Nga tiếp nhận 10 tàu hải quân tối tân mới
Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 10 tàu tìm kiếm và cứu nạn tối tân mới trước cuối năm nay để đẩy mạnh khả năng cứu hộ trên biển, một quan chức Hải quân nước này hôm qua (21/8) cho hay.
Việc bàn giao các tàu tìm kiếm và cứu hộ tối tân mới này vô cùng quan trọng đối với Hải quân Nga vì lực lượng này vẫn thiếu phương tiện hữu dụng để giải cứu tàu ngầm cũng như tàu chiến gặp nạn.
Tàu cứu hộ Igor Belousov
“Việc phát triển tàu cứu hộ Igor Belousov và tàu kéo Viktor Konetsky đang được hoàn tất”, người đứng đầu cục tìm kiếm và cứu nạn của Hải quân Nga – Đại tá thứ nhất Damir Shaikhutdinov cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Shaikhutdinov, Hạm đội Baltic sẽ tiếp nhận 4 tàu cứu hộ tối tân, trong khi 3 tàu cứu hộ đa năng khác sẽ gia nhập biên chế của Hạm đội Biển Đen.
Quan chức trên cho biết thêm: “Đội tàu Caspian Flotilla sẽ sớm tiếp nhận một con tàu hộ tống SB-45″.
Kể từ sau thảm họa tàu hạt nhân Kursk năm 2000, Hải quân Nga đã được trang bị một số lượng lớn các thiết bị tìm kiếm và cứu hộ ở dưới biển sâu của nước ngoài.
Hiện tại, tất cả các hạm đội của Nga đều đang vận hành tàu ngầm nhỏ Tiger và Panther Plus do Anh chế tạo trong biên chế.
Theo_VnMedia
Ấn Độ "lâm nguy" vì Nga Trung bắt tay
Sau khi Nga đồng ý bán chiến đấu cơ tối tân Su-35 cho Trung Quốc, Ấn Độ đã ngay lập tức tìm kiếm các thỏa thuận hợp tác với Mỹ và Nhật Bản nhằm ngăn chặn mối đe dọa tới an ninh quốc gia trong tương lai.
Nga quyết định bán 24 - 100 chiến đấu cơ tối tân Su-35 cho Không quân Trung Quốc
Trước đây, Liên Xô cũ từng là đồng minh thân cận với Ấn Độ trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga đã củng cố mối quan hệ với cả 2 quốc gia láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ thông qua các hợp đồng cung cấp hệ thống vũ khí tối tân.
Theo tạp chí Military-Industrial Courier đặt trụ sở tại Mát-xcơ-va, hiện nay, Mát-xcơ-va không còn duy trì mối quan hệ ngoại giao cân bằng với Bắc Kinh và New Delhi sau khi quyết định bán 24 - 100 chiến đấu cơ tối tân Su-35 cho Không quân Trung Quốc.
Điển hình, việc Trung Quốc và Nga tổ chức cuộc tập trận hải quân chung mang tên "Hợp tác trên Biển 2013" tại vịnh Pie đại đế, phía bắc biển Nhật Bản vào tháng Bảy là một thông điệp cứng rắn gửi tới Ấn Độ rằng Nga đã chọn Trung Quốc làm đối tác an ninh mới.
Ngoài ra, từ ngày 27/7 - 15/8, quân đội Trung Quốc và Nga cũng sẽ tiếp tục tiến hành cuộc tập trận chung chống khủng bố mang mật danh "Sứ mệnh hòa bình 2013" tại khu vực Chebarkul gần Chelyabinsk của Nga.
Đây chính là lý do Ấn Độ đang đẩy mạnh công tác xây dựng quan hệ hợp tác với Mỹ thông qua việc giảm số lượng máy bay nhập khẩu từ Nga.
Hôm 23 - 24/6, Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry đã thực hiện chuyến thăm tới Ấn Độ nhằm thảo luận về mối quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia tại khu vực Nam và Trung Á. Hiện nay, Ấn Độ không chỉ là đầu mối giúp Mỹ duy trì sự ổn định tại Afghanistan mà còn là thị trường kinh doanh vũ khí mới của Mỹ.
Theo ông Ruslan Aliyev - chuyên gia phân tích quân sự người Nga thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Mát-xcơ-va, việc Ấn Độ lựa chọn mua chiến đấu cơ của Mỹ mang mục đích chính trị hơn là cân nhắc phương diện kỹ thuật. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Ấn Độ là xây dựng quan hệ hợp tác để trở thành đối tác chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Tạp chí Military-Industrial Courier nhận định Ấn Độ không cảm thấy ngạc nhiên hoặc lo ngại trước quyết định Nga đồng ý bán chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc bởi New Delhi đã hủy hợp đồng mua 126 chiến đấu cơ MiG-25 của Nga hồi năm 2011. Khả năng Ấn Độ đã bắt đầu mua máy bay của một đối tác thứ ba trước cả thời điểm Nga đồng thuận bán chiến đấu cơ cho Trung Quốc.
Theo Infonet
Hải quân Nga tiếp nhận loạt tàu ngầm mới Xưởng đóng tàu Sevmash của Nga hồi tuần trước đã lên tiếng xác nhận kế hoạch mà họ từng tuyên bố trước đó về việc bàn giao 3 tàu ngầm hạt nhân cho Hải quân Nga trước cuối năm nay. "Sevmash xác nhận việc bàn giao một tàu hạt nhân thuộc Đề án 885 Yasen và hai tàu thuộc lớp Borey cho Hải...