hỗ trợ chính sách và nguồn vốn đầu tư không nhỏ, cả hai đều khó có được trong lịch sử chính trị Argentina.
Với nền kinh tế eo hẹp và cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu tiếp tục gây ra biến động thị trường, Argentina có rất ít lựa chọn tốt. Sẽ là một mùa Đông dài và lạnh giá ở Buenos Aires trong thời gian tới.
EU đã chi 38 tỉ USD để nhập khẩu năng lượng từ Nga trong 6 tuần qua 6 tuần sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga. EU vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ Nga. Ảnh: Reuters Tuy nhiên, EU vẫn chưa thể đạt được đồng thuận về biện pháp...