Nga tiết lộ nguồn gốc thiết bị sản xuất vũ khí hóa học tại Syria
Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ rõ xuất xứ của những thiết bị được sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học tại Syria sau khi tìm thấy chúng tại thị trấn Douma.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: TASS)
“Những gì các bạn được nhìn thấy là thiết bị do những kẻ khủng bố sử dụng. Chúng được tìm thấy ở thị trấn Douma. Hiện một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định xem phiến quân hay kẻ khủng bố nào đã sử dụng thiết bị này. Đây là một cơ sở tạm bợ nhưng cất giấu những thiết bị chuyên nghiệp”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói trong cuộc họp báo ngày 22/6.
Bà Zakharova cũng công bố những hình ảnh cho thấy các thiết bị sản xuất vũ khí hóa học được tìm thấy tại thị trấn Douma, Syria. Đại diện của các cơ quan ngoại giao và truyền thông đã được mời tới cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga phối hợp tổ chức để thông báo về cuộc điều tra liên quan tới việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.
“Tôi muốn lưu ý rằng một phần của các thiết bị này, vốn được đánh giá là chuyên nghiệp dưới góc độ chuyên gia, được chế tạo tại các nước Tây Âu. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin cụ thể về quy trình làm việc cho các đồng nghiệp của chúng tôi nếu họ quan tâm, đồng thời cung cấp những bằng chứng liên quan cho thấy những thiết bị rơi vào tay những kẻ khủng bố và phiến quân có xuất xứ từ Tây Âu”, bà Zakharova nói thêm.
Các thiết bị được sử dụng để chế tạo chất độc hóa học và thuốc nổ được tìm thấy tại Syria (Ảnh: Sputnik)
Video đang HOT
Thiếu tướng Igor Kirillov, người đứng đầu Lực lượng phòng vệ sinh học, hóa học và phóng xạ thuộc Lực lượng vũ trang Nga, cho biết phòng thí nghiệm hóa học của phiến quân tại thị trấn Douma đã chế tạo những loại thuốc nổ có sức công phá lớn và các chất hóa học được dùng để sản xuất khí mù tạt lưu huỳnh và ni tơ. Ông Kirillov nói rằng các thiết bị được sử dụng để sản xuất khí độc đã được tìm thấy tại các phòng thí nghiệm hóa học của phiến quân ở Douma và chúng có nguồn gốc từ các nước thành viên của Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo Thiếu tướng Kirillov, phái đoàn của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học tại Syria (OPCW), vốn phụ trách điều tra các vụ tấn công hóa học tại Syria, đã vi phạm các điều khoản của Công ước về Cấm vũ khí hóa học (CWC).
“Bản chất làm việc từ xa của các cuộc điều tra cũng như việc thu thập, phân tích và sử dụng tài liệu mà không có các chuyến đi thực tế của chuyên gia tới nơi bị nghi xảy ra tấn công hóa học, đã mâu thuẫn trực tiếp với các điều khoản của CWC”, ông Kirillov nhận định.
Thiếu tướng Nga cáo buộc phương Tây đã tìm cách trao quyền cho OPCW để tổ chức này đưa ra những tuyên bố buộc tội một số quốc gia và lãnh đạo của họ.
“Mỹ, Anh, Pháp và các đồng minh của họ một lần nữa tìm cách đánh lạc hướng dư luận và tìm cách đối đầu. Lợi dụng các vụ tấn công hóa học bị dàn dựng, họ cáo buộc Syria vi phạm CWC và nói Nga đồng lõa. Đồng thời, một chiến dịch đã được triển khai để biến OPCW thành một tổ chức bị chính trị hóa, có quyền cáo buộc một số quốc gia và lãnh đạo của họ”, ông Kirillov cho biết.
Theo Thiếu tướng Kirillov, phái đoàn của OPCW được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria đã tiến hành điều tra dựa trên quan điểm của Mỹ và các đồng minh. Do vậy vai trò của phái đoàn này là không minh bạch.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga, Mỹ đối đầu nảy lửa về vấn đề Syria ở Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 10/4 đã không thể thông qua nghị quyết về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria sau khi cả nghị quyết do Nga và Mỹ đề xuất đều bị phủ quyết.
Hội đồng Bảo an hoãn bỏ phiếu để chờ tham vấn sau khi không thể thông qua dự thảo nghị quyết về Syria. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo New York Times, dự thảo nghị quyết do Mỹ ủng hộ nhằm thiết lập một cơ chế điều tra độc lập và phối hợp với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) để xác định thủ phạm gây ra các vụ tấn công hóa học tại Syria mà gần đây nhất là vụ tấn công ở thị trấn Douma khiến hàng chục người thiệt mạng. Dự thảo nghị quyết nhận được 12 phiếu thuận, 2 phiếu chống (Nga và Bolivia), và 1 phiếu trắng (Trung Quốc).
Nga phủ quyết dự thảo này với việc Đại sứ Nga Vassily Nebenzia nói rằng tại sao phải cần một cuộc điều tra khi đã xác định được thủ phạm sau các vụ tấn công hóa học ở Syria. Đây là lần thứ 12 Nga dùng quyền phủ quyết của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để ngăn cản hành động chống lại Syria.
Trong khi đó, dự thảo nghị quyết của Nga cũng bị phủ quyết. Theo đó, dự thảo nghị quyết của Nga đề nghị cử các nhà điều tra thuộc Tổ chức cấm Vũ khí hóa học (OPCW) vào cuộc thu thập bằng chứng về vũ khí hóa học, nhưng không xác định người đứng sau vụ tấn công.
Tuy nhiên, dự thảo cũng bị phủ quyết vì chỉ nhận được 5 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Dự thảo nghị quyết mà phía Nga đưa ra trước đó cũng chỉ nhận được 6 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 2 phiếu trắng.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói rằng, dự thảo nghị quyết của Nga vi phạm nguyên tắc công bằng và là công cụ để Nga lựa chọn nhà điều tra, tác động đến cuộc điều tra. Bà Haley cáo buộc Moscow đang tìm cách "bao che" cho Tổng thống Syria Bashar Assad.
Tranh cãi về dự thảo nghị quyết do Mỹ và Nga đề xuất buộc Hội đồng Bảo an phải hoãn bỏ phiếu để chờ tham vấn giữa các bên.
Cũng liên quan đến vấn đề Syria, trong phiên họp trước đó, đại sứ Nga và Mỹ cũng đó có những tranh luận gay gắt.
Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cáo buộc vụ việc xảy ra tại Douma chỉ là "màn kịch". "Không có vụ tấn công bằng chất hóa học nào cả. Thông qua các kênh liên quan, chúng tôi đã báo với Mỹ rằng các lực lượng vũ trang đang lấy cớ lật đổ Syria, nơi quân đội Nga được triển khai theo yêu cầu của chính phủ hợp pháp của một quốc gia, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng", ông Nebenzia nói.
Về phần mình, Đại sứ Mỹ Haley nói: "Chúng ta đã ở thời điểm thế giới phải chứng kiến công lý được thực thi. Lịch sử sẽ ghi lại khoảnh khắc này khi Hội đồng Bảo an hoặc hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc chứng minh sự thất bại hoàn toàn trong việc bảo vệ người dân Syria. Dù thế nào, Mỹ cũng sẽ đáp trả".
Syria tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý sau vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma, Đông Ghouta khiến hàng chục người thiệt mạng. Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc Nga và Syria phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này, đồng thời cảnh báo có thể đáp trả quân sự. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 tuyên bố sẽ quyết định đáp trả Syria trong vòng 24-48h tới.
Nga bác bỏ cáo buộc và cũng cảnh báo Washington hứng hậu quả nghiêm trọng nếu tấn công quân sự Syria.
Minh Phương
Theo Dantri
Nhóm tiền trạm an ninh của Liên Hợp Quốc bị tấn công khi tới Syria Nhóm tiền trạm an ninh của Liên Hợp Quốc đã bị tấn công bằng súng khi tìm cách tiếp cận hiện trường nơi xảy ra vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học ở Douma, Syria hồi đầu tháng. Xe của Liên Hợp Quốc chở các nhà điều tra của OPCW được nhìn thấy ở Damascus hôm 17/4. (Ảnh: Reuters) Tổng giám...