Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi
Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ hai diễn ra tại thành phố St. Petersburg (Nga) từ ngày 27 – 28/7/2023. (Nguồn: AP)
Đây là nhận định của ông Kester Kenn Klomegah trong bài viết có tựa đề “An Insight into Russia’s Nuclear Partnership with Africa” (tạm dịch: Góc nhìn về quan hệ đối tác hạt nhân Nga và châu Phi) đăng tải trên tờ Modern Diplomacy ngày 25/11.
Tại các Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi vào tháng 10/2019 và tháng 7/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác năng lượng hạt nhân trong cam kết địa chính trị giữa hai bên. Tại Hội nghị St. Petersburg, hai bên đã công bố các thỏa thuận quan trọng về tăng cường năng lực hạt nhân, mở đường cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp tại châu Phi.
Kể từ khi nhậm chức năm 2001, Tổng thống Putin nhiều lần khẳng định Nga sẵn sàng hỗ trợ châu Phi xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân hoàn thiện theo mô hình “chìa khóa trao tay”.
Tuy nhiên, dù đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự trong hơn một thập kỷ qua, kết quả hợp tác song phương vẫn hạn chế, chủ yếu dừng lại ở công tác tuyên truyền và kế hoạch trên giấy.
Video đang HOT
Một số quốc gia đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy hạt nhân với Moscow gồm Algeria, Ghana, Ethiopia, Congo, Nigeria, Rwanda, Nam Phi, Sudan, Tunisia, Uganda, và Zambia. Nga cũng ký biên bản ghi nhớ với Kenya và Morocco. Đồng thời, các ủy ban liên chính phủ đã được thành lập, tập trung vào ngoại giao hạt nhân và hợp tác ứng dụng năng lượng hạt nhân.
Tập đoàn Rosatom của Nga tham gia hỗ trợ Ai Cập xây dựng nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa với tổng công suất 4,8 GW và chi phí 30 tỷ USD. (Nguồn: Power Technology)
Trong đó, Ai Cập là một trong những mô hình thành công trong hợp tác hạt nhân với Nga. Là quốc gia đông dân nhất ở Bắc Phi với hơn 100 triệu người, tập trung chủ yếu tại các trung tâm dân cư đông đúc như Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác dọc theo đồng bằng sông Nile, Ai Cập cần nguồn năng lượng ổn định để vận hành ngành công nghiệp và đáp ứng nhu cầu sử dụng nội địa.
Tháng 5/2022, tập đoàn Rosatom của Nga tham gia hỗ trợ Ai Cập xây dựng nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa với tổng công suất 4,8 GW và chi phí 30 tỷ USD. Nga đã cấp khoản vay 25 tỷ USD, chiếm 85% tổng chi phí, phần còn lại do Cairo tự chi trả thông qua thu hút đầu tư tư nhân.
Dù nhu cầu sử dụng năng lượng lớn, phần lớn các quốc gia châu Phi gặp khó khăn trong cân đối tài chính và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Việc xây dựng các nhà máy hạt nhân đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chi phí đầu tư lớn và thời gian dài triển khai.
Xây dựng một lò phản ứng hạt nhân quy mô lớn cần hàng nghìn công nhân, vật liệu và linh kiện chuyên dụng. Dù hạt nhân dân sự được coi là giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Phi, nhưng tiến trình này không thể thực hiện trong ngắn hạn.
Đưa ra nhận định, Nga đang mở rộng hợp tác công nghệ hạt nhân ở châu Phi nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị và tìm kiếm lợi nhuận, ông Kester Kenn Klomegah nêu ý kiến, Moscow cần nghiêm túc cân nhắc các hướng đi cụ thể để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác Nga – Châu Phi, dựa trên nền tảng hợp tác truyền thống và thành quả từ hai Hội nghị thượng đỉnh gần đây.
Ngoài dự án El-Dabaa tại Ai Cập, Điện Kremlin nên thúc đẩy các dự án tương tự tại những khu vực khác, cùng với sự hỗ trợ và định hướng từ các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi (AU) để dẫn dắt, hỗ trợ các quốc gia thành viên giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng dài hạn và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Nga muốn một quốc gia châu Phi trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lập luận việc mở rộng cơ quan này sẽ đảm bảo "sự đại diện thích hợp cho đa số thế giới".
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tổ chức họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở Thành phố New York tháng 7/2024. Ảnh: Getty Images
Trong một bài phỏng vấn với báo Nga Argumenty i Fakty, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) lẽ ra phải được mở rộng "từ lâu", bao gồm các quốc gia châu Phi làm thành viên thường trực.
"Các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và đại diện của châu Phi lẽ ra phải có mặt trong Hội đồng Bảo an trên cơ sở thường trực từ lâu rồi. Điều này là cần thiết để đảm bảo tính đại diện, sự đại diện cho đa số thế giới", Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ.
Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có năm nước Ủy viên thường trực, thường được gọi là Nhóm P5, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Còn lại là 10 nước thành viên không thường trực (gọi tắt là Nhóm E10) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của Liên hợp quốc và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm.
Thành lập vào năm 1945, Hội đồng Bảo an có thể thực thi các lệnh trừng phạt, cho phép hành động quân sự và chuyển các vụ án lên Tòa án Hình sự Quốc tế, với điều kiện là có sự đồng ý nhất trí của 5 thành viên thường trực.
Từ lâu, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã vận động hành lang để trở thành các thành viên thường trực của hội đồng. Trong một tuyên bố được đưa ra trong Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng trước tại New York, ba quốc gia này đã bày tỏ "sự thất vọng với tình trạng trì trệ" của các cuộc đàm phán mở rộng.
Trong một tuyên bố đầu tháng 10, Brazil nhấn mạnh rằng việc bổ sung đại diện của các nước "Nam toàn cầu" là cần thiết để Hội đồng Bảo an phản ánh đúng lợi ích và tầm quan trọng của các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều thách thức về mặt chính trị và địa chính trị, khi danh sách các thành viên thường trực hiện tại vẫn khó thay đổi.
Brazil từ lâu đã là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Nam Mỹ và Nam Đại Tây Dương, đồng thời có vai trò lãnh đạo trong số các quốc gia Nam toàn cầu. Với tầm quan trọng về mặt chính trị, kinh tế và quân sự của mình, Brazil đang ngày càng khẳng định vai trò trên trường quốc tế.
Trong một tuyên bố năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông ủng hộ việc mở rộng cơ quan này để phục vụ tốt hơn cho lợi ích của Nam Bán cầu, đặc biệt là châu Phi.
"Chúng tôi ủng hộ việc trao cho các quốc gia châu Phi vị trí hợp pháp trong các đơn vị quyết định số phận của thế giới, bao gồm Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và G20, cũng như cải cách các thể chế tài chính và thương mại toàn cầu theo cách đáp ứng được lợi ích của họ", Tổng thống Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở St. Petersburg vào năm 2023.
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi Mỹ thực sự có thể phải chấp nhận đòn bẩy hạn chế của mình đối với châu Phi. Đó rõ ràng là dấu hiệu thời đại rằng Mỹ không còn là cường quốc thống trị và sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới đa cực. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp CH Chad Abderaman Koulamallah trong cuộc...