Nga tiếp nhận thêm sư đoàn tàu hỏa tên lửa
Hệ thống vũ khí tàu hỏa tên lửa dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018 cho đến 2040.
Hôm 5-5, theo nguồn tin của Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết, số lượng sư đoàn tên lửa có đội hình liên kết với hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên tàu hỏa Barguzin của Lực lượng Tên lửa Chiến thuật Nga sẽ tăng lên 13 đoàn vào thời điểm 2019-2020 sắp tới.
Tại thời điểm này, Lực lượng chỉ mới bao gồm 12 sư đoàn tên lửa, sắp xếp thành 3 đội quân tên lửa khác nhau.
Hệ thống tàu hỏa tên lửa Barguzin của Nga
Video đang HOT
Nguồn tin khẳng định: “Giai đoạn 2019-2020, chúng tôi đã lên kế hoạch chuyển giao hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên tàu hỏa Barguzin kèm theo sự xuất hiện của đội hình quân sự mới của hệ thống vũ khí này. Sức mạnh chiến đấu của Lực lượng Tên lửa Chiến thuật sẽ tăng lên 13 sư đoàn tên lửa”. Ông còn cho biết việc vận hành vũ khí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nhẹ RS-26 và tên lửa hạng nặng Sarmat thay thế cho tên lửa thế hệ cũ Topol và Voyevoda, sẽ không làm thay đổi sức chiến đấu của Lực lượng. Tờ Tass hiện vẫn chưa xác nhận thông tin nói trên. Theo báo cáo trước đây, một tiểu đoàn Barguzin dự kiến sẽ bao gồm năm trung đoàn tên lửa, trong số đó mỗi trung đoàn sẽ được trang bị 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 lớp Yars. Các hệ thống mới được dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2018 và sẽ tiếp tục phục vụ trong quân đội cho đến năm 2040. Cựu trưởng của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng tên lửa chiến lược Viktor Yesin đã từng nói rằng việc tạo ra Barguzin chính là lời đáp trả của Nga trước việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Hệ thống tên lửa tiền nhiệm của Barguzin – đã được tháo dỡ trong năm 2005. Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới đã không đưa ra quy định cấm tạo ra các loại vũ khí này.
Tri Thông
Theo_PLO
Lãnh đạo Nga - Đức thảo luận riêng về tình hình Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có cuộc thảo luận về tình hình khủng hoảng Ukraine tại Moscow vào hôm 10-5, một trợ lí tại điện Krenlin cho hay.
Bà Merkel sẽ không dự lễ diễu binh Ngày chiến thắng ở quảng trưởng Đỏ vào hôm 9-5 để tưởng niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Âu. Sự kiện này hiện đang bị tẩy chay bởi các lãnh đạo phương Tây do cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình Ukraine.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức sẽ đến Moscow để dự các sự kiện vào hôm 10-5 và có một buổi nói chuyện với Tổng thống Putin, cố vấn chính sách đối ngoại của điện Kremlin, Yuri Ushakov cho biết.
Thủ tướng Merkel không đến dự lễ diễu binh Ngày chiến thắng nhưng lại gặp riêng ông Putin vào hôm sau đó
Bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã giúp thiết lập một thoả thuận ngừng bắn giữa lực lượng li khai miền đông và quân chính phủ Ukraine vào tháng 2 vừa qua, tuy nhiên, nó đã bi bị vi phạm rất nhiều lần.
Ông Ushakov cho biết vấn đề Ukraine đương nhiên sẽ là vấn đề chính trong buổi thảo luận của 2 nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo của 27 quốc gia trên thế giới sẽ tham dự vào lễ diễu binh, trong đó bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi và lãnh đạo Cuba Raul Castro.
Pháp đã từng cho biết, họ sẽ không gửi bất kì quan chức cấp cao nào đến sự kiện này, tuy nhiên, vào hôm 6-5, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, ông sẽ đến Moscow để đặt vòng hoa tưởng niệm, mặc dù, ông không tham gia vào lễ kỷ niệm chiến thắng.
"Đó là lịch sử. Nước Nga đã mất hàng chục triệu người trong chiến tranh và chúng ta không thể thay đổi lịch sử. Chúng tôi đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp cho khủng hoảng ở Ukraine. Chúng tôi sẽ nói chuyện với các đại diện của Nga về việc này và nó sẽ tốn khoảng một ngày chứ không thể kéo dài sang ngày hôm sau", ông Fabius nói.
Trong tuyên bố của mình, ông Ushakov chỉ đưa ra một vài chi tiết về các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo được lên kế hoạch, tuy nhiên, phía Trung Quốc có thể sẽ cung cấp khoản tiền đầu tư tài chính 6 tỉ USD vào dự án đường sắt giữa Moscow và thành phố Kazan, bên cạnh những vấn đề hợp tác quân sự và năng lượng khác.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ sử dụng "tác nhân nổi loạn" để vây bọc Nga, Trung Quốc và Iran? Hôm 3-5, hãng tin Nga Sputnik News dẫn nhận định của nhà phân tích địa chính trị - ông Mahdi Darius Nazemroaya rằng nếu xem cuộc bạo động ở Ukraine hay ở Trung Đông, trong đó có Yemen, Libya, Iraq và Syria không có "dính líu" gì với nhau là sai lầm. Ông còn cho biết thêm những cuộc chiến tranh này tất...